Hà Giang là một trong những tỉnh của vùng núi phía Tây Bắc có địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, nhưng vô cùng kỳ vĩ. Đây là một những địa đầu của tổ quốc linh thiêng, nơi ghi dấu mốc lãnh thổ của một dân tộc anh hùng. Nếu ai đã từng đặt chân đến vùng đất này, sẽ không khỏi quên được những cung đường hiểm trở nhưng vô cùng đẹp, những cánh đồng bậc thang óng ánh dưới nắng vàng, những nụ cười toả nắng của các cô thôn nữ.
Thiên nhiên hùng vĩ đẹp đẽ là vậy, nhưng cuộc sống của đồng bào nơi đây còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt mỗi độ đông về, con người và mọi vật gần như đóng băng bởi tuyết phủ kín cả một vùng. Vì thế để thích nghi với cái lạnh thấu da thịt thì bắt buộc đồng bào ở đây phải dự trữ thức ăn từ những ngày trước đó rất nhiều. Và thịt trâu gác bếp là một trong những món được đồng bào ở đây dùng để dự trữ quanh năm. Nếu ai đã từng đặt chân lên Hà Giang và thưởng thức món này chắc chắn sẽ đều phải công nhận, thịt trâu gác bếp Hà Giang là món ăn cực ngon mà người miền xuôi không thể bắt chước theo được.
Nguồn gốc của món thịt trâu gác bếp này là của đồng bào dân tộc Thái được làm từ thịt trâu tươi, gia vị như tỏi, ớt, tiêu… và thứ không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc trưng của Tây bắc đó là mắc khén và hạt dổi. Nhiều người cũng thắc mắc tại sao nguyên liệu chỉ như vậy, mà khi chế biến lại không thể ra được cái hồn của món ăn như ở trên Hà Giang. Bởi trước hết là nguyên liệu thịt trâu, ở cao nguyên đá này thì trâu bò hay các loại gia súc đều được chăn thả theo kiểu du mục hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, không hề có bất kỳ sự can thiệp của con người vì thế thịt trâu ở đây thơm ngon và ngọt thịt hơn so với miền xuôi.
Trâu để làm thịt khô phải là những con trâu khoẻ mạnh, vừa tuổi như thế trâu không quá bị dai. Thịt trâu gác bếp là những phần thịt ở thăn, bắp hay lưng được thái dọc thớ thành các miếng dải sau đó mang tẩm ướt các gia vị nhiều giờ, cuối cùng xiên vào que và hong khô trên gác bếp nhiều tháng trời. Vì thế, mà thịt trâu khô từ từ, bên ngoài khô nhưng bên trong vẫn giữ được độ ngọt quyện vào một chút hương khói bếp nồng từ củi thơm của rừng.
Thịt trâu gác bếp Hà Giang là món ăn đặc sản truyền đời của người Thái, vì thế họ luôn coi trọng cái tinh hoa của dân tộc mình, chăm chút và cẩn thận trong từng khâu chế biến. Và một điều hoàn toàn khác biệt với người miền xuôi đó là đồng bào ở đây họ chế biến bất kể một món ăn nào, không chỉ là thịt trâu gác bếp đều từ những nguyên liệu từ thiên nhiên nên cực kỳ an toàn và đảm bảo sức khoẻ. Vì vậy, ở miền xuôi nếu các bạn mua thịt trâu khô phải bảo quản cấp đông để dùng dần nhé bởi đầy là sản phẩm không có chất bảo quản.
Thịt Trâu Gác Bếp HTX Po Mỷ được chế biến từ những miếng thịt trâu tươi ngon, chọn lọc kỹ càng phần nạc thăn, bắp của trâu thường được thả rông trên các triền núi, sườn đồi nên thịt săn chắc, đậm vị.
Người ta lọc thái dọc thớ thành những miếng dài đem tẩm ướp với nhiều loại gia vị đặc trưng, đặc biệt không thể thiếu hạt tiêu rừng "Mắc khén" được coi là linh hồn gia vị ẩm thực Tây Bắc. Mắc khén tạo cho miếng thịt trâu gác bếp hương vị đậm đà khó quên.
Sau khi thịt ngấm, người ta mắc thịt gác lên dàn bếp. Qua hàng tuần gác bếp, từng dải thịt thấm đều quyện hơi khói tự nhiên rồi khô lại. Gia vị cũng từ từ ngấm đẫm từng thớ thịt bên trong. Miếng thịt dần quắt lại, nâu ánh tự nhiên. Trên bề mặt thịt sót lại ớt khô, hạt tiêu trông thật hấp dẫn. Thịt được xé nhỏ, chấm với chẩm chéo hoặc tương ớt, lai rai nhâm nhi cảm nhận vị ngọt của thịt, mùi khói đặc trưng, vị cay của ớt, nồng của mắc khén.
Chế biến thịt trâu gác bếp Hà Giang
Chế biến trâu gác bếp không khó nhưng lắm công phu. Thịt được lọc từ phần nạc như thăn, bắp, lưng, lọc thái dọc thớ thành thải dài. Miếng thịt tươi được tẩm nhiều loại gia vị nóng như ớt, tiêu, gừng… và không thể thiếu “Linh hồn của gia vị Tây Bắc” hạt mắc khén. Thứ gia vị bé xíu nhưng tạo cho món trâu hương vị rất đặc biệt khó lẫn.
Sau khi thịt ngấm, người Thái mắc dây thịt gác lên dàn bếp. Nguyên liệu đun từ những thứ có sẵn của núi rừng. Qua hàng tuần gác bếp, từng dải thịt thấm đều quyện hơi khói tự nhiên rồi khô lại. Gia vị cũng từ từ ngấm đẫm từng thớ thịt bên trong. Miếng thịt dần quắt lại, nâu ánh tự nhiên. Trên bề mặt thịt sót lại vài miếng ớt khô, hạt tiêu.
Thịt trâu khô đã được làm chín hoàn toàn vì thế sau khi cấp đông các bạn có thể hấp, hoặc quay lò vi sóng sau đó dùng chày đập cho sợi thịt bông lên và thưởng thức. Thịt trâu khô chấm chẩm chéo sẽ cực kỳ hợp vì, cái vị ngọt của thịt quyện với cái cay cay ở đầu lưỡi sẽ cực kỳ thú vị nhé.
Món thịt trâu gác bếp Hà Giang luôn là món quà cho mỗi khách du lịch khi đến vùng đất này, đó là sự kết hợp của núi rừng và bàn tay khéo léo của đồng bào nơi đây. Còn gì sung sướng hơn được lai rai những miếng trâu khô với chút rượu ngô thơm nồng trong những ngày đông. Đây chính là nét văn hoá ẩm thực của đồng bào dân tộc ở đây, một cuộc sống hết đỗi bình dị, mộc mạc nhưng lại hạnh phúc.
Ngày nay, tinh hoa ẩm thực của người Thái đã có mặt tại khắp nơi, mọi người không phải lặn lội đường xa lên Tây Bắc để thưởng thức mà ngay giữa lòng thành phố cũng thấy được một cao nguyên đá thu nhỏ.
Thông tin sản phẩm
- Thành phần: Thịt trâu tươi muối, ớt, mắc khén, gia vị cổ truyền
- Hướng dẫn sử dụng: Nướng và đập dập tơi thành sợi chấm vs tương ớt, hấp cách thủy 5-7 phút
- Bảo quản: Bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ 0-6
- Thịt trâu gác bếp Hà Giang được làm từ những thớ thịt thái dọc dài, từng miếng rồi xiên que treo lên gác bếp.
- Trước khi gác bếp, thịt được tẩm ướp các gia vị như ớt, gừng đặc biệt là mắc khén.
- Thịt trâu gác bếp là một trong những món ngon không thể không nhắc đến khi nhớ về vùng cao.
- Thịt được làm từ phần bắp hay thăn trâu, loài vật thường thả rông trên các sườn đồi nên thịt săn chắc mà đậm vị.
- Xưa kia, người dân nghĩ ra cách ướp sẵn thịt trâu rồi gác lên bếp để bảo quản được lâu.
- Món ăn như thực phẩm khô dự trữ trong ngày mưa gió.
- Dần dần, thực khách miền xuôi khi tới miền ngược lại đâm nghiền món khô này.
- Sử dụng tốt nhất là khi uống với rượu ngô.
Tác dụng của thịt trâu gác bếp
Đối với thịt trâu gác bếp hay tất cả các món ăn khác việc đầu tiên khi ăn mà chúng ta nghĩ tới đó chính là có ngon hay không có hợp khẩu vị hay không. Nhưng vấn đề chính đó là những tác dụng mà món ăn đó mang lại cho ta như thế nào.
Bổ xương khớp
Theo những tìm hiểu từ đông y thì thịt trâu thuộc dạng lành tính không nóng cũng không lạnh rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tạo độ dẻo dai cho xương khớp và cơ bắp.
Giúp giảm lượng calo không cần thiết
Khi làm thịt trâu gác bếp ta thường chọn những phần thịt thăn ở mông và đùi ít mỡ và hàm lượng protein cao nên khi ăn chúng ta thường có cảm giác no lâu vậy nên sẽ ít nạp calo vào cơ thể rất thích hợp cho những bạn đang muốn kiểm soát cân nặng.
Ai là người không nên ăn nhiều thịt trâu gác bếp?
Tuy rằng tác dụng của thịt trâu gác bếp dành cho sức khỏe của chúng ta rất nhiều nhưng bên cạnh đó vẫn có một số người không nên ăn:
Người bị gout, sỏi thận
Các bạn chắc hẳn đã biết người bị gout và sỏi thận sẽ phải hạn chế những thức ăn chứa nhiều chất đạm và thịt trâu là một trong những thực phẩm chứa lượng đạm rất cao vì thế đây là một món đại kỵ với những người mắc phải hai loại bệnh này.
Người bị đau dạ dày
Thực tế ăn thịt trâu không ảnh hưởng đến dạ dày nhưng đối với món thịt trâu gác bếp được tẩm ướp các loại gia vị như ớt, gừng, hạt tiêu, hạt mắc khén, hạt dổi,... thì đây quả thật là món ăn không thích hợp cho dạ dày. Những loại gia vị này có tính nóng rất cao sẽ làm cho dạ dày của bạn khó tiêu ợ hơi nóng rát.
Người có bệnh cao huyết áp
Chất béo bão hòa có trong thịt trâu là khá cao nên những người có tiểu sử bị cao huyết áp nên hạn chế ăn món này vì rất dễ làm bệnh tái phát gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Những lưu ý khi sử dụng thịt trâu gác bếp
Sau khi đã chia sẻ những tác dụng của thịt trâu gác bếp và những bệnh không nên dùng thịt trâu cho bạn đọc thì đây là một số lưu ý cho bạn khi ăn thịt trâu gác bếp.
Cách làm chín có đảm bảo?
Thịt trâu gác bếp sau khi được tẩm ướp các loại gia vị như ớt, gừng, muối. hạt mắc khén... thì sẽ được để lên giàn treo và hun khói trong suốt 12 giờ liền. Trong khi hun không được để thịt quá gần ngọn lửa mà phải để thịt chín bằng khói nhưng vì lượng khói có thể làm chín không đều miếng thịt trâu nên việc chỗ chín chỗ sống là điều hiển nhiên.
Vậy nên khi dùng thịt trâu gác bếp chúng ta hãy làm chín thịt trâu lại bằng cách cho vào lò nướng hoặc là hấp cách thủy. Như vậy sẽ giúp thịt trâu nóng ấm, thơm ngon và đảm bảo là đã chín hoàn toàn.
Bảo quản thế nào để giữ được thịt trâu lâu dài?
Nếu bạn mua nhiều và không sử dụng hết thịt trâu gác bếp trong một lần thì cách tốt nhất để bảo quản đó chính là bạn hãy cho thịt trâu vào túi ni lông và hút chân không sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh. Làm như vậy thịt trâu gác bếp của bạn sẽ giữ được lâu và không bị mốc.
Khi bạn muốn ăn chỉ cần cho thịt trâu vào lò vi sóng và bật chế độ rã đông hoặc bạn có thể để thịt rã đông tự nhiên và sau đó là nướng lại hoặc hấp cách thủy.
Khi bạn muốn mua thịt trâu gác bếp để ăn hoặc làm quà tặng thì hãy nhớ là chọn mua ở những cơ sở sản xuất uy tín và bao bì nhãn mác mới còn hạn sử dụng. Trâu gác bếp bên ngoài màu đen nhưng khi xé ra sợi nhỏ sẽ có màu đỏ bên trong sợi thịt dai mềm. Và đặc biệt là không bị mốc.
Cách bảo quản và sử dụng thịt trâu khô
Thịt trâu gác bếp được bảo quản tốt có thể sử dụng trong vòng 6 đến 8 tháng mà không mất đi hương vị của nó. Bạn có thể bảo quản thịt trâu gác bếp ở ngoài cũng được nhưng tốt nhất là bạn nên bảo quản nó trong tủ lạnh ngăn đá.
Để sử dụng bạn có nhiều cách:
- Cách 1: Thịt trâu khô để trong tủ lạnh thì trước khi ăn bạn nên hấp nóng nó bằng cách hấp cách thủy hoặc bằng lò vi sóng nếu bạn có lò vi sóng khoảng 2 phút. Đến khi thịt mềm thì bạn đập dập, xé dọc thớ thịt ra từng miếng và vừa ăn.
- Cách 2: Bạn nướng miếng thịt trâu trên bếp ga hoặc than hoa. Sau đó bạn đập và bóc bỏ phần bị cháy ra để hương vị thịt thơm ngon
- Cách 3: Cho một cái chảo khô lên bếp ga và lót một cái giấy lên chảo. Bật bếp là làm nóng chảo rồi sau đó cho thịt trâu khô vào rã đông.
Thêm đánh giá