Sản phẩm được đóng gói trong hủ thủy tinh thân thiện với môi trường, giúp bảo quản được lâu hơn và trông bắt mắt, sang trọng hơn. Sản phẩm sẽ là món quà đặc sản An Giang thật ý nghĩa khi dành tặng cho những ai quan trọng với bạn. Đặc biệt xương chữ y trên lưng cá mè vinh của mắm chao cá mè vinh Ông Ba Lộc khi chế biến sẽ mềm rịu hòa với thịt, làm cho thịt cá càng béo bùi thơm ngon hơn.
Được ủ bằng phương pháp truyền thống của gia đình, thịt cá bùi và thơm vì được ủ chao với cơm rượu đúng cách và đủ liều lượng, vị ngọt đậm đà của thốt nốt, vi mằn mặn của muối, cùng với nước sốt rất thơm và vừa ăn, đảm bảo sẽ để lại hương vị khó quên cho khách lần đầu ăn qua.
Và đặc biệc khách không cần thêm bất kỳ gia vị nào khi chế biến Mắm chao Ông Ba Lộc. Bởi mắm đã đậm đà và vừa ăn. Khách chỉ cần cho vào chảo chiên, hoặc chưng với thịt và trứng, thêm 1 số rau củ tạo mùi để giúp món ăn càng thêm đậm đà là được.
Thông tin sản phẩm
- Thành phần: Cá mè vinh 65%, đường thốt nốt 23.19%, muối 10.59%, cơm rượu, thính gạo.
- Khối lượng tịnh: 800g
- Khối lượng ráo: 480g
- Mã sản phẩm: MMVTT800
- Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất. (in trên bao bì)
Chỉ tiêu chất lượng:
- Tỷ lệ tịnh/cái >=60%
- Không chất bảo quản, không phẩm màu.
Hướng dẫn chế biến:
- Chưng mắm: Cho 1 keo Mắm chao cá mè vinh Ông Ba Lộc 340gr trộn với 150gr thịt xay, hành tím cắt nhỏ và tiêu xay.
- Trứng vịt đánh đều, nêm trứng theo vị vừa ăn, cho thêm hành lá vào, sau đó cho hỗn hợp trứng tráng lên hỗn hợp thịt xay và mắm, rắc tiêu, ớt lên trên. Chưng cách thủy trong 30p ở lửa vừa.
- Chiên mắm: Cho gừng và hành tím cắt nhỏ phi cho thơm, rồi cho 150gr thịt ba rọi cắt nhỏ vừa ăn hoặc tóp mỡ ăn vào rồi đảo đều cho chín thịt.
- Sau đó cho 1 hủ Mắm chao cá mè vinh Ông Ba Lộc 340gr vào, đậy nắp chiên ở lửa vừa trong 10 phút, sau đó rắc hành lá, tiêu và ớt lên để dùng.
- Các món ăn chế biến từ mắm ăn kèm với cơm và các loại rau sống, rau luộc là ngon nhất.
Đặc sản Cá Mè Vinh bắt trên sông, ăn đậm vị Miền Tây
Một hot girl 9X ở An Giang khởi nghiệp thành công với sản phẩm mắm chao cá mè vinh. Sản phẩm này được làm từ con cá mè Vinh tự nhiên bắt trên sông. Mắm chao cá mè Vinh do Kim Ngân làm có hương vị khác xa các sản phẩm mắm cá khác đang được bán trên thị trường.
Hiện nay, chị Trần Thị Kim Ngân, 27 tuổi, ngụ ở phường Long Châu, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đang khởi nghiệp thành công với nghề làm mắm chao cá mè Vinh.
Chị Ngân cho hay, nguyên liệu mắm chao cá mè vinh đặc biệt có cơm rượu, vị ngọt thanh của đường thốt nốt, vị mặn của muối, vị béo và ngọt của thịt cá mè vinh, mùi thơm của thính,... Tất cả hội tụ trong hũ chao mắm cá mè Vinh đặc sản mang đến cho người dùng món ăn đậm đà, khó quên.
Đặc biệt, xương cá mè Vinh tan từ từ khi nhai và khi ăn xong sẽ không để lại mùi như các loại mắm khác đang có trên thị trường hiện nay. Mắm chao cá mè vinh được làm từ cá mè vinh bắt trên sông tự nhiên ở An Giang.
Khi phóng viên hỏi tại sao gọi là "Mắm chao cá mè Vinh" mà không phải là "Mắm cá mè Vinh", tức tại sao thêm chữ "chao", chị Ngân cho biết, chữ chao ở đây là nói đến việc "Chao đường" - một trong những công đoạn quan trọng trong chế biến mắm chao cá mè vinh, chứ không có ý nói đến "nước chấm chao".
Bằng kinh nghiệm và công thức làm mắm riêng của mình, chị Trần Thị Kim Ngân mong muốn góp thêm dòng sản phẩm mới là mắm chao cá mè Vinh vào hệ thống các sản phẩm, đặc sản của tỉnh An Giang nói riêng và miền Tây nói chung.
"Cá mè Vinh thịt ngọt, béo nhưng nếu chế biến các món ăn thông thường như kho, chiên như các loài cá sông khác thì an nhiều cũng ngán, còn đem làm mắm thì rất ngon miệng, nhất là khi ăn kèm với rau sống" - chị Ngân nói thêm.
Nhận thấy cá mè Vinh làm mắm có tiềm năng, hơn nữa lượng cá mè vinh tự nhiên ở địa phương rất nhiều nên sau khi học xong ngành công nghệ sinh học, Trường đại học An Giang, chị Ngân quyết định về quê lập nghiệp.
Với mục tiêu mở rộng thị trường, đưa mắm chao cá mè vinh trở thành món ăn nổi tiếng và mang giá trị văn hóa ẩm thực địa phương đến với thực khách, chị Ngân đã tự tin thành lập cơ sở sản xuất mắm Ba Lộc vào tháng 8 năm 2020, trong đó, mắm chao cá mè vinh là sản phẩm thương hiệu.
Tự tin với đặc sản của mắm chao cá mè vinh của mình, chị Ngân đưa sản phẩm dự thi và đạt giải ba tại cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp" do tỉnh An Giang vừa tổ chức. Hiện chị Ngân đang từng bước giới thiệu sản phẩm mắm chao cá mè vinh mmới lạ của mình tại các hội chợ, cuộc thi khởi nghiệp ở khắp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
Theo chị Ngân, đặc sản An Giang là mắm với những dòng sản phẩm phổ biến được nhiều người ưa chuộng như mắm Bà Giáo Khỏe, mắm Cô Giáo Thảo, mắm cô Tư Ấu,… được làm từ cá lóc, cá linh, cá sặc theo phương pháp truyền thống lâu đời. Bằng kinh nghiệm và công thức làm mắm riêng của mình, chị Ngân mong muốn góp thêm dòng sản phẩm mới là mắm chao cá mè Vinh.
Khởi nghiệp từ mắm gia truyền trăm năm
Trần Thị Kim Ngân (phường Long Châu, thị xã Tân Châu, huyện Tân Châu, An Giang) đã đoạt giải ý tưởng khởi nghiệp với sản phẩm mắm chao cá mè vinh.
Kim Ngân vốn là sinh viên ngành công nghệ sinh học, sau khi ra trường đi làm nhiều nơi. Công việc hằng ngày trong siêu thị bạn được tiếp cận với hồ sơ sổ sách, các số liệu liên quan đến nhiều sản phẩm khác nhau trên thị trường.
Bỏ việc về nhà làm... mắm
Nhìn vào những sản phẩm được đóng gói, có nhãn mác thương hiệu, Ngân bắt đầu nghĩ về nơi mình sống cũng có nhiều đặc sản như mắm, khô và nguồn nguyên liệu từ cá tươi.
Tại sao mình không làm ra một sản phẩm tiếp cận rộng rãi đến người tiêu dùng? Có suy nghĩ đó, Ngân vừa đi làm vừa học và đọc thêm tài liệu kinh doanh, khởi nghiệp. Tình cờ, trong một lần đi ăn tại một nhà hàng ở thành phố Long Xuyên, mọi người gọi món mắm và ai cũng ưa thích.
"Tôi lại thoáng băn khoăn, nhà mình cũng có mắm, mắm gia truyền từ thời bà cố nội tôi để lại qua hàng trăm năm. Tôi ăn thấy ngon. Nhiều người cũng ưa chuộng món mắm. Vậy tại sao tôi không bắt đầu từ nền tảng sẵn có của gia đình?" - Ngân nhớ lại cơ duyên hình thành ý tưởng.
Giữa năm 2020, Ngân xin nghỉ việc trở về quê nhà, bắt tay làm mẻ mắm đầu tiên nhờ vào sự hướng dẫn của ba mẹ. "Công thức ba mẹ truyền lại, nguồn cá mè vinh tự nhiên tại địa phương sẵn có. Ba tháng sau, sản phẩm đầu tay của tôi ra đời với mẫu mã, bao bì khá đơn sơ, nhưng cũng nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng" - Ngân kể lại.
Điểm đặc biệt
Sau khi có được mẻ sản phẩm đầu tay, Ngân lại nghĩ xem làm cách nào nhanh nhất để thị trường biết đến mình. Nhờ sự hướng dẫn của địa phương, Ngân tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp của Tỉnh đoàn An Giang năm 2020 và đã đoạt giải ba.
Cuộc thi là bước ngoặt quan trọng được nhiều người biết đến. Ban giám khảo cũng góp ý cải thiện hình thức đóng gói chuyển từ hũ nhựa sang hũ sành để thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thương hiệu "Mắm chao cá mè vinh ông Ba Lộc" ra đời từ đó.
Hiệu ứng từ cuộc thi giúp Ngân có được lòng tin của khách hàng, sự quan tâm đồng hành cùng doanh nghiệp và Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang tạo điều kiện đưa sản phẩm vào hội chợ thương mại OCOP. Nhưng để đạt được chứng nhận OCOP 3 sao như hiện nay thì phải vượt qua các vòng kiểm tra nghiêm ngặt về các tiêu chí nhất định về nguồn nguyên liệu, kiểm tra chỉ tiêu kháng sinh tồn đọng trong cá...
TVC giới thiệu Đặc sản mắm chao cá mè Vinh
Ngân cho biết thông thường khoảng 2 tháng Ngân nhập 400 - 500kg cá mè vinh nguyên liệu. Sau 3 - 4 tháng ủ mắm và xử lý chế biến như chao mắm, ướp đường, thính mắm thì thuê thêm vài nhân công để đóng hộp với hai kích cỡ 340g giá 95.000 đồng và 480g giá 205.000 đồng.
Hiện sản phẩm đã được bày bán tại 11 cửa hàng ở TP Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng. Điểm đặc biệt của Mắm chao cá mè vinh ông Ba Lộc là tỉ lệ thành phần cơm rượu được thêm vào mắm. Đây là công thức riêng gia truyền tạo nên điều khác biệt làm khách hàng nhớ đến sản phẩm của Kim Ngân. Theo ông Nguyễn Anh Phương - phó trưởng Phòng kinh tế thị xã Tân Châu, địa phương đã hỗ trợ cho sản phẩm Mắm chao cá mè vinh ông Ba Lộc phát triển, mở rộng sản xuất.
Thêm đánh giá