Mắm chao cá Mè Vinh Ông Ba Lộc được làm bằng phương pháp ủ mắm chao gia truyền với hương vị đặc trưng, thịt mắm mềm, sau khi chế biến xương hom mềm rịu hòa với thịt, làm cho thịt cá càng ngon hơn khi ăn. Sản phẩm sẽ là món quà đặc sản An Giang thật ý nghĩa khi dành tặng cho một ai đó quan trọng với bạn.
Được ủ bằng phương pháp truyền thống của gia đình, thịt cá bùi và thơm vì được ủ chao với cơm rượu đúng cách và đủ liều lượng, vị ngọt đậm đà của thốt nốt, vi mằn mặn của muối, cùng với nước sốt rất thơm và vừa ăn, đảm bảo sẽ để lại hương vị khó quên cho khách lần đầu ăn qua.
Và đặc biệc khách không cần thêm bất kỳ gia vị nào khi chế biến Mắm chao Ông Ba Lộc. Bởi mắm đã đậm đà và vừa ăn. Khách chỉ cần cho vào chảo chiên, hoặc chưng với thịt và trứng, thêm 1 số rau củ tạo mùi để giúp món ăn càng thêm đậm đà là được. Đặc biệt xương chữ y trên lưng cá mè vinh của mắm chao cá mè vinh Ông Ba Lộc khi chế biến sẽ mềm rịu hòa với thịt, làm cho thịt cá càng béo bùi thơm ngon hơn.
Thông tin sản phẩm
- Thành phần: Cá mè Vinh 65%, đường thốt nốt 23.19%, muối 10.59%, cơm rượu, thính gạo.
- Khối lượng tịnh: 340g
- Khối lượng ráo: 204g
- Mã sản phẩm: MMV
- Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất. (in trên bao bì)
Chỉ tiêu chất lượng:
- Tỷ lệ tịnh/cái >=60%
- Không chất bảo quản, không phẩm màu.
Hướng dẫn chế biến:
- Chưng mắm: Cho 1 keo Mắm chao cá mè vinh Ông Ba Lộc 340gr trộn với 150gr thịt xay, hành tím cắt nhỏ và tiêu xay.
- Trứng vịt đánh đều, nêm trứng theo vị vừa ăn, cho thêm hành lá vào, sau đó cho hỗn hợp trứng tráng lên hỗn hợp thịt xay và mắm, rắc tiêu, ớt lên trên. Chưng cách thủy trong 30p ở lửa vừa.
- Chiên mắm: Cho gừng và hành tím cắt nhỏ phi cho thơm, rồi cho 150gr thịt ba rọi cắt nhỏ vừa ăn hoặc tóp mỡ ăn vào rồi đảo đều cho chín thịt.
- Sau đó cho 1 hủ Mắm chao cá mè vinh Ông Ba Lộc 340gr vào, đậy nắp chiên ở lửa vừa trong 10 phút, sau đó rắc hành lá, tiêu và ớt lên để dùng.
- Các món ăn chế biến từ mắm ăn kèm với cơm và các loại rau sống, rau luộc là ngon nhất.
Câu chuyện sản phẩm
Mắm chao Cá Mè Vinh là đặc sản đặc thù có bề dày văn hóa ẩm thực tại Tân Châu – Tỉnh An Giang
Trước năm 1945, nguồn lợi thủy sản Tân Châu thật dồi dào nhờ sông Cửu Long, lúc bấy giờ có 2 loại cá là: cá đen và cá trắng. Cá đen gồm: cá lóc, cá trê, cá bông, cá rô, cá sặt. Cá trắng gồm: Cá linh, cá mè vinh, cá he, cá leo, cá trèn, cá dảnh, cá cơm… Từ tháng chạp, tháng giêng, tháng hai, tháng ba âm lịch là mùa cá đen. Tháng 10, tháng 11 âm lịch, người dân Tân Châu lại đánh bắt toàn cá linh, cá mè vinh, cá he. Lượng cá đổ về quá nhiều đến nỗi dùng không hết phải mang làm mắm, và “Mắm cá” đã ra đời từ đây.
Có nhiều loại mắm được người dân thời bấy giờ nghiên cứu làm nên: Mắm linh, mắm lóc, mắm bông, mắm rô, mắm sặt và đặc biệt là ‘’Mắm chao’’. Nổi tiếng nhất Tân Châu là mắm cá linh, đặc biệt là mắm chao cá mè vinh, cá he, cá kết, cá trèn. Bởi vì các giống cá này khi làm mắm chao thì rất béo ngon, nhờ thịt cá ngọt và có chất mỡ.
Vì sao gọi là ‘’Mắm chao’’?. Tên gọi “Mắm chao’’ đã có từ xa xưa, ‘’Chao’’ tức là chao đường thốt nốt, thính gạo, cơm rượu vào cá, là một hành động đảo trộn các loại nguyên liệu vào với nhau. Đặc biệt, trong công thức làm mắm có thành phần ‘’Cơm rượu’’ được cho vào khi cá đã thấm muối nên thịt cá vừa bùi vừa đậm đà hương vị đặc trưng. Lúc bấy giờ, người dân quê tôi luôn gọi là ‘’Mắm chao’’. Và tên gọi ‘’Mắm chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc’’ cũng vì lẽ đó mà được đặt nên.
Có nhiều loại mắm chao: Mắm chao cá mè vinh, mắm chao cá he, mắm chao cá kết… Mãi đến sau này người dân Tân Châu còn sáng tạo thêm nhiều loại mắm chao mới như: Mắm chao cá thát lát, mắm chao cá dảnh, mắm chao cá lóc.
Mắm chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc được làm thành nhờ kế thừa công thức truyền thống từ năm 1955. Để làm được mẻ mắm thơm ngon đúng điệu, cá phải là cá tự nhiên vì có thịt ngọt thơm và lượng mỡ không nhiều, thính phải rang thật vàng và cơm rượu phải thật ngon thì mới cho ra màu đẹp và hương thơm đặc trưng của mắm. Một mẻ mắm ngon phải hội đủ các yếu tố: Có hương thơm đặc trưng, thịt cá bùi thơm, xương hom cá mềm rịu, màu mắm vàng sánh như mật ong và có vị vừa ăn, không quá mặn cũng không quá ngọt.
Chính vì lẽ đó, Cơ sở Ba Lộc quyết định chọn nguyên liệu nguồn cá tự nhiên để làm mắm. Và luôn chú trọng đến các nguyên liệu chao mắm phải đạt tiêu chuẩn để làm nên mắm ngon.
Với sự đầu tư công phu, mắm chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc được chế biến từ nguồn cá tự nhiên kết hợp với công thức ủ theo phương pháp truyền thống, cùng với niềm đam mê và tình yêu đối với nghề làm mắm của quê hương, chúng tôi tin rằng sản phẩm Mắm Chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc không những sẽ là một món ăn đặc trưng trong bữa cơm gia đình, mà còn một món quà ẩm thực mang đậm giá trị văn hóa của xứ lụa Tân Châu dành tặng đến khách hàng.
Mắm chiên
Nói đến món mắm, chắc mọi người thường nghĩ ngay đến mắm cá lóc, cá trèn, cá linh, cá sặt… vốn được bày bán phổ biến ngoài chợ. Nhưng từ khi được thưởng thức món mắm chiên thì tôi lại đâm ghiền loại mắm làm từ loại cá này.
Ở miền quê khi vào mùa nước nổi, tức khoảng tháng tám, tháng chín bà con đi giăng lưới, quăng chày hoặc làm mồi dụ cá bằng cách cột các chùm lúa bên dưới giề lục bình rồi dùng vợt để hớt lên là bắt được một loại cá ngon của miền quê sông nước.
Con cá còn tươi rói với vảy màu trắng lấp lánh, cái bụng mập ú mỡ màng, có con lớn hơn bàn tay người lớn. Đó là con cá mè Vinh, một loại cá sống ở vùng nước ngọt, thịt ngon, mặc dù khi ăn phải khéo léo vì trong thịt chúng có nhiều xương.
Ngày nay những con cá mè vinh ngoài sông cũng đã thưa vắng rồi, nhưng không sao, nguồn cá mè vinh ngoài tự nhiên khó tìm thì giờ đây đã được bổ sung bằng nguồn cá mè vinh nuôi bè, nuôi trong ao vườn, ngoài ruộng lúa… Dù là cá nuôi nhưng khi được tẩm ướp, chế biến đúng điệu đã trở thành những món ăn rất đỗi ngon lành.
Ngoài món cá mè Vinh kho lạt, chiên tươi ăn rất “Hao cơm”, nhất là phần bụng với lớp mỡ thiệt béo, cặp trứng bùi bùi, chiếc đầu nhiều sụn và vảy cá giòn giòn, nhưng người ăn vẫn còn e ngại vì cá mè vinh có nhiều xương hom.
TVC giới thiệu Mắm Chao Cá Mè Vinh
Vì thế cá mè Vinh còn được bà con làm mắm để dành ăn dần. Mắm cá mè Vinh với bí quyết tẩm ướp theo nhiều công đoạn, kéo dài trong mấy tháng trời để các gia vị có thời gian ngấm vào thớ cá, nên con mắm khi giở ra dùng có mùi thơm quyến rũ, đặc biệt là theo thời gian những chiếc xương hom trong cá cũng biến mất.
Mắm cá mè Vinh chưng để ăn cơm, nhưng nếu đem chiên thì ngon trên một bậc. Cách chế biến món mắm cá mè vinh chiên cũng đơn giản: Bắc chảo lên bếp đổ nước xăm xắp, rồi cho con mắm vào để lửa liu riu. Kế tiếp cho nước chao mắm, thêm gia vị đường, tỏi, bột ngọt, tóp mỡ vào. Khi thấy nước trong chảo sền sệt, rắc vào chút tiêu xay cho thơm rồi tắt bếp.
Món mắm cá mè Vinh chiên ăn kèm với các loại rau sống, chuối chát, dưa leo, cà chua là số một, ăn mà như thấy cả một khung trời miền Tây sông nước bao la hiện về bên góc bếp.
Thêm đánh giá