Khổ qua hay mướp đắng rất tốt cho sức khỏe bởi chúng có công dụng làm mát, giải nhiệt cung cấp vitamin cho cơ thể. Nhưng khi quá lạm dụng khổ qua trong bữa ăn hàng ngày mà không chú ý đến thể trạng cơ thể thì rất hại cho sức khỏe.
Hiện nay, cả Tây và Đông y đều khẳng định khả năng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường của khổ qua, đặc biệt là khổ qua rừng. Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng khổ qua rừng mỗi ngày để giúp ổn định đường huyết.
Khổ qua rừng hiện nay được sử dụng như một loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, hỗ trợ trong giảm đường huyết, giảm mỡ máu. Bên cạnh đó, cây còn có những tác dụng có lợi cho sức khỏe khác. Uống trà khổ qua rừng mỗi ngày giúp giảm cholesterol, ổn định huyết áp, hỗ trợ giảm cân giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm…
Khổ qua rừng hay còn gọi mướp đắng rừng, là một loại cây có thể sử dụng dây, lá và quả làm thực phẩm hoặc thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, khổ qua rừng có hàm lượng vitamin và dược cao. Người ta chế biến khổ qua rừng thành dạng trà để tiện lợi cho mọi người uống thay nước mỗi ngày khá dễ dàng.
Cây khổ qua rừng chữa bệnh gì?
Đối với sức khỏe, khổ qua rừng cũng mang đến rất nhiều công dụng. Không chỉ là ngăn ngừa, phòng bệnh, trong một số trường hợp thực phẩm này còn có thể điều trị chữa lành những căn bệnh nguy hiểm với tác dụng dược lý tương đương thuốc Đông y.
Các chứng như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, mất ngủ, nóng trong người, men gan – mỡ máu cao, gút, trĩ, vẩy nến, đau bụng, nhiễm nấm da, sốt… đều có thể được chữa khỏi nếu bạn biết cách sử dụng khổ qua rừng đúng chỉ dẫn (có thể kết hợp cùng với một số loại thuốc đặc trị, và áp dụng lối sống lành mạnh).
Tùy theo loại bệnh, tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, cách dùng khổ qua rừng có thể sẽ khác nhau. Có trường hợp có thể dùng cả dây, lá, rễ, hoa quả của khổ qua rừng để điều trị hoặc chỉ một số bộ phận trong số ấy.
Hiện tại Việt Nam, khổ qua rừng đã trở thành một loại thực phẩm quen thuộc, góp mặt thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để sử dụng khổ qua rừng đạt được hiệu quả tích cực với sức khỏe, người dùng cần tuân theo theo một số nguyên tắc nhất định trong điều trị bệnh.
Điều quan trọng nhất để khai thác tốt các lợi ích của khổ qua rừng chính là sử dụng có liều lượng, có phương pháp. Chẳng hạn, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 3-5g khổ qua rừng để nấu nước uống trị bệnh tiểu đường, hoặc một tuần nấu khổ qua rừng 3 lần thành món ăn với đa dạng hình thức chế biến.
Trên thực tế trong liệu trình điều trị, khổ qua rừng là một thực phẩm tốt cho người bệnh nên sử dụng thường xuyên theo hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng khổ qua như một thực phẩm chăm sóc sức khỏe, bạn nên dùng thỉnh thoảng cách ngày, để không bị chán và không bị ảnh hưởng xấu đến cơ thể do quá lạm dụng.
Cách dùng khổ qua trị tiểu đường
Để dùng khổ qua rừng trị tiểu đường, người bệnh có thể bổ sung khổ qua dưới dạng nguyên trái, chế biến thành bột, nước ép, hoặc dùng kèm trong thức ăn hay dạng khổ qua đã phơi hoặc sấy khô thành trà.
- Để an toàn, chỉ nên dùng trong khoảng từ 60-85g khổ qua tươi hoặc từ 50-100 ml nước ép hay chỉ một trái khổ qua nhỏ mỗi ngày.
- Bệnh nhân có thể dùng trực tiếp, chế biến khổ qua tại nhà để dùng hoặc tìm kiếm ở cửa hàng thực phẩm, dược liệu.
- Giải pháp ổn định đường huyết từ viên uống khổ qua rừng
Đối với các bệnh nhân tiểu đường muốn dùng khổ qua rừng nhưng không thích vị đắng của loại quả này, bạn có thể dùng viên uống khổ qua rừng, dễ uống và tiện lợi sử dụng mỗi ngày mà vẫn đảm bảo được hiệu quả hỗ trợ trị tiểu đường.
Tác dụng dược lý
Thành phần hóa học
- Khổ qua rừng là một loại thực vật giàu chất dinh dưỡng: vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B1, B2, B3, B9 (folate).
- Đây là một nguồn cung cấp chất xơ tốt. Bên cạnh đó, trong quả giàu khoáng chất bao gồm kali, canxi, kẽm, magie, phốt pho và sắt.
- Giá trị y học của cây là do chất chống oxy hóa cao như phenol, flavonoid, isoflavone, tecpen, anthraquinones và glucosinolate. Tất cả đều tạo nên vị đắng.
Tác dụng dược lý theo Y học hiện đại
Đái tháo đường là một trong những bệnh phổ biến nhất ở các nước phát triển và đang phát triển, gia tăng nhanh chóng trên thế giới. Các thành phần chính của khổ qua rừng có tác dụng chống đái tháo đường là triterpen, protein, steroid, alkaloid, các hợp chất vô cơ, lipid và phenolic, v.v… tác động lên hoạt động giải phóng insulin đáng kể trong tế bào. Từ đó, làm giảm đường huyết ở người mắc đái tháo đường.
Stress oxy hóa và viêm là những quá trình sinh lý bệnh liên quan chặt chẽ, kích hoạt lẫn nhau, gây nên các bệnh lý mạn tính. Các chất chiết xuất của cây giúp điều chỉnh tình trạng viêm, chống oxy hóa. Vì thế, việc bổ sung khổ qua rừng trong dinh dưỡng là vô cùng hữu ích cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, khả năng chống viêm của khổ qua rừng còn thể hiện trên bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Kết quả có những cải thiện đáng kể về mức độ thoái hóa khớp, mức độ giảm đau, trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể BMI và đường huyết lúc đói trong 3 tháng.
Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền
- Vị đắng, tính hàn.
- Thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt, không độc.
- Dùng ngoài để chữa rôm sảy, ngứa ở trẻ em
Cách sử dụng Khổ qua rừng
- Dùng toàn cây có thể dùng ở dạng tươi hay khô đều được.
- Sau khi thu hái, cần phân loại, làm sạch, cắt khúc và phơi chúng ra nắng hoặc sấy nhẹ.
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
Các bài thuốc từ Khổ qua rừng
- Khổ qua rừng có thể dùng trong nấu ăn: xào, canh…
- Dùng làm nước tắm: Nấu cả thân, lá, dây leo 1 nắm.
- Liều dùng từ 60 – 85 gram dược liệu tươi, hoặc 6 – 10 gram dược liệu khô. Dạng thuốc sắc hoặc hãm trà uống.
Lưu ý
- Người dị ứng với các cây khác thuộc họ Bầu bí nên tránh dùng.
- Phụ nữ đang có kế hoạch sinh sản, đang mang thai nên thận trọng vì khổ qua rừng làm giảm mạnh khả năng sinh sản, gây phá thai ở động vật.
- Cần cẩn trọng khi sử dụng ở trẻ nhỏ do tác dụng làm giảm đường huyết.
- Với người trưởng thành có sức khỏe bình thường, không sử dụng quá 2 trái khổ qua trong một bữa ăn và không được sử dụng quá 4 lần trong tuần.
- Không ăn khổ qua sống, đặc biệt khi đang đói.
- Phụ nữ mang thai, muốn có thai, người có bệnh về gan thận cũng như đường tiêu hóa, trẻ em dưới 6 tuổi đều không nên ăn khổ qua.
Những công dụng vượt trội của khổ qua rừng
- Hạ men gan, giải độc gan: Mỗi ngày, gan phải tiếp nhận rất nhiều chất, và phải vận hành liên tục để thải độc ra bên ngoài. Trà khổ qua rừng sẽ giúp gan chuyển chất độc tới thận và thải ra ngoài nhanh hơn. Ngoài ra, khổ qua còn giúp gan tiêu diệt các mầm móng gây độc. Khổ qua rừng tự nhiên còn có tác dụng làm giảm nồng độ các men gan viêm như: AST, ALT (sự gia tăng các men này là một dấu hiệu chỉ thị cho tế bào gan đang bị viêm nặng), giúp gan vận hàn tốt hơn trong quá trình thải độc.
- Ổn định huyết áp: Trong khổ qua rừng có nhiều vitamin C, và những chất giúp chống lại các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, giúp ổn định tốt đường huyết.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Trong nhiều nghiên cứu, những chất có trong khổ qua rừng (mướp đắng rừng) gồm charantins, peptide và ancaloit giúp hạ đường huyết. Vì vậy, khổ qua rừng được sử dụng như một vị thuốc điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh gout: Axit uric là sản phẩm của quá trình thoái biến purine, dễ bị ion hóa thành muối urate hòa tan trong huyết tương, là nguyên nhân của bệnh gút hay gout. Khổ qua rừng có tác dụng giảm axit uric nên rất tốt cho người bệnh gút.
- Giảm Cholesterol: Trong một nghiên cứu, mức độ cholesterol và triglycerid tăng cao ở chuột mắc bệnh tiểu đường đã trở lại bình thường sau 10 tuần điều trị. Một số nghiên cứu khác đã chứng minh quả và hạt khổ qua rừng giúp giảm cholesterol trong máu hiệu quả.
- Hỗ trợ giảm cân: Trong khổ qua rừng (mướp đắng rừng) có chứa chất oxy hóa, sẽ oxy hóa glucose, ngăn hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose, giảm mỡ máu, cân bằng huyết áp. Vì vậy, khổ qua rừng là một thành phần không thể thiếu trong thực đơn giảm cân hàng ngày.
- Cải thiện giấc ngủ: Ngoài các công dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, và giảm cholesterol... khổ qua rừng còn là một loại thảo dược giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
TVC giới thiệu sản phẩm Triết Minh
Ăn khổ qua nhiều có tốt không?
- Lạm dụng khổ qua trong bữa ăn hàng ngày sẽ làm men gan tăng cao, do đó người có vấn đề về gan không nên ăn khổ qua.
- Khổ qua làm hạ huyết áp đột ngột nên những người thiếu máu, huyết áp thấp không nên ăn quá nhiều khổ qua vì dễ bị chóng mặt.
- Tuy khổ qua có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nhưng với trẻ em còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh thì khi ăn khổ qua dễ bị đầy bụng, khó tiêu.
- Một nghiên cứu đã cho thấy khổ qua chứa protein có hoạt tính làm giảm khả năng thụ thai cũng như giảm lượng tinh trùng. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
- Ngoài ra, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn khổ qua. Khổ qua chứa các chất làm kích thích cổ tử cung co bóp, dễ gây xuất huyết, làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Thêm đánh giá