Khăn Quàng Cổ Thổ Cẩm Thị Sung Mua Ở Đâu Đúng Chất Lượng?
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng được sử dụng mã QR Code này để in lên các bao bì sản phẩm.
Mã SP : Khăn choàng

Khăn Quàng Cổ Thổ Cẩm Thị Sung – OCOP 4 Sao Quảng Ngãi

250,000₫ 0 Off 250,000₫

Thông tin chi tiết

  • Xuất xứ: Quảng Ngãi
  • Thương hiệu: Thổ Cẩm Thị Sung
  • Sản phẩm khăn choàng, áo, túi....
Trong kho
Giao hàng toàn quốc ! Giao hàng thu tiền, phí vận chuyển tùy theo từng khu vực. Quý khách được kiểm tra hàng trước khi thanh toán và được đổi trả tại chỗ nếu Sản phẩm bị lỗi hỏng không đạt yêu cầu! Quý khách hàng mua hàng vui lòng bấm nút Đặt Mua và điền đầy đủ thông tin! Chúng tôi sẽ giao hàng khi nhận được đơn đặt hàng!

  • Địa chỉ Địa chỉ: Thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi., Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam
  • Liên hệ với người bán Liên hệ với người bán: 0388181086

Thông tin chi tiết

  • Hạn sử dụng
    Tư Vấn
  • Ghi chú
    Tư Vấn
  • Xuất xứ
    Thổ Cẩm Thị Sung
  • Mã sản phẩm
    Khăn choàng

Mô tả sản phẩm

TVC giới thiệu Nghề dệt thổ cẩm của người Hrê ở làng Teng

Vải thổ cẩm không chỉ là sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang giá trị văn hóa, mà còn được xem là sản phẩm thân thiện với môi trường và bền vững. Việc sử dụng vải thổ cẩm cũng đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của các dân tộc bản địa.

Vải thổ cẩm không phải là một chất liệu xa lạ. Được biết đến như biểu tượng của một số vùng dân tộc thiểu số. Vải thường được may dệt thủ công, với nhiều họa tiết độc đáo. 

Thổ cẩm là nét văn hóa của những người dân tộc thiểu số. Mỗi một dân tộc hay mỗi một vùng sẽ có những hoa văn riêng biệt. Thổ cẩm cũng là một trong những loại vải truyền thống mang ý nghĩa cực lớn với người dân Tây Nguyên. Chúng được dùng để may trang phục, các phụ kiện,...

Câu Chuyện Sản Phẩm "Khăn Quàng Cổ Thổ Cẩm Thị Sung” Làng Teng, xã Ba Thành là nơi duy nhất của người Hrê ở Quảng Ngãi còn giữ được nghề truyền thống nghề dệt thổ cẩm. So với các dân tộc thiểu số khác ở Quảng Ngãi thì đời sống văn hóa tinh thần của người Hrê rất phong phú và đa dạng.

Hoa văn trên đồ dệt thổ cẩm là những họa tiết gắn liền với thiên nhiên núi rừng, sông nước, cây cối, hoa lá và các hoa văn hình học cách điệu như những đường viền màu song song, hình tam giác cân, các hình vuông…

Câu Chuyện Sản Phẩm "Thổ Cẩm Thị Sung” Làng Teng, xã Ba Thành

May trang phục truyền thống

Đối với những làng nghề dệt thổ cẩm, thì vải thổ cẩm được con người ở đây sử dụng để may các loại trang phục truyền thống. Ngoài ra khăn choàng đầu cũng rất được nhiều nơi sử dụng vải thổ cẩm để may như dân tộc Thái, Hà Nì, Dao Đỏ… mỗi loại trang phục thể hiện được bản sắc văn hoá và truyền thống riêng của từng vùng miền.

Các loại khăn quàng

Khăn quàng thổ cẩm là một tác phẩm nghệ thuật, và khăn quàng cũng sẽ được dệt hoa văn mang đặc trưng riêng theo từng bản sắc và theo truyền thống của từng nơi chế tạo ra nó.

Khăn choàng thổ cẩm không những được bà con dân tộc thiểu số sử dụng mà ngày nay đó còn là một xu hướng thời trang thịnh hành được nhiều người ưa chuộng.

Trang phục thổ cẩm trong thời trang

Nhiều nhà thiết kế đã sử dụng chất liệu thổ cẩm trong các bộ sưu tập trình diễn thời trang. Với vẻ đẹp tinh tế mang đậm nét truyền thống của người dân Việt, nhiều bộ sưu tập được đánh giá rất cao và tạo được ấn tượng đẹp với các nước bạn.

Chất liệu thổ cẩm được sử dụng để may các kiểu váy hiện đại, áo và quần. Ngoài ra vải thổ cẩm còn được dùng rất nhiều để may các loại ví, túi xách,cavat tạo được phong cách cá tính và sự nổi bật cho người sử dụng. Giày thổ cẩm cũng có nét đẹp riêng, nếu bạn biết cách phối đồ thì giày dép thổ cẩm cũng sẽ là item tuyệt vời trong set đồ của bạn.

Một số lưu ý khi sử dụng vải thổ cẩm

Vải thổ cẩm được làm hoàn toàn từ các thành phần tự nhiên mặc dù có nhiều đặc tính tốt. Nhưng như khả năng bám màu thì vải sẽ kém hơn các loại vải khác. Vì vậy khi sử dụng vải thổ cẩm cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không sử dụng chất tẩy mạnh: Không sử dụng những chất tẩy mạnh làm cho sắc màu dễ bị phai và làm cho vải dễ bị bào mòn.

Nên giặt bằng tay: Vải thổ cẩm nếu như giặt bằng tay sẽ tốt hơn, bởi chất liệu không được bổ sung các loại chất hoá học giúp cho vải tăng độ bền. Chính vì lẽ đó, giật tay để áo quần được sử dụng lâu hoan, kéo dài tuổi thọ.

Không ngâm quá lâu: Ngâm vải quá lâu cũng sẽ làm cho vải dễ bị phai màu hơn do bị ngâm chất tẩy trong một thời gian dài. Bởi vậy nếu muốn vệ sinh các sản phẩm từ vải thổ cẩm thì các bạn nên giặt ngay hoặc chỉ ngâm khoảng 15 đến 20 phút trước khi giặt.

Phơi tránh ánh nắng: Chất liệu cotton của tạo ra vải có độ thoáng khí rất cao, nên không nhất thiết phải phơi áo quần giữa thời tiết nắng nóng. Chỉ cần không ẩm ướt và có gió thì vải cũng đã đủ điều kiện để làm khô.

Không bảo quản nơi có độ ẩm cao: Vải thổ cẩm hút ẩm cũng rất tốt nhờ vào tính năng của sợi bông. Vì vậy nếu khi chưa sử dụng đến, bạn không được để áo quần ở những nơi có độ ẩm cao. Làm như vậy sẽ dễ sinh nấm mốc và có mùi hôi khó chịu.

Phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Làng Teng

Chọn khởi nghiệp bằng việc mở một cửa hàng chuyên bán thổ cẩm, cô gái người Hrê Phạm Thị Sung (31 tuổi), ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành (Ba Tơ) đã đưa thổ cẩm Làng Teng đi muôn nơi và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ trong làng.

Cũng như bao người con gái Hrê khác, ngay từ thuở nhỏ, chị Phạm Thị Sung đã được mẹ truyền cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Có nghề thổ cẩm trong tay, nhưng Sung cùng bao phụ nữ khác trong làng chỉ dệt thổ cẩm phục vụ nhu cầu may mặc trong gia đình, chứ chưa phát triển lên thành hàng hóa.

Đến năm 2019, khi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Hrê ở thôn Làng Teng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, suy nghĩ của cô gái trẻ người Hrê Phạm Thị Sung lúc ấy đã có thay đổi mang tính bước ngoặt.

Thổ cẩm quê mìn được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, nhưng tôi cùng các bà, các mẹ dù có nghề trong tay, vẫn ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời trên rẫy. Chính điều đó đã khiến tôi trăn trở và suy nghĩ, phải biến sản phẩm thổ cẩm của quê mình trở thành hàng hóa để người biết dệt kiếm được thu nhập ổn định từ nghề”, chị Sung tâm sự.

Từ suy nghĩ đó, chị Sung đã mở một cửa hàng chuyên bán thổ cẩm ngay tại thôn Làng Teng. Thoạt đầu, cửa hàng của chị Sung chuyên bày bán các bộ trang phục nam, nữ, khố, vải điệu em bé, khăn truyền thống của người Hrê. Về sau, chị Sung sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới từ thổ cẩm truyền thống, như áo dài thổ cẩm, khăn trải bàn, túi xách, ví, móc chìa khóa... Nhờ đó, thổ cẩm Làng Teng có sức sống mới và mang tính ứng dụng cao. Không chỉ bán tại cửa hàng, chị Sung còn vận dụng sự linh hoạt, nhạy bén của tuổi trẻ để bán thổ cẩm Làng Teng trên Internet, góp phần lan tỏa sản phẩm thổ cẩm Làng Teng đến muôn nơi.

Các sản phẩm thổ cẩm từ cửa hàng đều do chị Sung và các chị em phụ nữ Làng Teng dệt nên. Để thuyết phục các chị em trở lại với khung dệt, chị Sung đã lặn lội đến từng nhà để tuyên truyền, vận động. Khi các bà, các mẹ, các chị cùng tham gia với mình, chị Sung tiếp tục sáng tạo thêm nhiều mẫu mã, họa tiết mới, rồi cùng hướng dẫn các chị em làm đến khi thành thục.

Gắn bó cùng chị Sung đến nay đã hơn 3 năm, chị Phạm Thị Su, ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành tháng nào cũng có thu nhập từ 6 triệu đồng trở lên. “Tôi dệt tại nhà, rồi khi hoàn thành thì Sung đến tận nhà để lấy. Nhờ thành thục nghề, nên một bộ trang phục nam, nữ, tôi dệt chừng 2 ngày và được Sung trả công 600 nghìn đồng. Từ đó, tôi có thu nhập ổn định, cuộc sống không cực khổ như trước”, chị Su bày tỏ.

Khởi nghiệp từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của quê hương mình, chị Sung không chỉ tạo thu nhập cho bản thân, mà còn tạo công ăn việc làm cho gần 20 phụ nữ tại địa phương. Hăng say lao động bên những khung dệt, các chị em thôn Làng Teng, với sự tiếp sức, “truyền lửa” của chị Sung, đã “sống khỏe” với nghề và hun đúc thêm niềm tin, ý thức giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc mình.

Quy trình sản xuất

Ở mỗi vùng miền sẽ có những cách dệt vải thổ cẩm khác nhau nhưng nhìn chung quy trình phổ biến để dệt ra vải thổ cẩm bao gồm:

Bước 1: Sơ chế bông

Bông vải là nguyên liệu chính để tạo ra vải  thổ cẩm. Các cây bông trồng trong khoảng 6 tháng sẽ nở hoa và người dân sẽ thu hoạch bông vào những ngày có nắng.

Sau khi thu hoạch bông đem đi phơi khô,  tiếp đến sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm cho sợi bông được tơi và nhuyễn hơn, cán chúng để tạo sự liên kết giữa các sợi bông.

Bước 2: Kéo sợi

Vò con cúi: Người thợ dệt sẽ dùng một ít sợ bông trải ra và dùng que tre với kích thước như chiếc đũa để vò cho bông cuộn chặt phía trên đầu que sao cho to bằng đầu ngón chân cái. Một que bông như vậy sẽ được gọi là một con cúi.

Kéo sợi: Sử dụng từng con cúi một để tạo thành cuộn bông thành sợi vải. Vừa kéo sẽ được cuộn sợi vải lại thành các ống chỉ với  độ dài khoảng 15cm.

Bước 3: Xử lý vải

Ngâm cháo vải: Kéo xong các sợi vải sẽ đem ngâm vào nước cháo để tiến hành xử lý. Phần vải sẽ được chia ra thành 2 phần và một phần được đem đi nhuộm trước khi dệt và phần còn lại được dệt và mang đi nhuộm sau đó,

Nhuộm chỉ: Các sợi chỉ được nhuộm từ những nước nhuộm màu được làm từ các loại lá, thân cây và dùng đó để dệt thành hoa văn.

Bước 4: Mắc khung cửi

Mắc vải: Giai đoạn này sẽ rất khó và đòi hỏi người thợ phải khéo léo và có sự am hiểu nhất định về nghề. Công việc này cần đến sự giúp sức của nhiều người để vải không bị rối. Cần có người đứng đầu để giăng vải, người dùng lượt to để đánh vải và giữ cho sợi vải không rối lại với nhau.

Lên khung cửi: Hoàn thành mắc vải lên sẽ đến giai đoạn co, sỏ khổ. Đây là quá trình cần thực hiện theo mẫu thổ cẩm để không bị sai.

Bước 5: Thành phẩm

Dệt vải thổ cẩm sẽ khó dệt hơn nhiều so với các loại vải khác do cần nhớ từng hoa văn, con chỉ để chọn màu. Trường hợp bị sai hoặc quên sẽ  cần tháo ra và sửa ngay.

Nhuộm vải: Với vải thổ cẩm sử sử dụng phần lớn màu nền là các màu đen, đỏ, nâu và thường được nhuộm màu sau khi đã nhuộm xong.

Như một mạch nguồn, nghề dệt thổ cẩm ở Làng Teng có sức sống bền bỉ. Để rồi, những tấm vải thổ cẩm được dệt bởi đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ Làng Teng không chỉ tạo nên những trang phục đầy sắc màu cho các mế, các chị trong những ngày hội của làng, mà sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao này đã được nhiều khách hàng ở trong và ngoài tỉnh lựa chọn.

Giữa cuộc sống hiện đại, đời sống của người Hrê dần thay đổi. Thế nhưng, những tấm vải thổ cẩm dệt tay vẫn hiện diện như kết nối giữa các thế hệ với nhau và là sợi chỉ gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. 

Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:

✔ Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toán

✔ Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.

✔ Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!

✔ Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!

✔ Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.

✔ Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.

✔ Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.

✔ Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.

Bình luận

Đánh giá (0)

Không có bài đánh giá nào!

Thêm đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên đến 5 hình ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 5120 kilobytes

Chia sẻ với mọi người

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !