Từ xưa đến nay, nhắc đến Thái Nguyên, là mọi người đều nghĩ ngay đến vùng đất bạt ngàn cánh đồng chè xanh. Một tách trà xanh không chỉ giúp chúng ta giải tỏa cơn khát, tốt cho sức khỏe mà còn chứa đựng rất nhiều giá trị, ý nghĩa. Nói tới trà ngon thì không thể không nhắc tới Trà Thái Nguyên – Đặc sản nổi tiếng nhất của mảnh đất hình chữ S.
Trên bản đồ vùng đất “Đệ nhất danh Trà” Thái Nguyên có tên trà Đồng Hỷ với vùng chè Trại Cài và chè Sông Cầu nổi tiếng. Trà Đồng Hỷ có hương vị thơm ngon, đậm đà rất riêng của cây chè phát triển ở khu vực núi đá.
Bên cạnh chè Tân Cương, chè Trại Cài cũng là một thương hiệu nổi tiếng của chè Thái Nguyên. Nằm ở xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, vùng chè đặc sản Trại Cài cách thành phố Thái nguyên 20km về phía Bắc. Sau 30’ đi đường, Quý khách sẽ đến được với chè Trại Cài, những đồi chè xanh mướt hai bên đường, ngút ngàn tầm mắt.
Chè được sản xuất hoàn toàn thủ công, rất công phu và tỉ mỉ từng công đoạn: Chè được hái trên đồi sau nhà vào sáng sớm khi còn đọng sương cho tới lúc mặt trời mới lên, hái về dùng nước giếng khơi rửa sạch, phơi khô nước cho búp chè hơi héo đi một chút. Tiếp đó cho chè vào sấy rồi vò cho búp chè xoăn lại hình lưỡi câu rồi lại sao tiếp cho tới khi chè khô.
Kĩ thuật lấy hương chè 100% tự nhiên đảm bảo chè có hương vị đặc trưng thơm ngon của chè Thái Nguyên và tốt cho sức khỏe người uống trà. Mỗi búp chè từ khi hái cho tới khi khô đều được bảo quản và phơi ở nơi cao ráo sạch sẽ. Các dụng cụ chế biến được đảm bảo vệ sinh ở phòng kín có cửa sổ thông thoáng. HTX Tuyết Hương sản xuất Chè Cài theo tiêu chuẩn Việt Gap - do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất lượng.
Ưu điểm của Chè Trại Cài Thái Nguyên
Do điều kiện về địa hình, khí hậu phù hợp, người dân lại có kinh nghiệm trồng chè nên chè ở đây có hương vị đặc trưng mà khó có nơi nào có được, vị đậm đà và ngọt hâu. Đặc biệt chè Trại Cài đặc sản của chè thái nguyên pha đến nước thứ 3 thứ 4 mà vẫn giữ được màu cùng mùi thơm của chè.
Để có được những ấm chè ngon như thế là cả một quá trình của người nông dân nơi đây. Người trồng chè phải thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu bệnh cho cây, vào mùa đông cứ khoảng 1 tuần phải tưới nước một lần, bên cạnh đó cũng phải chú ý bón phân, trừ sâu đúng thời điểm thì cây chè mới sinh trưởng tốt.
Tới kỳ thu hoạch, người dân thường hái chè vào ngày nắng, tránh ngày mưa để chè không bị nhạt và vẫn giữ được vị ngon, thời điểm thu hái tốt nhất là từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì khi đó búp chè không bị ướt sương. Khi hái chè cũng phải tuân thủ đúng cách hái “Một tôm hai lá” để lấy được phần ngon nhất của búp chè.
Sau khi mang chè tươi về phải trải ra nền sạch trong thời gian khoảng 2-3 tiếng để chè thoáng, bay hết hơi nước, sau đó đưa vào sao sấy ngay, nếu để qua đêm khi búp chè đã héo, nhựa đã chảy thì dù có sao tẩm kiểu gì nước chè cũng vẫn bị đỏ. Đây là những kinh nghiệm quý báu đã được những người làm chè ở đây đúc rút qua nhiều đời…
Sau khi sản xuất được các sản phẩm trà sạch, chất lượng tốt, Hợp tác xã tiếp tục tập trung vào cải tiến mẫu mã, bao bì, chị Tuyết cho biết: “Để tạo ra sự mới lạ, độc đáo, Hợp tác xã không sử dụng bao bì bằng hộp giấy hay hộp nhựa, mà sử dụng những hộp đựng trà bằng mây, tre đan dệt thủ công, nhìn rất giản dị, thân thiện môi trường mà tinh xảo, xinh xắn. Những chiếc hộp bằng mây tre này rất hợp với trà, như một món quà đặc sản của quê hương Thái Nguyên.
TVC giới thiệu HTX Tuyết Hương
Lợi ích tuyệt vời của việc uống trà
Trà có hàm lượng calo thấp
- Trà là một thức uống tự nhiên và ít calo. Thông thường, trong một tách trà chỉ chứa khoảng 2 calo.
- Vì vậy, việc uống trà sẽ không khiến bạn tăng cân ngoài ý muốn.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
- Trong nước trà chứa nhiều chất chống oxy hoá, có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, đột quỵ và thậm chí là ung thư.
- Các chất chống oxy hoá còn ngăn ngừa những dấu hiệu lão hoá trên cơ thể. Vì vậy trà thường được sử dụng để làm đẹp da và thanh lọc cơ thể.
Giảm stress
- Theo chuyên gia dinh dưỡng tại Balance One Supp Supplement, trà chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật hoạt động trong cơ thể để giảm và đảo ngược căng thẳng do oxy hóa.
- Trà xanh là loại trà đứng đầu trong việc giảm stress. Tuy nhiên vì chứa nhiều caffein nên trà xanh có thể khiến bạn bị mất ngủ và stress nặng hơn nếu uống quá thường xuyên.
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
- Trà đặc biệt là trà đen có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
Giúp giảm viêm hiệu quả
- Theo chuyên gia dinh dưỡng của Oregon, việc uống trà mỗi ngày giúp giảm viêm trong cơ thể bạn nhờ các chất chống oxy hóa có trong hầu hết các loại trà, đặc biệt là trà xanh.
Giúp xương chắc khoẻ
- Uống trà hàng ngày cũng giúp kích thích sự hình thành và phát triển của xương. Một số thành phần của trà có thể giúp kích thích hình thành các tế bào xương mới chắc khoẻ hơn.
Pha trà như thế nào cho đúng?
Mỗi quốc gia với những phong tục và đặc thù riêng biệt sẽ hình thành nên cách pha chế và thưởng trà khác nhau. Với người Việt, nghệ thuật pha trà được gói trọn lại trong một câu: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”.
Nhất thủy:
Nước trà là yếu tố đầu tiên và quan trọng làm nên sự tinh túy của tách trà. Loại nước dùng để pha trà phải là nước tinh khiết, ngon nhất phải kể đến loại sương đọng trên lá sen. Dùng loại nước ấy lại cần đun sôi bằng ấm đất trên bếp lò. Với mỗi loại trà, độ sôi của nước lại không giống nhau. Với trà xanh, nước trà chỉ cần đun sôi sủi tăm còn với trà tẩm hương như trà sen, trà cúc, trà nhài... nước trà cần sôi già hơn. Nước chưa đủ độ sôi sẽ khiến trà không phai, còn nếu sôi quá lại khiến trà trở nên nồng đậm mà các cụ xưa còn hay gọi bằng cái tên dân giã là “Cháy trà”.
Nhì trà:
Ngày nay để tiện dụng, chè khô được sử dụng nhiều để pha chế. Tuy nhiên, để có được thứ nước trà thơm nồng đúng điệu thì chè tươi, chè xanh, chè nụ mới là nguyên liệu chuẩn để pha chế. Chè phải được rửa sạch, đem vò kỹ bằng tay để làm giập lá chè, cọng chè đem bẻ nhỏ và tước thành nhiều phần. Có như vậy chỉ cần đun với nước sôi trong khoảng 15 phút, chè đã đủ độ ngấm và toàn bộ tinh chất từ lá chè sẽ được chuyển sang thứ nước vàng óng ánh trông đẹp mắt và ngon miệng.
Tam bôi:
Chén uống trà thường được lựa chọn hết sức tỉ mỉ. Đường kính của chén không nên quá rộng, thường chỉ nhỏ nhắn như hột mít hay mắt trâu, bởi thưởng trà không quan trọng về lượng mà lại quan trọng về chất và tinh thần. Thường một bộ chén sẽ có bốn chén quân, một chén tống (chén to nhất) dùng để chuyên trà. Khi rót trà cần lưu ý, nếu bộ trà có chén tổng thì đem rót ra chén tống trước rồi san từ đó ra các chén quân. Còn không có chén tống, có thể rót thẳng vào chén quân, nhưng lưu ý thêm là cần rót lần lượt từng ít một vào chén rồi xoay vòng, rót ngược lại, có như thế thì các chén trà mới cùng đậm đà như nhau.
Tứ bình:
Trước khi pha trà, bình phải được tráng qua bằng nước sôi bằng cách tưới lên bình trà. Trà đựng trong bình phải được pha vừa đủ lượng để không nhạt quá cũng không đắng quá. Sau khi rót đủ nước pha trà ngập mặt, người pha sẽ đổ đi nước đầu tiên để rửa trà (Tục này được bắt nguồn từ thành ngữ xưa: Tửu tam trà nhị, tức là rượu đến chén thứ ba mới ngấm - Trà đến nước thứ hai mới ngon). Sau đó, người pha trà sẽ hoàn tất khâu cuối cùng, đổ nước gần đầy bình, đem đậy nắp, rót lên nắp bình một lượng nhỏ nước nóng để lưu giữ thứ mùi hương tinh khiết, thơm dịu của trà. Sau 1-2 phút, trà vừa tay, chủ nhà sẽ có thể đem trà mời khách.
Ngũ quần anh:
Nhà văn Nguyễn Tuân có câu: “Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà. Những lúc ấy, chủ nhân phải tự tay mình chế nước, nhất nhất cái gì cũng làm lấy cả, không dám nhờ đến người khác, sợ làm thế thì mất hết cả thành kính”. Người thưởng trà, bạn trà vì thế mới quan trọng, khó kiếm, hiếm gặp. Chỉ có tri kỷ mới có thể im lặng ngồi bên chén trà mà vẫn thấu hiểu được tâm ý của nhau.
Tất cả các công đoạn cầu kỳ ấy, từ chọn nước, chọn trà, pha trà, rót trà đều thấm đẫm màu sắc văn hóa truyền thống và tụ hội tinh hoa dân tộc Việt Nam vốn đã được gìn giữ và lưu truyền qua hàng ngàn năm.
Trong khâu chế biến cũng có những yêu cầu khắt khe như: Chè hái về phải để lên nong nia hoặc đổ ra tấm bạt, đảm bảo sạch sẽ, rồi dùng tôn quay inox để sao... Để làm ra những sản phẩm trà hảo hạng, không chỉ sạch, an toàn cho sức khỏe đậm vị, lên hương… trong mỗi sản phẩm Tuyết Hương trà dường như đều thấm đượm cái tâm, tình cảm của người làm.
Thêm đánh giá