Sức khỏe đời sống
Bí quyết giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đau đớn: xuống sức, suy sụp về tinh thần, sợ chết, sợ bệnh viện, lo lắng về gia đình, về công việc, cảm giác bị người thân bỏ rơi… Chính vì vậy, khi điều trị bệnh ung thư, cần phải quan tâm đến toàn bộ các yếu tố kể trên.
Các khối u phát triển ăn lan vào xương, thần kinh, mô mềm và các tạng cũng chính là lúc các cơn đau bắt đầu xuất hiện… Đặc biệt khi hiện tượng viêm loét xung quanh khối u thì những cơn đau trở nên dữ dội hơn bao giờ hết.

Chìa khóa vàng trong giảm đau và hỗ trợ bệnh nhân ung bướu
Đầu tiên là làm giảm kích thước khối u để giảm tình trạng chèn ép, tổn thương các mô tạng xung quanh. Phương pháp phổ biến nhất là hóa trị và xạ trị dù gây ra nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên xét về hiệu quả trong việc làm nhỏ hoặc thậm chí là tiêu diệt khối u thì chưa một phương pháp nào khác có thể thay thế.
Bên cạnh hóa xạ trị, cách thứ hai cũng thường xuyên được áp dụng là sử dụng thuốc giảm đau. Tùy theo mức độ đau mà bệnh nhân sẽ được chỉ định các liệu trình khác nhau. Từ việc sử dụng các thuốc giảm đau ngoại vi như aspirin, paracetamon cho đến những thuốc giảm đau mạnh hơn tác động vào thần kinh trung ương như Morphine - trường hợp này hay được áp dụng cho bệnh nhân đau nặng, hoặc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Phương pháp thứ ba là hỗ trợ nâng cao thể trạng và giảm tác dụng phụ khi hóa xạ trị, từ đó giảm đau đớn cho bệnh nhân ung thư. Bởi về nguyên tắc, nếu bệnh nhân vượt qua được các liệu trình hóa, xạ trị thì tỷ lệ điều trị thành công sẽ rất cao.
Tuy nhiên, một liệu trình điều trị ung thư thường kéo dài từ 3 - 4 tháng với rất nhiều tác dụng phụ.Khi đó, nếu có thể trạng tốt sẽ giúp bệnh nhân theo sát phác đồ điều trị ban đầu, tăng tỷ lệ điều trị thành công, hạn chế ung thư tái phát và giảm những cơn đau do tác dụng phụ.
Trên thực tế, nếu bệnh nhân ung thư có sức khỏe ổn định, những tác dụng phụ do điều trị thường nhẹ và kết thúc nhanh hơn so với những bệnh nhân suy kiệt. Có nhiều phương pháp cải thiện thể trạng cho bệnh nhân ung thư trong đó chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý thường xuyên được đề cập đến. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, tránh kiêng khem quá mức và nghe theo những hướng dẫn thiếu sự kiểm chứng y học.

Cùng với đó, bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ sâu, giảm mệt mỏi, stress, vượt qua nỗi ám ảnh về tinh thần, suy kiệt về thể chất sau mỗi đợt hóa xạ trị.
Thực tế có rất nhiều loại thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trong nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ khi hóa xạ trị. Trong đó được nghiên cứu nhiều nhất là nghệ vàng, tam thất và tảo nâu. Các thảo dược này đã được các nhà khoa học chứng minh có chứa các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tìm diệt gốc tự do, thúc đẩy sự chết tự nhiên của tế bào ung thư, giảm bớt tác dụng phụ sau hóa xạ trị. Tuy nhiên, việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất ít hiệu quả do Curcumin khó tan, hấp thu kém, còn hàm lượng Saponin trong tam thất không cao.
Để khắc phục vấn đề đó, Tiến bộ Khoa học của Cuba được công bố vào năm 2011 đã chỉ ra rằng Nọc bọ cạp xanh Rhopalurus junceus – ức chế sự tăng trưởng, giảm sự chèn ép lên các mô và dây thần kinh. Điểm an toàn khi sử dụng chiết xuất nọc bọ cạp xanh trong điều trị ung thư đã được khẳng định, khi kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất này có khả năng phát hiện và cô lập tế bào ung bướu, ngăn cản sự phát triển mạch máu tăng sinh đến nuôi dưỡng khối u, khiến những tế bào này không thể phát triển. Điều này giúp bệnh nhân giảm đau một cách bền vững.