Nhắc đến Hà thủ ô, chúng ta không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời mà loại thảo dược này đem đến cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần sơ chế hà thủ ô để làm giảm bớt tính nóng và độc tính. Chế biến Hà thủ ô cửu chưng cửu sái được biết đến là cách bào chế giúp giảm độc tính và tác dụng phụ của thuốc; Đồng thời tăng cường khả năng hòa tan khi dùng bột hà thủ ô, tạo điều kiện chuyển hóa tốt các chất có ích của thuốc vào trong cơ thể để chữa trị bệnh hiệu quả.
Hà thủ ô là loại thảo dược quý họ nhà Răm, dạng thân leo, thường mọc ở các vùng đất đồi, núi thấp. Có hai loại cây thủ ô là thủ ô đỏ và thủ ô trắng. Trong đó, hà thủ ô đỏ được dùng để chữa bệnh nhiều hơn bởi trong cây có hàm lượng hoạt chất chữa bệnh tốt hơn hà thủ ô trắng.
Hà thủ ô đỏ được mệnh danh là “thần dược” với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Có thể kể đến một số công dụng chính của Hà thủ ô như: làm tóc đen, chống rụng, bạc tóc sớm, trị các bệnh sốt rét, nhuận tràng, di tinh, kinh nguyệt không đều, đau đầu, đau lưng, mỏi gối, suy nhược cơ thể, bổ can, ích thận, dưỡng huyết, hạ cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, làm chậm nhịp tim, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa...
Mặc dù Hà thủ ô có nhiều công dụng hữu ích, nhưng nếu chế thuốc đúng cách thì có thể làm gây mất tác dụng hoặc có hại cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu ăn Hà thủ ô sống còn khiến cơ thể hấp thụ chất anthraquinon khiến người dùng bị tiêu chảy,...
Để giảm trừ độc tính cũng như phát huy tốt nhất công dụng của thuốc, người dùng cần chế Hà thủ ô đúng cách. Một cách bào chế Hà thủ ô khá phổ biến hiện nay chính là phương pháp “Cửu chưng, cửu sái”.
Từ thực tế các mô hình trồng hà thủ ô đỏ bước đầu đạt hiệu quả, nhu cầu mở rộng diện tích trồng của người dân dần tăng lên, Công ty TNHH Quan Đạo đã tập trung nhân giống, xây dựng mô hình sản xuất giống hà thủ ô đỏ với diện tích 1.000 m2. Đến nay, Công ty đã ươm trên 200.000 hom cây giống. Tỷ lệ sống sau khi xuất vườn và trồng đạt trên 60%. Hiện nay, Công ty tiếp tục nghiên cứu để nâng cao tỷ lệ sống của cây hà thủ ô giống.
Hướng dẫn chế biến Hà thủ ô cửu chưng cửu sái
Mục đích chế biến:
Hà thủ ô là một vị thuốc rất khó tính, việc chế biến trước khi sử dụng để làm giảm tính nóng và độc tính. Đồng thời tăng cường khả năng hòa tan, chuyển hóa hấp thụ các hoạt chất từ hà thủ ô vào cơ thể. Sau đây là cách chế biến hà thủ ô theo phương thức “Cửu chưng cứu sái” - 9 lần chưng 9 lần phơi. Bào chứa Hà thủ ô “Cửu chưng, cửu sái” là cách chế biến giúp làm giảm độc tính cũng như tác dụng phụ của thuốc trước khi tiến hành sử dụng. Với cách này, hà thủ ô dễ hòa tan hơn, giúp chuyển hóa, hấp thụ tốt các hoạt chất vào cơ thể. Chế biến Hà thủ ô cửu chưng cửu sái là cách chế thuốc với 9 lần chưng, 9 lần phơi.
Các bước chế thuốc như sau:
- Bước 1: Củ Hà thủ ô sau khi thu hoạch về đem đi rửa sạch. Sau đó cạo vỏ tách bỏ lõi rồi thái thành lát mỏng.
- Bước 2: Hà thủ ô sau khi được thái thành lát mỏng thì đem ngâm vào nước vo gạo khoảng 1 ngày 1 đêm. Trong thời gian đó lên thay nước vo gạo từ 1 – 2 lần.
- Bước 3: Đem hà thủ ô sau ngâm nước vo gạo rửa sạch rồi chế đậu đen theo tỷ lệ 1 kg hà thủ ô – 100g đậu đen xanh lòng, trộn đều 2 vị rồi cho vào nồi hấp cách thủy. Đổ nước sấp sấp mặt nước, tốt nhất nên đổ trên mặt thuốc khoảng 3 – 5 cm. Nếu nấu trực tiếp thì nên đặt thêm vỉ ở phần đáy nồi để khỏi bị cháy thuốc. Sau khi đun sôi thì chỉnh lửa nhỏ đến khi đậu đen nhừ. Chú ý quá trình đun nên cần đảo đều để đậu đen ngấm vào hà thủ ô.
- Bước 4: Đậu đen sau khi được đun nhừ thì vớt Hà thủ ô ra, còn nước đậu đen thì để lại để tẩm hà thủ ô khi phơi. Sau khi phơi lần 1 được khô, lại cho Hà thủ ô vào nấu với đậu đen mới, nhừ lại bỏ Hà thủ ô ra phơi và tẩm nước đậu đen. Quá trình nấu – tẩm – phơi lặp đi lặp lại đủ 9 lần thì kết thúc quá trình chế biến Hà thủ ô cửu chưng cửu sái.
Hà thủ ô sau khi được phơi khô lần cuối cùng thì đem đi bảo quản dùng dần. Có thể để nguyên lát thuốc sắc uống hoặc tán bột kết hợp với các vị thuốc khác phù hợp với từng mục đích chữa bệnh.
Lưu ý:
- Để mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị chứng râu tóc bạc sớm thì nên sử dụng Hà thủ ô đỏ.
- Khi sử dụng hà thủ ô nên kiêng thực phẩm tam bạch (thực phẩm có màu trắng): Tỏi, hành, củ cải trắng và một số gia vị có tính cay nóng sẽ làm hao tổn tinh huyết.
TVC giới thiệu mô hình trồng cây hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Hà thủ ô hay còn gọi là giao đằng, dạ hợp, dạ giao đằng, thủ ô. Theo Đông y, hà thủ ô có vị đắng, ngọt chát, tính nóng có tác dụng bổ thận can, dưỡng huyết, trừ phong chủ trị các chứng huyết hư, đau nhức xương khớp, suy nhược thần kinh, làm đen râu tóc…
Nghiên cứu ý học còn cho thấy, hà thủ ô còn có tác dụng hạ cholesterol, phòng ngừa sơ cứng động mạch, làm chậm nhịp tim, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch.
Dưới đây là 3 công dụng chính của hà thủ ô đối với sức khỏe:
Làm đen râu tóc
Theo y học cổ truyền, tóc là phần dư của huyết và có mối quan hệ mật thiết với tàng thận, thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết. Râu tóc đen là biểu hiện của sức khỏe tốt, nếu thận hư thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến bạc. Sử dụng Hà thủ ô sẽ giúp bồi bổ an thận, dưỡng huyết tư âm, bởi vậy có khả năng làm đen râu tóc.
Có lợi cho việc sinh con
Thận tàng tinh, thận tinh sung túc thì sự sinh trưởng tác dụng của cơ thể diễn ra thuận lợi, năng lực tinh dục được khôi phục nên rất dễ sinh con. Trong khi đó, sử dụng hà thủ ô sẽ giúp sinh tinh nên có lợi cho việc sinh con là điều dễ hiểu.
Kéo dài tuổi thọ
Sự già yếu của con người do quá trình suy giảm của thận tinh quyết định. Sử dụng hà thủ ô lâu dài để bổ ích thận tinh, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ.
Một số kết quả nghiên cứu còn cho tháy, hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh lipit máu, ngăn ngừa tình trạng sơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch...
Thêm đánh giá