Cách đây chừng vài năm, cách gọi “Gà H’Mông” vẫn còn lạ lẫm trong thực đơn bàn tiệc. Thế nhưng những món đặc sản thường kích thích trí tò mò của thực khách nên chẳng bao lâu sau, từ núi rừng Tây Bắc, gà đen H’Mông ngược xuống miền xuôi, mau chóng trở thành món ăn khoái khẩu đối với thực khách tại nhiều địa phương.
Gà H’Mông cũng có thể gọi là giống gà xương đen, thịt đen nhưng không phải là giống gà Ác, cũng không phải là giống gà Tây hoa hay ô Kê của Trung Quốc. Đây là giống gà của đồng bào dân tộc H’Mông vùng Tây Bắc có thịt thơm ngon. Gà được Trung tâm Khoa học và Sản xuất vùng Tây Bắc phát hiện và nuôi thử từ năm 1998. Cuối năm 1999, Viện Chăn nuôi quốc gia nhận thấy đây là gống gà đặc biệt quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nên quyết định dưa vào diện động vật qúy hiếm cần được bảo tồn và phát triển.
Trước đây gà H’Mông được nuôi quãng canh nên tập tính còn tương đối hoang dã. Ban ngày, gà được thả rông tự tìm kiếm thức ăn, tối về chuồng hoặc đậu trên cây để ngủ. Thức ăn là giun dế hoặc ngô, thóc rơi vãi… người nuôi ít khi cho ăn thêm. Ở trại chăn nuôi, gà nhặt thức ăn rơi vãi xung quanh máng (tập tính bới kiếm ăn) do vậy không bị lãng phí thức ăn.
Gà H’Mông có thể trọng trung bình, tốc độ lớn nhanh hơn gà Ri nếu nuôi trong điều kiện chăm sóc tốt. Gà trưởng thành con mái nặng 1,2-1,5 kg, con trống nặng 1,5-2,0kg. Khả năng sản xuất thịt ở gà con 10 tuần tuổi: Thịt xẻ khoảng 70-78%, thịt đùi 34-35%, xấp xỉ các giống gà nội địa khác. Gà H’Mông tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp: 3,13-3,26 kg, thu nhập bình quân từ nuôi gà H’Mông 12.000 -15.000đ/con, khối lượng xuất bán bình quân đạt: 947.39 -1.120g/con. Da dày giòn, thịt không nhũn như gà công nghiệp, săn nhưng không dai như thịt vịt hoặc ngan. Đặc biệt lượng axit glutamic cao tới 3,87%, vượt trội hơn gà Ri và gà Ác nên thịt gà có vị ngọt đậm, nhưng lượng sắt lại thấp.
Về giá trị hàng hoá, gà H’Mông thuộc nhóm gà thịt đen, xương đen, có hàm lượng acid amin cao, người dân vùng cao Tây Bắc còn dùng thịt gà H’Mông như một vị thuốc bổ để bồi dưỡng sức khoẻ (gà H’Mông hầm với các vị thuốc bắc, lá ngải cứu…), chữa bệnh suy nhược, kích thích tính dục mạnh. Lượng cholesteron thấp trong khi acid linoleic có giá trị dược liệu đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch cao. Mật gà H’Mông được dùng để chữa bệnh ho gà cho trẻ em. Xương gà H’Mông nấu thành cao để chữa bệnh run tay chân.
Gà H’Mông có đặc điểm nổi bật là bộ màu lông hung nâu, hung đen và sọc dưa. Gà trưởng thành có hình dáng cân đối, chân cao màu đen và lúc này màu sắc lông đa dạng hơn rất nhiều. Phần lớn có màu da thịt đen rất đặc trưng và ở nhiều dòng gà thuần hiện nay phủ tạng đen, số ít da trắng, thịt trắng. Gà Mông thịt đen rất giống với gà rừng, gà ác nên trên thị trường hiện nay nên dễ có sự nhầm lẫn. Tuy nhiên, điểm phân biệt lớn nhất mà bạn có thể dựa vào khi chọn mua đó là gà Mông đen chính gốc có đầu, mào, chân 4 ngón, máu và nội tạng đen hoàn toàn. Điều này hoàn toàn khác biệt với gà ác vì chúng có chân 5 ngón, mào đỏ hoặc có lông trên mào.
Gà đen H'Mông Đại Phúc Tây Nguyên chưa thịt được chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap đảm bảo sạch và an toàn đến với người tiêu dùng. Đi du lịch đến vùng Tây Nguyên mà không nếm thử một miếng thịt gà đen thì có thể nói là một thiếu sót lớn.
Giá trị ẩm thực của gà H’mông
Gà H’mông còn được xem là một vị thuốc quý, là một trong những nguyên liệu làm nên nhiều vị thuốc cải thiện sức khỏe. Từ thời xa xưa, gà H’mông được dâng lên các vị vua chúa như một vị thuốc tráng thân kiện thể, bồi bổ dương khí, tăng cường sinh lực.
Điều đó là hoàn toàn có cơ sở khoa học vì theo nghiên cứu, gà H’mông có hàm lượng axit amin cao, lượng cholesterol thấp trong khi axit linoleic cao nên có giá trị dược liệu đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch.
Mật gà có thể được dùng chữa bệnh ho cho trẻ em theo cách riêng của người dân tộc, xương gà được nấu thành cao chữa bệnh run tay chân. Đặc biệt, gà H’mông có hàm lượng axit glutamic lên đến (3,87%) vượt trội so với các loại gà khác như gà ri, gà ác nên có vị ngọt đậm, lượng sắt thấp nên không tanh bằng.
Gà H’mông còn có giá trị dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với các giống gà khác nên vì thế người vùng Tây Bắc có món truyền thống là gà H’mông tần thuốc bắc, dành để tẩm bổ cho người suy dinh dưỡng hoặc bị suy nhược cơ thể.
Cách nuôi gà H’mông của dân tộc Mông
Gà H’mông được người H’mông được thả tự nhiên trên các nương ngô, đồi sắn, tự kiếm ăn cả ngày, tối mới về chuồng nên tập tính còn tương đối hoang dã, thức ăn chủ yếu của chúng là giun, dế, ngô, thóc… bản thân gà H’mông có thịt tốt: da dày giòn, thịt săn nhưng không dai, ít mỡ, hương thơm và có vị ngọt đậm do cách nuôi như vậy đã hình thành nên các giá trị phẩm chất cao của gà H’mông. Mùi vị thì rất phù hợp với khẩu vị người Việt, gà H’mông là đặc sản quý, các món ăn làm từ giống gà này dù đơn giản hay phức tạp cũng có sự hấp dẫn lạ kỳ bởi phẩm chất thịt, hương vị tự nhiên đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại thịt nào.
Các kiểu chế biến gà H’mông thì rất nhiều, nhưng phổ biến vẫn hấp và nướng. khi ăn có thêm một chén muối ớt giã nhuyễn, thêm chút chanh dùng đũa khuấy nhẹ cho sủi bọt lăn tăn để trộn đều với nhau, chấm miếng thịt gà dai ngọt, da thì giòn sựt hòa quyện với hương thơm của muối, chanh và ớt thật làm nên một hương vị thơm ngon khó tả.
Nếu đem nấu cháo cũng rất tuyệt vời, tinh túy của gà thấm vào từng hạt gạo rang thơm, phần thịt xé tơi cho vào trong bát cháo ăn vào có thể giải cảm và cải thiện sức khỏe. Chúng ta cũng có thể chế biến rất nhiều cách khác nhau để thưởng thức vị ngon mà gà H’mông mang lại như nấu lẩu, rang muối...
Món ngon chế biến từ gà đen H’Mông
Lẩu gà đen thích hợp trong tiết trời se lạnh
- Tuy nhiên, để thưởng thức được những món ngon từ giống gà đen Tây Nguyên, trước tiên phải chọn đúng giống gà. Muốn có món ăn đậm đà dư vị từ gà đen thì bạn phải biết cách tránh mua nhầm giống gà đen giả, nhái tại các điểm du lịch.
- Khi mua, bạn cần quan sát xem gà có đen toàn thân, đen từ bộ lông đen vào cả da thịt hay không. Sau đó chú ý đến trọng lượng, vì gà đen không lớn như một số giống gà khác, con lớn chỉ có trọng lượng 1,3-1,5 kg. Gà đen leo đồi, leo núi rất khỏe cho nên nó sẽ có đôi chân nhỏ, cứng và chắc khỏe so với các giống gà khác.
Thơm ngọt món hấp
- Gà đen sau khi mổ, rửa sạch, tẩm ướp và nhồi vào bụng gà với xả, gừng, muối, tiêu, hạt dổi rồi cho lên hấp cách thủy để giữ được vị thơm. Gà hấp chừng 25-30 phút là chín đến tận xương. Lưu ý không nên hấp chín quá vì thịt gà sẽ bị nhũn, mất đi độ ngon.
- Gà đen hấp sẽ giữ được độ ngọt, thơm của thịt. Khi ăn chấm với muối ớt, lá chanh hoặc hạt mắc khén rừng sẽ khiến hương vị gà thơm ngon gấp nhiều lần.
Rang với gừng để có vị cay thơm
- Gà đen được mổ, rửa sạch, băm từng miếng to chừng nửa bàn tay rồi xóc với muối hạt cho đều, thêm chút rượu thóc cho dậy mùi. Gừng già rửa sạch rồi đập giập, băm nhỏ ướp cùng với thịt gà đen chừng 15 phút là có thể rang chín được.
- Gà rang chừng 15 phút là có thể dùng được nhưng trước khi bắc chảo xuống, bạn đừng quên rắc lên một ít lá chanh hoặc hẹ xanh để tạo màu và tạo mùi cho món ăn.
- Gà đen rang vừa giòn ở da vừa ngọt ở thịt và bổ dưỡng ở xương. Vị cay nồng của gừng hòa lẫn vị thơm của lá chanh làm thành một dư vị gần gũi thật độc đáo.
Lẩu gà đen ngon ngọt
- Trước tiên bạn cần băm thịt gà đen thành miếng nhỏ sau đó cho vào nồi nước sôi và đợi chừng 15 phút là cả nồi nước đã ngọt lừ nhờ vị ngọt của xương và thịt gà. Ngoài gà đen còn có rau cải Mèo, nấm hương, mộc nhĩ và măng rừng thái lát, cùng với các loại gia vị từ rừng như hạt mắc khén, hạt dổi nhằm tăng thêm sự đậm đà, vị lạ miệng và sảng khoái khi ăn.
- Muốn ăn ngon hơn thì bạn nên lấy thịt gà ra khi vừa chín tới, như thế sẽ giữ được độ dai ngọt của thịt. Theo anh Đức, cứ 4 tháng, gà có thể xuất chuồng với giá bán 110.000 đồng/kg. Riêng về giống gà này, nếu để phát triển tự nhiên thì có thể cho trọng lượng lên đến 3 kg, nhưng anh và các xã viên tuân thủ nguyên tắc nghiêm ngặt là gà chắc chắn phải được nuôi thả rông, khống chế trọng lượng khi xuất chuồng chỉ khoảng 1,7kg/con trở lại.
Món quý của núi rừng
- Người H’Mông gọi đơn giản đó là giống gà đen, còn người dân các vùng khác thì đặt hẳn cái tên gà H’Mông để phân biệt với gà ác hay ô kê của Trung Quốc.
- Thoạt nhìn, nhiều người cũng dễ nhầm lẫn gà H’Mông với gà ác vì đó cũng là giống gà da thịt đen, xương đen, nhưng gà H’Mông có phần to con hơn.
- Gà có nhiều màu lông khác nhau, nhưng quý nhất vẫn là loại lông đen, đầu có chỏm lông phớt lên trông như đội nón.
- Loại này thường được xem là “gà thuốc”, hiếm và đắt hơn các loại gà đen H’Mông thông thường. Có được gà đen H’Mông đã quý rồi, hạng nhất hay hạng nhì thì có lẽ sang hơn một chút mà thôi.
- Gà được các gia đình bà con dân tộc miền núi Tây Bắc nuôi theo hình thức thả rong nên thịt săn chắc, thớ không bở và thơm ngon hơn các giống gà ri, gà công nghiệp.
- Nếu thịt gà dùng để chế biến món ăn thì xương gà còn được bà con H’Mông dùng để nấu cao, xem đó như một vị thuốc bổ, còn mật gà được dùng để chữa ho cho trẻ em.
- Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhóm gà đen đặc biệt này và tìm ra trong thịt của chúng có hàm lượng axit amin và axit linoleic cao, ngược lại, hàm lượng mỡ và cholesterol thấp nên có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa suy nhược cho người vừa ốm dậy hay làm thực phẩm hằng ngày cho người muốn giảm cân, người mắc chứng tim mạch, tiểu đường… Gà H’Mông còn được xem như “Gà thuốc” là vì lẽ đó.
Món ngon trên bàn tiệc
- Thớ săn chắc, thịt ngọt đậm đà nên nấu món gì cũng hấp dẫn, dù làm qua loa như luộc chấm muối ớt chanh.
- Muối ớt pha kỹ, giã thật nhuyễn để muối và ớt hòa lẫn vào nhau, nặn chanh vào đánh sủi bọt lăn tăn, cay nồng để chấm miếng thịt gà tuy không dày nhưng rất săn ngọt quả là rất tuyệt, một người có thể làm cả con mà vẫn còn thòm thèm.
- Món gà rang muối gồm thịt gà được cắt thành miếng vừa, tẩm gia vị, gói vào giấy bạc, đem nướng trong muối rang nóng cũng khá thú vị.
- Nếu đem nguyên con gà cho vào nồi cháo, luộc chín để chất nước ngọt ngào của thịt gà thấm vào từng hạt gạo rang thơm, còn phần thịt được xé tơi thì chén cháo gà sẽ trở thành một vị thuốc dân gian, giúp giải bệnh tật những lúc trái gió trở trời.
- Đem gà chặt khúc, cho vào nồi lẩu sôi sùng sục, bốc khói nghi ngút cũng rất ngon. Rất nhiều thực khách thị thành đã bị chinh phục ngay từ lần đầu ăn món gà H’Mông như thế.
- Thịt gà H’Mông còn được chọn để đưa vào các loại lẩu nổi tiếng hiện nay như lẩu Thái, lẩu âm dương hay lẩu nấm.
- Theo các đầu bếp có kinh nghiệm, ngon nhất vẫn là món gà được chế biến theo đúng kiểu truyền thống của người H’Mông.
- Thường thì người dân rẻo cao có món gà tiềm thuốc bắc, tuy không đầy đủ các vị thuốc theo cách của người Hoa nhưng dùng để bồi bổ sức khỏe thì cũng rất tốt.
- Ngoài ra còn có canh thịt gà, gà nướng, gà hấp cùng các gia vị, thảo dược đặc trưng của núi rừng như hạt dỏi, củ nén, lá mắc mật… tạo thành những món ăn có hương vị riêng khó quên.
Có thể nói thịt gà H’Mông là một đặc sản không những thích hợp với khẩu vị của người châu Á mà còn được các đoàn khách phương Tây rất ưa chuộng.
Thêm đánh giá