Cứ mỗi độ thu về Hà Nội lại nồng nàn hương cốm làng Vòng, thức quà dân dã mà đầy thanh tao gắn liền với bao thế hệ người dân nơi thủ đô. Cốm xanh đượm mùi thơm lúa non, gói mình trong lá sen với hương thơm dịu nhẹ khiến ai đã một lần nếm cũng đều gật gù xao xuyến. Cốm làng vòng loại đặc biệt được chế biến từ những hạt gạp nếp chọn lựa kỹ càng trên nhưng bông lúa khỏe mạnh săn chắc. Qua quá trình lựa phơi khô sấy chúng tôi đưa ra những sản phẩm cốm đặc biệt thơm ngon với hương thơm đạm chất của Người Hà Nội.
Cốm ở Hà Nội có nhiều chỗ làm, nhưng tựu chung lại thì có ở Làng Vòng. Cốm được chế biến ở nhiều dạng như: Cốm non, cốm già, cốm đầu lia, cốm rót, chả cốm… Cốm ngon thì bạn hãy mua ở làng Vòng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Cốm thường được gói bằng lá Sen hoặc lá Ráy, để cốm được tươi, không mất nước mà lại thơm hương vị của Sen. Cốm giót là ngon nhất, hạt mềm, dẻo, các hạt dính vào nhau.
Cốm Tươi Đặc Biệt Làng Vòng Nhật Phong được gói trong hai lớp lá, lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc thạch quý giá. Lớp ngoài là lá sen có hương thoang thoảng, thanh cao.
Cốm Làng Vòng tươi ăn ngay, hoặc ăn kèm với chuối, bên ấm trà ngon có lẽ là thanh tao nhất. Song, Cốm còn có thể làm nguyên liệu để chế biết rất nhiều món ăn như bánh cốm, xôi cốm, chè cốm… Trong đó, bánh cốm là phổ biến nhất, bánh cốm ngon phải được làm từ cốm của người làng Vòng.
Thông tin chi tiết
- Bạn có thể để cốm từ 1-3 ngày.
- Để ngăn mát hoặc ngăn lạnh đều được.
- Ngăn lạnh để được nửa tháng, ngăn mát để được khoảng 1 tuần.
- Cốm Làng Vòng mềm, dẻo, hạt mỏng như lá me, thơm hương, ngọt vị, lên sắc.
- Cốm Làng Vòng mộc không hồ qua màu nên có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất.
Cách bảo quản Cốm để được lâu và tươi ngon hơn. Cốm là đồ ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, cốm khiến người ta cảm thấy ngọt ngào khi ăn và rất được người Việt ưu thích.
Cách bảo quản cốm để được lâu và tươi ngon
Cốm làng Vòng cũng như nhiều loại thực phẩm khác, nếu để lâu trong điều kiện thời tiết bình thường sẽ hỏng, ôi thiu. Để có thể giữ Cốm Làng Vòng còn tươi mới trong một thời gian dài cần có biện pháp. Chúng tôi xin đưa ra hướng dẫn sau để quý khách hàng có thể bảo quản Cốm Làng Vòng tốt nhất:
Đối với cốm làng Vòng tươi:
- Cốm làng Vòng tươi nếu để trong điều kiện không khí bình thường, ngoài trời, chỉ có thể để được trong vòng 2 ngày, sau 2 ngày, sẽ không ăn được.
- Muốn bảo quản Cốm Làng Vòng tươi, quý khách hàng hãy gói Cốm thật kín trong một tui nilon, để trong ngăn đá của tủ lạnh để Cốm đóng băng.
- Với cách này, có thể để cốm làng Vòng tười trong bao lâu tùy ý.
- Khi bỏ ra ăn, cần để cốm làng Vòng tươi đã đóng băng được dã đông tự nhiên (tránh gió).
- Sau khi trở về trạng thái bình thường, cốm làng Vòng tươi vẫn giữ nguyên hương vị như khi mới sản xuất.
Cốm làng Vòng - Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực truyền thống người Hà Thành
Cốm làng Vòng từ lâu đã trở thành đặc sản ẩm thực truyền thống của người dân nơi kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến. Không hề nói quá khi khẳng định rằng: “Người Hà Nội mà chưa từng ăn cốm thì không phải người Hà Nội”.
Cốm làng Vòng là sản phẩm đặc trưng của làng Vòng, ngày trước có tên là thôn Hậu, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm; nay thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nghề làm cốm bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm.
Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn mỗi khi mùa thu đến. Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm.
Đến nay, cốm làng Vòng đã vượt qua khỏi lũy tre làng, theo những gói quà, những gánh hàng rong đến với người thân, đến với người ăn chơi sành điệu, rồi trở thành đặc sản quý tiến vua các triều Lý (1009-1225), trở thành món ăn tao nhã nổi tiếng của người Tràng An.
Cốm được gói trong 2 lớp lá, một lớp lá ráy tươi đảm bảo cốm không bị khô, trong cùng là lớp lá sen thoảng hương thơm ngát, buộc trong sợi rơm lúa nếp vàng tươi khiến món ăn càng mang đậm hương đồng nội.
Nhà văn Thạch Lam đã viết: “Cái màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, không gì hòa hợp bằng. Cốm làng Vòng đượm mùi hương dạt dào trong màu sắc và trân quý thanh khiết như những hạt ngọc được gói cẩn thận, tỉ mỉ trong những chiếc lá sen. Tất cả những gì tinh túy của đất trời, của làng quê Việt Nam cũ như gói ghém dành trong những hạt cốm khiến cho người thưởng thức phải ngất ngây.
Mang trong mình hương vị riêng của Hà Nội nên để thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế. Ăn cốm ngon nhất vào mùa thu. Giữa tiết trời hanh heo, se se lạnh, ngồi ăn cốm nhâm nhi cùng một ấm trà ngon để thể cảm nhận được hết phong vị truyền thống và phong thái thanh tao của người Hà Nội xưa. Cốm có thể ăn ngay hoặc ăn kèm với chuối tiêu bẻ đôi hoặc thái ngắn, lúc ấy ta mới thấy được cái vị ngọt thơm nồng của chuối hòa quyện vị dẻo bùi của cốm và thoảng chút hương dìu dịu của lá sen.
Cốm còn được dùng như một thứ quà tặng tinh tế. Cốm xuất hiện trong các lễ cưới hỏi truyền thống với tên gọi là bánh phu thê, cho thấy được những giá trị về văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam.
Ngày nay nghề làm cốm bị mai một nhiều, không còn nhiều các sản phẩm cốm chất lượng được làm thủ công tỉ mỉ trong từng công đoạn, thay vào đó là những sản phẩm thương mại, làm mất đi bao nét phong vị cổ.
Hà Nội hiện còn hai nơi làm cốm giữ lại được hương vị của cốm làng Vòng truyền thống đó là làng Vòng và Mễ Trì Hạ với nhiều dạng cốm chế biến phong phú như cốm tươi, cốm già, cốm xào, xôi cốm, chả cốm, bánh cốm, bỏng cốm…
Cốm làng Vòng là thức quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội. Gói cốm làng Vòng bình dị giống như cái gói kỳ diệu gói cả mùa thu, để bất cứ ai thưởng thức rồi đều thấy bâng khuâng, quyến luyến, nhớ nhung cái mộc mạc, thanh tao ấy.
Cách phân biệt cốm tự nhiên và cốm nhuộm phẩm màu
Muốn ngon thì cốm dẹp
Muốn đẹp thì cháo hoa!
Câu ca dao xưa, không rõ tự khi nào đã nhắc đến cốm. Cả nước ai cũng biết đến cốm làng Vòng là thứ đặc sản của thủ đô. Riêng người Hà Thành coi nó như một cái gì đó quý giá, tự hào, linh thiêng...
Hạt cốm dẻo, mềm, thơm, ngọt thanh có thể làm ra những món ăn vô cùng tinh tế và hấp dẫn. Cốm giữa mùa thường dùng để làm chả cốm, còn cốm cuối mùa hạt thường to, dày, ăn hơi cứng, phù hợp cho việc nấu chè hoặc làm xôi cốm…. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường tình trạng cốm tẩm phẩm màu được bày bán tràn lan khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại.
Thông thường, để tạo màu xanh cho cốm, người ta thường dùng lá dong riềng hoặc lá mạ non rửa sạch, giã nát, đun sôi, lọc bỏ cặn bã, lấy nước rồi cô lại. Sau đó loại nước cô đặc này được pha với một ít nước sôi để nhuộm cho cốm có màu xanh nhạt tự nhiên. Nhưng để tiết kiệm thời gian, không tốn công sức, màu cốm trông bắt mắt hơn, người bán đã sử dụng phẩm màu để nhuộm, loại phẩm màu rất nguy hại cho sức khỏe của chúng ta.
Đã có nhiều mẫu cốm gần đây bị phát hiện nhuộm bằng malachite green, một chất cực kỳ độc hại. Malachite green, còn gọi xanh malachite, là một hóa chất dùng trong công nghiệp để nhuộm các nguyên liệu như da, sợi và giấy. Từ lâu nó đã bị cấm sử dụng và kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng vì nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thậm chí là gây ung thư.
Những cách phân biệt cốm nhuộm màu tự nhiên và cốm nhuộm phẩm màu độc hại:
- Về màu sắc: Cốm tự nhiên có màu xanh nhạt, hơi vàng của lá lúa héo, màu xỉn hơn, hơi xám xám, có màu vàng ánh lục.. Trong khi đó, cốm nhuộm thì có màu xanh quá đậm hoặc xanh tươi, trông bắt mắt hơn.
- Về hương vị: Cốm tự nhiên có hạt mỏng, ăn dẻo và có mùi thơm của lúa non. Còn cốm bị nhuộm thì ăn không được dẻo, mất đi mùi hương đặc trưng của cốm. Khi mua, bạn nên ăn thử vài hạt, khi ăn thấy hơi dai dai, thơm mát và bùi bùi là được.
- Ngâm vào nước ấm: Cốm tự nhiên màu xanh hơi vàng ngâm vào nước khoảng 30 phút, nước ngâm vẫn có màu trong. Trong khi đó, cốm nhuộm màu xanh tươi, nước ngâm chuyển thành màu xanh nhạt và hạt cốm chuyển sang màu xanh hơi trắng.
- Hình dáng cốm: Chọn những hạt cốm được làm bằng hạt lúa nếp chắc nhưng mỏng và dẻo. Khi cắn nhẹ vào sẽ thấy hơi dai dai, bùi bùi và thơm mát.
TVC giới thiệu Cốm Làng Vòng
Cốm Tươi Nhật Phong - Đặc sản Cốm Làng Vòng
Cốm tươi Nhật Phong được làm từ loại gạo nếp cái hoa vàng tuyển chọn, trải qua quá trình chế biến công phu, người thợ làng Vòng đã tạo nên những Hạt Cốm có màu xanh của mạ già pha ánh vàng hoàn toàn tự nhiên không hồ qua màu.
Cốm làng Vòng hạt mỏng, ăn mềm, dẻo, thơm hương, ngọt vị, càng ăn càng bị cuốn hút trong hương vị tinh tế đó. Cốm đã trở thành thức quà trân quý, người Hà Nội mỗi khi đến mùa cốm sẽ không dám ăn ngay, mà mua về cúng thần thánh và gia tiên trước.
Cốm Làng Vòng tươi có thể ăn mộc, hoặc ăn kèm với chuối, bên ấm trà ngon có lẽ là thanh tao nhất. Bên cạnh đó, Cốm còn có thể làm nguyên liệu để chế biết rất nhiều món ăn như bánh cốm, xôi cốm, chè cốm… Trong đó, bánh cốm là phổ biến nhất mà ai ăn 1 lần là nhớ cả đời cái vị ngọt dịu nhẹ, vị thơm mát của Cốm tươi.
Cốm Làng Vòng tươi có thể để được từ 1-2 ngày trong nhiệt độ thường. Muốn bảo quản Cốm lâu hơn bạn nên bọc kín cốm trong túi ni lông để cốm bị đóng băng trong ngăn lạnh. Quý khách muốn gửi tặng người thân, bạn bè phương xa Cốm Làng Vòng thì Cốm tươi Nhật Phong chắc chắn là lựa chọn hoàn hảo nhất.
Thêm đánh giá