TVC giới thiệu Gỗ Nghệ Thuật Âu Lạc
Trải qua quá trình 25 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Gỗ Nghệ Thuật Âu Lạc chúng tôi đã không ngừng cho ra đời những tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sắc, cả về tranh gỗ, tượng gỗ và phù điêu chân dung truyền thần. Được rất nhiều khách hàng trong nước lẫn Quốc tế yêu thích.
Bất kỳ một dân tộc nào tồn tại trên thế giới cũng đều trải qua tứ đạo, ấy là Lập quốc, Dưỡng quốc, Cứu quốc và Trị quốc. Bộ đèn Hồn thiêng sông núi của Âu Lạc là sự chiêm nghiệm, đúc kết câu chuyện lịch sử dân tộc dưới hình thức 4 chiếc đèn, như thể cội nguồn ánh sáng dân tộc.
Mô tả sản phẩm Bộ Đèn Hồn Thiêng Sông Núi Âu Lạc
- Lấy ý tưởng từ truyền thuyết “Trăm trứng nở trăm con” kết hợp đóa sen là Quốc hoa dân tộc.
- Những chiếc lỗ hình trứng tượng trưng cho 100 người con của Tổ mẫu Âu Cơ và Tổ phụ Lạc Long Quân. Trong đó, 1 lỗ oval lớn nhất nằm ở trung tâm – biểu trưng cho người con cả – vị vua Hùng thứ nhất lập nên nhà nước Văn Lang. Đây chính là thời kỳ Lập quốc của dân tộc.
- Một dân tộc hình thành bởi Cha rồng, Mẹ phượng, được nuôi dưỡng bằng ngũ cốc và hoa trái từ nền văn minh lúa nước. Đó là đạo Dưỡng quốc của dân tộc.
- Ruộng lúa bờ tre đã gắn liền với văn hóa làng xã… Tre trúc chính là tinh thần, khí tiết của tiền nhân lưu truyền cho hậu thế.
- Khi đất nước bị ngoại bang xâm phạm, tinh thần yêu nước ấy thấm đẫm từ thuở lên ba của con dân Việt đã gián cho kẻ thù phương Bắc một trận kinh hoàng, không chỉ bởi ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt mà bằng cả tinh thần tre trúc – ý chí quật cường, mềm dẻo, thẳng ngay, trong sáng… Đó chính là đạo Cứu quốc của tiền nhân.
- Đèn Thiên thư là câu chuyện Thánh Gióng lúc đã về trời, vị thiên tướng trở về nhi tâm hồn nhiên, ung dung lật lại sách trời; canh cánh một nhành tre Việt trên đám mây ngũ sắc.
- Một khi tinh hoa văn hóa Việt được Thánh Gióng lén mang lên cõi trời lưu giữ thì tinh thần ấy bất tử. Theo dòng lịch sử thịnh suy, dù có lúc dân tộc ta chịu 1000 năm đô hộ bởi phương Bắc, nhưng hạt giống tâm thức Việt – Con rồng Cháu tiên – vẫn trường tồn.
- Khi nước loạn dùng pháp trị, khi nước bình dùng đức trị, nên trả kiếm lại thần linh. Đó chính là đạo trị quốc của tổ tiên ta.
- Vua Lê Lợi trả kiếm cho Rùa thần thì ngài anh minh trả luôn bọc kiếm, đó là bí mật mà truyền thuyết bỏ sót. Sự phục tùng thiên ý thể hiện bằng hình ảnh chiếc bọc kiếm cuốn theo sóng nước Rùa thần. Khi thanh kiếm không ở trong bọc thì rất có thể nó nằm trong máu, vì thế, thanh kiếm thái bình thì yên vị trong vỏ kiếm.
Bộ đèn Hồn thiêng sông núi là câu chuyện lịch sử – văn hóa – triết học – đạo học Việt Nam, kết tinh từ văn hóa cội nguồn, nơi ánh sáng tuệ minh của Tổ mẫu và Tổ phụ chiếu soi cả dặm trường thiên lý.
Bộ đèn Hồn thiêng sông núi là món quà đầy ý nghĩa, được bàn tay khối óc Nghệ nhân Âu Lạc thực hiện tỉ mẫn trên từng đường nét, hình khối. Sở hữu bộ tác phẩm không chỉ là niềm tự hào của người con dân nước Việt, mà bạn còn góp phần lan tỏa giá trị cội nguồn dân tộc đến với bằng hữu năm châu.
Sâu thẳm từ “Hồn thiêng sông núi”
Bộ linh phẩm “Hồn thiêng sông núi” như món quà của người xứ Quảng dâng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bằng niềm say mê, đồng cảm và những đôi bàn tay tài hoa, 2 nghệ nhân Trần Thu và Nguyễn Việt Linh cùng 20 người thợ ở xã Điện Phong (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã cho ra đời bộ linh phẩm “Hồn thiêng sông núi” trong 2 năm với tổng kinh phí khoảng 1 tỷ đồng.
Chia sẻ về ý tưởng và khó khăn khi chế tác bộ linh phẩm này, nghệ nhân Trần Thu - Giám đốc Trung tâm Gỗ nghệ thuật Âu Lạc - tâm sự: “Sau khi tôi nêu ý tưởng làm một bộ tác phẩm dâng lên đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với những người thợ và nhân viên thì được mọi người hưởng ứng rất nhiệt tình. Bắt tay vào thực hiện tác phẩm ai cũng làm việc hết mình, không ai nghĩ mình đang làm tác phẩm thương mại bình thường mà luôn nghĩ về lòng tự hào dân tộc, về cội nguồn văn hóa”.
Những khối gỗ thô cứng, vô tri vô giác được các nghệ nhân thổi hồn vào đó để người xem có thể cảm nhận sự kết hợp tinh tế của vùng đất Quảng Nam anh hùng với những giá trị văn hóa, lịch sử, triết học và nghệ thuật, gắn với truyền thuyết được gửi gắm qua từng tác phẩm. “Các tác phẩm này tự bổ sung cho nhau, làm nên sự cân đối trong thuyết Âm dương Ngũ hành, vạn vật đất trời” - nghệ nhân Nguyễn Việt Linh nói.
Đại bình kiến quốc và Đồng bào là hai tác phẩm chủ đạo, có kích thước cao hơn 2,6m, đường kính 1,5m, làm bằng gỗ sao vàng nguyên khối. Đại bình kiến quốc nghĩa là chiếc bình lớn ra mắt đồng bào, kiến thiết đất nước, kiến tạo bình an dân tộc. Từ ý tưởng đó, Đại bình được thiết kế vòng quanh thân hình nổi 54 con chim Lạc, trên mỗi con chim Lạc mang họa tiết hoa văn biểu trưng cho 54 nền văn hóa và tinh thần đoàn kết dân tộc qua từng nét chạm khắc tinh tế. Phần cổ trên của Đại bình là 2 hoa sen lớn tượng trưng cho Âu Cơ và Lạc Long Quân, 7 hoa sen nhỏ là sự tưởng nhớ đến tổ tiên của dân tộc. Đặc biệt, mặt chính diện của Đại bình là biểu đồ của 4 hình tròn đồng tâm chứa đựng thông điệp bình an - quy luật vận động từ tĩnh lặng bình an đến giá trị tinh thần, quan hệ đời sống, giá trị xã hội.
Cùng với Đại bình kiến quốc, Đồng bào cũng mang thông điệp đoàn kết dân tộc, tình yêu thương của lớp con Lạc cháu Hồng thông qua hình một quả trứng lớn hình cầu elip đặt trên đế vuông tượng trưng cho trời tròn - đất vuông, giao hòa âm dương. Trên trứng chạm thủng 100 lỗ oval và phù điêu rồng một cách tỉ mỉ từ vảy, vây, đến móng, mắt. Hàm rồng ngậm ngọc biểu trưng cho trí tuệ dân tộc lưu truyền cho con cháu Lạc Hồng.
Điều độc đáo nhất ở linh phẩm này là bên trong có bản đồ Việt Nam. Tại trực diện của trứng là lỗ thông thiên đạt địa (nhìn thấu trời đất), nơi mọi người thành tâm cung kính quỳ gối ngắm nhìn toàn bộ sơn hà xã tắc. Nhìn vào đúng hướng chính từ dưới lên sẽ thấy đất nước Việt Nam hình chữ S hiện lên rực rỡ, qua sự phản chiếu của ánh đèn màu hồng đặt chính giữa linh phẩm này. Dưới lòng trứng là ngọn đèn hình trái tim tròn đầy với ánh sáng màu hồng ấm áp - là sự sống tâm linh, là mạch nguồn trân quý nhất được đặt trên chiếc bình tượng trưng cho nguồn bình an dân tộc.
Ngoài 2 tác phẩm chủ đạo, bộ linh phẩm “Hồn thiêng sông núi” còn có nhiều tác phẩm độc đáo khác như: Hoàn Kiếm, Tre Việt, Chân dung Hồ Chí Minh, Thiên thư, Việt nữ, Điều chưa nói và Âm thanh ngày hội. Tất cả đều mang những thông điệp khác nhau, song tựu trung trong chủ đề chính: Lịch sử hào hùng và niềm tự hào dân tộc được đúc kết từ hàng ngàn đời nay. Dòng chảy lịch sử từ văn minh mẫu hệ đến văn minh nông nghiệp, từ Lạc thư đến Tam tài, từ chí sĩ đến nghệ sĩ, từ trẻ tới già, trai tới gái, đạo lập quốc đến đạo trị quốc… và cuối cùng là con người - chiếc cầu nối của thiên với địa, xưa với nay, thịnh với suy, sinh với diệt... quyện vào nhau một cách tinh tế, ẩn chứa hàm ý biểu đạt sâu xa, tinh tế.
“Mỗi tác phẩm khi tự nó đứng riêng lẻ thì sẽ chẳng lột tả được gì, giống như độc huyền cầm không dây, nhưng kết hợp với nhau sẽ trở thành linh phẩm cửu huyền cầm, từ đó vang lên khúc nhạc tình dân tộc, chở theo bao khát vọng cội ngồn, sự tri ân hồn thiên cổ” - nghệ nhân Trần Thu chia sẻ.
Gỗ nghệ thuật Âu Lạc - Trao đi chuỗi giá trị đích thực
Cái đẹp đôi khi không đơn thuần là chất liệu, hình khối, đường nét tinh tế nơi một phù điêu hay pho tượng.
Cái đẹp hàm chứa cả quy trình như sâu tràng hạt xuyên tâm bởi một sợi chỉ đỏ. Nếu ta lần tràng hạt ấy theo vòng thời gian: Hạt đầu tiên – nguyên liệu, hạt kế tiếp – ý tưởng thiết kế. Giá trị truyền thống, tay nghề, tâm tính, khát vọng, tình yêu, sự tỉ mẫn… đan xen bởi bao nhiêu hạt mà ta thật khó kể hết, cuối cùng hình hài một tác phẩm được “vẽ” nên bởi đường ve nhát đục.
Tác phẩm là đứa con tinh thần của người nghệ nhân, đứa con ấy qua không gian trình diễn trước khi về với người chủ mới. Nếu ta lần chuỗi hạt theo chiều ngược lại: Hạt đầu tiên chính là nhân viên bán hàng – chiếc cầu nối giữa khách hàng và người nghệ nhân. Vì thế mà người bán hàng cần phải “đẹp”. Bởi bạn hẳn không trao đi một tác phẩm đơn thuần. Bạn cần trao chuỗi giá trị của sâu tràng hạt. Đẹp theo nghĩa nào đó, khi trái tim biết trân quý giá trị làm nên từ đôi bàn tay.
Người nhân viên hiểu thật tỏ tường về quá trình tạo tác; niềm đam mê, hạnh phúc và cả nhọc nhằn khi mỗi phần thừa trên thân gỗ được bỏ đi; hiểu cuộc hành trình gian khó từ buổi sơ khai đến ngày thành tựu một tác phẩm. Mỗi hạt trong chuỗi hạt đều phải mang giá trị riêng, mỗi giá trị hàm chứa cái đẹp, để cả chuỗi hạt tập hợp những tinh hoa, kết nối hài hòa mật thiết… đã làm nên một thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống.
Công ty TNHH Gỗ nghệ thuật Âu Lạc tọa lạc trên vùng đất Gò Nổi - Điện Bàn - Quảng Nam, bên cạnh dòng sông Thu Bồn hiền hòa đổ về Cửa Đại - Hội An. Từ một đơn vị gia công sản phẩm mỹ nghệ với vài ba công nhân, sau đó Trung Tâm Gỗ Nghệ Thuật ra đời và nay là Công Ty TNHH Gỗ Nghệ Thuật Âu Lạc. Công ty với đội ngũ hơn 60 công nhân, nhân viên, cùng với hệ thống cửa hàng tại 2 thành phố Đà Nẵng và Hội An.
Hiện nay sản phẩm của Âu Lạc đã theo chân những người khách đến với nhiều quốc gia trên thế giới. Âu Lạc luôn ý thức rằng: mỗi một sản phẩm gỗ nghệ thuật là chiếc cầu nối chuyên chở bản sắc văn hóa Việt. Mỗi một tác phẩm gỗ nghệ thuật Âu Lạc là một câu chuyện về quê hương, về văn hóa, về lịch sử lâu đời, là tình yêu gắn bó xóm làng đã hằng sâu trong máu thịt của mỗi con người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu trên địa cầu này.
Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:
✔ Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toá
✔ Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.
✔ Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!
✔ Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!
✔ Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.
✔ Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.
✔ Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.
✔ Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.
Thêm đánh giá