Khi mùa Hà Nội về phảng phất ngào ngạt mùi cốm trên tất cả các tuyến phố cùng hương sen thơm nức đã được Thu Hương Bakery gói gọn vào trong những chiếc bánh nướng hạt sen và cốm xanh. Để cảm nhận được Thu về một cách rõ nét nhất! Chẳng quá ngọt cũng chẳng quá đậm vị, Bánh Trung thu Thu Hương là lựa chọn ưa thích của những con người yêu mùi thơm thoang thoảng và đọng lâu của miếng bánh, những con người yêu cái tinh tế trong ẩm thực ở đất Hà Thành.
Hộp bánh trung thu Ánh Nguyệt gồm 6 bánh:
- Thập cẩm 80gr
- Đậu xanh 80gr
- Hạt sen 80gr
- Trà xanh 80gr
- Hạnh nhân 80gr
- Cốm xanh 80gr
Phá cách với vẽ ngoài trẻ trung, tao nhã, bánh Trung thu Ánh Nguyệt là sản phẩm mới của Thu Hương mùa Trung thu - Như ánh trăng trong khu rừng trúc làm ai cũng xao xuyến. Ánh Nguyệt sẽ làm bạn nhớ mãi về dư âm hương vị Trung thu đặc trưng truyền thống.
Với những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, vỏ bánh mềm quyện với nhân mức ngọt ngào hấp dẫn, là món tráng miệng cho những buổi chiều với tách trà hay là lựa chọn khác cho bữa sáng với một ly sữa nóng, bánh Trung thu Ánh Nguyệt là lựa chọn tốt nhất cho những đối tượng khách hàng muốn đổi vị hay ăn chay trong những ngày rằm Trung thu. Vỏ bánh mềm quyện với nhân mức ngọt ngào hấp dẫn, là món tráng miệng cho những buổi chiều với tách trà hay là lựa chọn khác cho bữa sáng với một ly sữa nóng.
Nguồn gốc Tết Trung thu
Về phá cỗ Trông Trăng, ngoài vũ nhạc, thời nhà Đường, người ta còn làm bánh “trông trăng” có hình mặt trăng để liên hoan khi Tết Trung thu về. Tục lệ đó, đã có ở nước ta từ lâu đến nay. Nên dịp Tết Trung thu, khắp nơi trong nước sản xuất nhiều loại đồ chơi, làm nhiều loại bánh, kẹo trung thu nhiều hình nhiều vẻ, nhiều màu sắc, nhiều hương vị, bày bán khắp nơi để phục vụ Tết Trung thu.
Rước đèn đêm Trung thu, đã là tục lệ và nguồn vui của mọi người, nhất là thiếu nhi. Tục lệ này có từ Trung Hoa cổ xưa. Thời nhà Tống (960-1269), chuyền lan một huyền thoại là: có con cá chép vàng, tu luyện thành tinh, thường hóa phép thành người, để trêu và lừa phụ nữ.
Thấy thế, ông Bao Công bày cho mọi nhà mang đèn Cá Chép và nhiều loại hình con gia súc, gia cầm khác, treo trước cửa nhà, để cá quỷ không dám đến nhũng nhiễu, làm hại. Từ đó, trung thu đến, nhà nhà thả cá chép xuống ao hồ và treo nhiều loại đèn, có đèn hình cá chép và cho trẻ rước đèn Ông Sao vui chơi dưới vầng trăng toả sáng tươi đẹp.
Tết Trung thu và các tục lệ trong tết này, được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, Tết Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều nguồn vui, vừa có ý nghĩa xã hội, đời sống… khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc trẻ em. Sinh thời, hàng năm, Tết Trung thu về, Bác Hồ đều gửi thư cho thiếu nhi.
Bác còn đến một số nơi vui chơi, tặng quà, đón trăng cùng các cháu. Đó là tấm lòng yêu dấu thấu tình của Bác, của tất cả người lớn với lớp măng non của dân tộc-người kế nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước... Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.
Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại bận rộn, không còn nhiều gia đình tự làm bánh Trung thu. Thay vào đó, người ta chọn những chiếc bánh từ các thương hiệu nổi tiếng để thưởng thức hay biếu tặng. Hơn nữa, trong mối tương quan xã hội rộng lớn, khi bánh Trung thu trở thành vật phẩm để thể hiện tình giao hảo, thắt chặt mối thâm giao với người thân, bạn bè, đồng nghiệp thì những chiếc bánh không chỉ đột phá ở hương vị nhờ nhiều loại nhân phong phú mà còn phải có hình thức đẹp mắt.
TVC giới thiệu bánh Trung thu Thu Hương
Do đó, người ta trân trọng gọi những người thợ làm bánh là nghệ nhân. Bởi, bằng tất cả sự tinh tế của mình, họ đã tạo ra những chiếc bánh vượt lên trên giá trị ẩm thực để trở thành một thức quà biếu tặng đầy trân quý. Có thể thấy rõ điều này qua cách mà những nghệ nhân đã cầu kỳ chăm chút cho từng “tác phẩm” của mình.
Bánh Trung thu Ánh Nguyệt Thu Hương được thể hiện tinh tế trên từng sản phẩm, xứng đáng là thức quà giao hảo, gửi gắm mong ước một thu như ý, phúc lộc vẹn toàn.
Thêm đánh giá