TVC giới thiệu Bánh Đa Kế Bắc Giang
Nhắc đến Bắc Giang hẳn ai trong mỗi chúng ta đều ấn tượng đến đặc sản nơi đây chính là bánh đa kế, bánh đa thổ hà và bánh đa ngọt cốt gừng đúng không ạ? Có thể người trẻ sẽ không mấy hứng thú với những đặc sản quê nhưng những cô bác, ông bà lớn tuổi thì QUÀ QUÊ luôn là cái gì đó trong tâm trí họ. Thế nên mới có chuyện mua bánh đa kế Bắc Giang gửi làm quà cho người đang ở nước ngoài hoặc trong nam ngoài bắc.
Nói đến món bánh đa nướng thơm ngon có tiếng thì bánh đa Kế Bắc Giang chính là cái tên nổi tiếng nhất. Những chiếc bánh đa Kế tròn trĩnh giòn tan với hương vị bùi lạ từ lâu đã trở nên thân thuộc với nhiều người, đặc biệt là với người dân Miền Bắc.
Những chiếc bánh đa Kế Bắc Giang thoạt nhìn thì có vẻ giản đơn và dân dã, tuy nhiên để làm ra chúng thì phải đòi hỏi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân cũng như sự tỉ mỉ, công phu trong từng giai đoạn.
Nguyên liệu chính để tạo nên những chiếc bánh đa Kế đậm đà hương vị quê hương là gạo, người ta phải chọn lựa loại gạo ngon đem đi ngâm nước đến khi hạt căng mọng rồi mới mang xay nhuyễn đến khi tạo thành thứ bột vừa mịn màng vừa trắng muốt như bông. Ngoài gạo ngon thì người ta còn sử dụng thêm các nguyên liệu khác để tạo độ béo bùi cho bánh là vừng đen, vừng trắng và đậu phộng (lạc).
Theo kinh nghiệm của những người làm nghề lâu năm để có những chiếc bánh đa Kế Bắc Giang thơm ngon hảo hạng thì khâu quan trọng nhất chính là tráng bánh. So với nhiều nơi khác, bánh đa Kế được trang với nhiều bước cầu kỳ và khác biệt.
Bánh sẽ được tráng trên nồi hơi và làm hoàn toàn thủ công, khi tráng người làm cần nhẹ tay và trải trãi thật phẳng, đều thì những chiếc bánh ra lò mới đẹp và không bị rách.
Đặc biệt người ta không chỉ tráng một lần như các loại bánh tráng thông thường mà với bánh đa Kế Bắc Giang người ta sẽ tráng 2 lần, khi lớp đầu tiên vẫn còn hơi ướt, lớp bánh thứ hai sẽ được trải đều lên.. Khi bánh đã chín thì khéo léo dùng một ống nứa to, dài quấn lớp bánh quanh ống lấy ra khỏi nồi hơi rồi trải đều trên phên.
Khi rắc thêm vừng và đậu phộng đã giã dập lên mặt bánh, người ta sẽ rắc tập trung trên một mặt và trải đều ra xung quanh chứ không rắc hai mặt.
Sau khi tráng bánh thì công đoạn phơi cũng rất kỳ công, bánh sẽ được phơi hai lần cho thật khô kiệt và nắng phơi bánh người ta cũng phải chọn thời điểm nắng đẹp không nhạt mà cũng không quá gay gắt.
Khi bánh bắt đầu se mặt thì sẽ được gỡ khỏi phên, lúc gỡ cũng phải thật nhẹ nhàng, khéo léo để bánh không bị vỡ và phơi tiếp để bánh giòn tan và ngon hơn. Bánh khi đã khô hẳn sẽ được mang vào cất trong những chiếc túi ni lông để tránh bị mốc, ẩm.
Trước khi được mang bán thì người ta sẽ thực hiện tiếp một công đoạn cuối cùng đó là nướng bánh, ở Dĩnh Kế bánh tráng được quạt bằng than hoa và khâu nướng bánh này quyết định hình dạng cuối cùng của món ăn.
Khi nướng người ta một tay cầm chiếc bánh, một tay cầm quạt nan đem quạt liên tục và đều tay, bánh được lật qua lật lại thật nhanh và đều cho đến khi có màu vàng ruộm và hương thơm lan tỏa. Trong quá trình nước nếu thấy bánh bị vênh thì có thể uốn lại cho bánh thật đều và đẹp.
Mô tả sản phẩm Bánh Đa Kế Bắc Giang
Nguyên liệu làm bánh:
• Bột gạo tẻ
• Dừa tươi nạo
• Lạc rang
• Vừng rang
Đặc điểm sản phẩm:
• Được làm từ những hạt gạo tuyển chọn cùng với công thức của làng nghề làm bánh đa lâu đời, nổi tiếng đã tạo ra hương vị giòn ngon đặc trưng mang tên đặc sản Bắc Giang – bánh đa Kế.
Đối tượng sử dụng:
• Mọi đối tượng: người lớn, trẻ em, người già…
• Đặc biệt chứa ít calo nên thích hợp cả với người giảm cân, ăn eatclean.
• Quy cách sản phẩm Sản phẩm được đóng trong túi zip tiện lợi, sạch sẽ, nhỏ gọn. Có thể mang tới bất cứ đâu như một món ăn vặt, món quà.
Hướng dẫn sử dụng:
• Sử dụng trực tiếp
• Ăn kèm với tương ớt, sữa tươi…
• Bánh đa Kế có thể dùng chung với các món ăn khác như: chim bồ câu băm, gỏi, rượu mận…
Hướng dẫn bảo quản:
• Bảo quản bánh đa nơi khô ráo, thoáng mát.
• Lưu ý: nếu không ăn hết, hãy kéo miệng túi zip rồi để ngăn mát tủ lạnh, bánh có thể giữ độ giòn ngon đến 1 tháng.
Bánh đa Kế đậm đà vị quê miền Kinh Bắc
Làng Dĩnh Kế, tỉnh Bắc Giang từ lâu nổi tiếng với nghề làm bánh đa nướng ngon trứ danh. Xưa kia, bánh đa Kế chỉ là món ăn dân dã của người dân vùng đất thuần nông. Ngày nay, bánh đa Kế xuất hiện trên những bàn tiệc sang trọng, những nhà hàng cao cấp như một món ăn đậm đà vị quê truyền thống.
Làng Kế là một ngôi làng cổ của xã Dĩnh Kế, thuộc thành phố Bắc Giang ngày nay. Xã có 11 thôn, trong đó có 6 thôn gắn bó với nghề làm bánh đa. Người dân trong vùng thường gọi là bánh Kế, bởi bánh đa của làng Kế làm ra có hương vị đặc trưng không giống với bánh đa ở bất cứ nơi đâu. Từ lâu, sản phẩm làng nghề tiêu biểu này đã trở nên gần gũi và gắn bó với đời sống của người dân nơi đây, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời làm lên sự phong phú truyền thống văn hoá của tỉnh Bắc Giang.
Theo các bậc cao niên làng Kế, nghề làm bánh đa xuất hiện ở làng Kế đã hơn 600 năm, lưu truyền từ đời này nối tiếp đời kia cho đến ngày nay. Ở làng Kế người dân làm bánh đa quanh năm, ngoại trừ những ngày mưa, bánh đa không thể phơi được, phải đem sấy khô thì bà con làm ít hơn.
Từ những nguyên liệu chính trên quê hương như lạc, vừng, gạo nếp... bằng phương thức truyền thống, những người làng Kế đã tạo ra sản phẩm ẩm thực mang đặc trưng của quê hương mình. Để làm ra chiếc bánh, mỗi gia đình có một công thức riêng và phải thực hiện qua nhiều công đoạn tỉ mỉ.
Để làm ra được những chiếc bánh đa thơm ngon, giòn tan và đậm đà người làm bánh phải làm qua nhiều công đoạn cầu kỳ: Đầu tiên phải chọn loại gạo ngon hạt tròn, mẩy, có mùi thơm sữa sau đó cho vào ngâm với nước chừng 2-3 tiếng đồng hồ, sau đó vớt ra cho cơm nguội vào trộn đều với muối và bóp cho thật đều và nhuyễn. Gạo nguyên liệu chủ yếu được các thợ làm bánh ở làng Kế nhập từ một số tỉnh thành như Hải Dương, Nam Định và Thái Bình.
Theo những người làm bánh lâu năm, một trong những kỹ thuật tạo lên sự độc đáo của bánh đa kế đó là kỹ thuật tráng bánh, khi lớp bánh đầu vừa ráo, người thợ tiếp tục tráng tiếp một lớp bánh khác. Bánh đa Kế ngon hơn khi phơi dưới trời đứng bóng và nướng trên than hoa. Công đoạn phơi bánh phải chú ý sao cho độ ẩm trong bánh thoát đi vừa đủ, nếu bánh khô quá sẽ bị nứt vỡ ngay trên giàng tre, nếu bánh còn ẩm sẽ dễ bị ẩm, mốc, kém chất lượng. Kỹ thuật nướng cũng rất quan trọng, chiếc bánh ngon hay không phụ thuộc nhiều ở công đoạn này, đòi hỏi người làm phải thật khéo léo, nướng bánh đều tay, không để bị cháy và chín giòn đều. Mỗi ngày, bình quân một lao động ở làng Kế có thể làm ra khoảng 250 - 300 cái bánh đa thương phẩm.
Theo anh Nguyễn Văn Thi ở làng Kế: Bình quân mỗi người thợ làm bánh đa có thu nhập khoảng từ 300 đến 400 ngàn đồng/ngày công lao động. Nguồn thu nhập này đã góp phần giúp các hộ gia đình làm bánh phát triển kinh tế hộ gia đình có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.
Ngày nay sự phát triển về cơ khí và công nghệ, nhiều công đoạn thủ công đã được thay thế bằng máy móc, giúp giảm thiểu sức lao động, tăng năng suất lao động, nhưng không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, một số công đoạn người làm bánh đa Kế vẫn duy trì làm thủ công, coi đó là bí quyết để giữ “hồn” cho loại bánh đặc sản này. Một số công đoạn như cắt, sấy... đã được người thợ sử dụng máy móc để nâng cao năng suất lao động.
Hiện nay, có dịp về thăm tỉnh Bắc Giang qua làng Dĩnh Kế, với nhiều vị khách không quyên mua về cho người thân những chiếc bánh đa Kế nổi tiếng thơm ngon, đậm đà vị quê truyền thống. Điều đó càng giúp cho lan toả thương hiệu bánh đa Kế tới các vùng miền cả nước. Cùng đó bánh đa Kế được các thế hệ trẻ tiếp tục nối nghề như một truyền thống tốt đẹp của cha ông như một mạch nguồn văn hoá chảy mãi trên quê hương xứ Kinh Bắc giàu truyền thống văn hiến.
Bánh đa Kế Bắc Giang có hương vị rất đặc biệt, mùi hương thơm lừng hấp dẫn, khi ăn thực khách sẽ cảm nhận được bị bùi béo của vừng và đậu phộng, vị ngọt thanh của gạo ngon, vị đậm đà của muối và đặc biệt là cái giòn tan trên từng miếng bánh cực kỳ hấp dẫn khiến bạn muốn ăn mãi không dừng.
Ở Hà Nội, Bắc Giang hay các tính phía Bắc khác, món bánh đa Kế đã trở thành một món ăn hấp dẫn và quen thuộc, ở mỗi hàng quán, không khó để bạn bắt gặp những chiếc bánh đa Kế của Bắc Giang vừa đầy đặn, tròn to lại vừa hấp dẫn.
Thưởng thức bánh đa Kế Bắc Giang không chỉ đơn thuần là ăn một món đặc sản thông thường mà đó là thưởng thức một thứ ẩm thực truyền thống tinh hoa, một món ăn gợi nhớ đến truyền thống ẩm thực Bắc Bộ, gợi nhớ về hình ảnh những phiên chợ quê của vùng trung du và gợi nhớ về cả một thời tuổi thơ nghèo khó nhưng tràn đầy niềm vui với món ăn dân dã này.
TVC giới thiệu Biển Xanh Mart - Đặc sản 3 miền
Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:
✔ Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toá
✔ Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.
✔ Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!
✔ Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!
✔ Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.
✔ Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.
✔ Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.
✔ Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.
Thêm đánh giá