SACEN Đẩy Mạnh Phát Triển Nền Tảng Thương Mại Điện Tử
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
SẢN PHẨM OCOP QUỐC GIA - LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

SACEN Đẩy Mạnh Phát Triển Nền Tảng Thương Mại Điện Tử

SACEN Đẩy Mạnh Phát Triển Nền Tảng Thương Mại Điện Tử

Trung tâm hỗ trợ chiến lược doanh nghiệp – SACEN Phát triển nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi giá trị , kết nối các nhà sản xuất lớn, các thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn, các nền tảng xã hội, kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử cùng cấu thành nên chuỗi cung ứng hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu, mở rộng tiêu thụ hàng hóa nội địa và phát triển thương mại điện tử địa phương.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới và công nghệ số hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, kết hợp phương thức phân phối hiện đại với phân phối truyền thống tại các địa phương, tập trung vào các vùng nông thôn với các sản phẩm chủ lực.

Một số vấn đề cơ bản về xúc tiến thương mại điện tử

Xúc tiến thương mại điện tử thực chất là cách thức các doanh nghiệp sử dụng Internet, Website và các thiết bị điện tử, các mạng viễn thông để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ đến thị trường mục tiêu.

Đặc điểm của xúc tiến thương mại điện tử

Về hình thức: giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng

Xúc tiến thương mại điện tử sử dụng chủ yếu là các thiết bị điện tử và môi trường mạng viễn thông để truyền dữ liệu. Con người chỉ đóng vai trò điều khiển và tạo ra nội dung, còn hoạt động truyền thông chủ yếu sử dụng mạng kết nối và phương tiện điện tử.

Nhờ việc sử dụng mạng internet, các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán giao dịch được với nhau thông qua mạng thông tin toàn cầu.

Về phạm vi hoạt động: thị trường trong hoạt động xúc tiến thương mại điện tử là thị trường phi biên giới

Điều này thể hiện ở chỗ, mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp thế giới không phải di chuyển đến bất cứ địa điểm nào mà vẫn có thể thực hiện hoạt động truyền tin hoặc tiếp nhận thông tin khi có kết nối Internet. Hoạt động xúc tiến sẽ không còn bị bó hẹp trong một không gian địa lý nhất định.

Về chủ thể tham gia: trong hoạt động xúc tiến thương mại điện tử phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia

Đó là bên thực hiện hoạt động xúc tiến, đối tượng được hướng tới và bên cung cấp các dịch vụ, công cụ trực tuyến. Đây là những người tạo môi trường cho việc chuyển tải thông điệp giữa hai bên còn lại. Đó có thể là các cơ quan cung cấp hạ tầng mạng, các nhà cung cấp tên miền website, server gửi email…

Về thời gian hoạt động: hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến có thể diễn ra một cách linh hoạt và không bị giới hạn về thời gian

Đa số phương tiện, hạ tầng có thể hoạt động 24/24, sẵn sàng thực hiện hoạt động truyền tin bất cứ lúc nào.

Vai trò của xúc tiến thương mại điện tử đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bắt kịp xu hướng phát triển chung của thế giới

Ngày nay, khi thế giới không ngừng ứng dụng những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh trực tuyến thì ở Việt Nam không ít doanh nghiệp còn chần chừ, lo ngại về vấn đề này. Chính sự “ngại đổi mới” mà nhiều doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ phá sản.

Điều gây cản trở không nhỏ đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nhà nước nói chung. Để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, doanh nghiệp cần phải thay đổi từ phương thức kinh doanh truyền thống, sang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại điện tử.

Nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong kinh doanh

Việc các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm phương thức truyền thông mới để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng đều nhằm  mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong kinh doanh. Khi các hình thức truyền thông truyền thống như báo giấy, truyền hình, phát thanh đã dần mất đi thế thượng phong thì truyền thông online trên mạng internet giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.

Có thể khẳng định rằng, truyền thông online là một trong những biểu hiện của việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại điện tử trên thế giới. Nếu doanh nghiệp nào biết tận dụng tối đa những lợi thế mà truyền thông online mang lại sẽ trụ vững hơn, thành công hơn trong cuộc chiến kinh doanh khốc liệt.

Mở rộng phạm vi, đối tượng khách hàng

Xúc tiến thương mại điện tử còn giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi đối tượng khách hàng. Lúc này, khách hàng không chỉ bó hẹp trong phạm vi một tỉnh hay một quốc gia mà được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới.

Điều mà các doanh nghiệp cần làm lúc này đó là biết cách tự kết nối, tương tác, truyển tải đúng, đủ và nhanh nhất mọi thông điệp của mình tới khách hàng thông qua các công cụ xúc tiến thương mại điện tử.

Hướng tới mục tiêu hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam

Nhằm tiếp tục triển khai đẩy mạnh Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động), Ban Chỉ đạo Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động (Ban chỉ đạo Bộ Công Thương) xây dựng kế hoạch tăng cường triển khai hoạt động thực hiện hiệu quả Cuộc vận động trong năm 2023.

Chương trình nhằm mục đích tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng để người tiêu dùng trong nước và nước ngoài biết, nhận thức đúng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

Điều này nhằm tạo chuyển biến về ý thức trong Nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam có chất lượng.

Bên cạnh đó, vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam, tập trung vào các doanh nghiệp ngành công thương, nâng cao vị thế của hàng Việt Nam, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, hướng tới hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và tự hào sử dụng hàng Việt Nam.

Ngoài ra, để góp phần thực hiện theo tinh thần, chủ đề điều hành của Chính phủ năm 2023, chương trình cũng nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước

Đồng thời, tạo nền tảng và môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp, tăng trưởng kinh tế thông qua hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý minh bạch.

Hơn nữa, chú trọng vai trò quan trọng của các tập đoàn tổng công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm trong sự nghiệp phát triển ngành công thương.

Mặt khác, tăng cường đổi mới xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối các nhà cung cấp, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cùng đó, tiếp tục cơ cấu lại ngành công nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành nghề chế biến, chế tạo. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển nền tảng thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới và các nền tảng số cho các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nhằm kết nối các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử, các nền tảng số.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới và công nghệ số hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, kết hợp phương thức phân phối hiện đại với phân phối truyền thống tại các địa phương, tập trung vào các vùng nông thôn với các sản phẩm chủ lực.

Đặc biệt, Bộ sẽ tăng cường đẩy mạnh triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ) và Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó tập trung triển khai nội dung về truyền thông, xây dựng hệ thống phân phối với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam”, “Tự hào hàng Việt Nam”.

Tăng cường kiểm tra, xử lý hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm và nhất là các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, hàng hóa gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Trung tâm hỗ trợ chiến lược doanh nghiệp – SACEN là đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực thông tin, công nghệ thông tin, xúc tiến thương mại, đầu tư, cung ứng nguồn nhân lực, Xuất khẩu lao động, tổ chức sự kiện, quảng bá, quảng cáo, phát hành, in ấn các ấn phẩm, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ, tư vấn, huy động vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Quý khách hàng cần tư vấn xin hỗ trợ xin liên hệ:

Trung Tâm Hỗ Trợ Chiến Lược Doanh Nghiệp - SACEN

  • Địa chỉ Trung Tâm: Số 15F ngõ 189/31 phố Hoàng Hoa Thám - Phường Liễu Giai - Quận Ba Đình - Hà Nội.
  • Điện thoại tư vấn: 0981230682

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !