Món ngon mỗi ngày
Lạp xưởng gác bếp – Món ăn đặc sản Tây Bắc ngày Tết
Ngày nay, cư mỗi dịp tết đến xuân về, ngoài những món ăn cổ truyền dân tộc như bánh chưng bánh dày ăn cùng với dưa hành thịt muối, mâm cơm nhà bạn luôn ấp đầy những món ăn ngon hấp dẫn và nếu được điểm thêm đĩa lạp xưởng gác bếp đặc sản vùng cao này thì sẽ thật tuyệt vời biết bao.
Mỗi dịp lễ Tết, những người đi vùng cao lại thường mua một ít lạp xưởng hun khói về làm quà cho người dưới xuôi, lạp xưởng gác bếp mà làm quà thì còn gì thích bằng, trẻ con thì có món ăn vặt nịnh miệng còn các bố các ông lại có đĩa đồ nhắm tuyệt vời mỗi dịp tụ tập liên hoan thì còn gì tuyệt vời bằng!
Đặc sản từ bao đời nay mang trong mình những ý nghĩa vô cùng to lớn của nó. Đặc sản là cái tinh túy của văn hóa dân tộc, nó là kết tinh của sự sáng tạo của cha ông ta. Qua hàng ngàn năm, kết hợp với văn hóa, mỗi vùng miền sẽ có một đặc sản đặc trưng. Chính vì thế, mà ai hễ đi du lịch ở đâu là phải tìm mua bằng được đặc sản mang về làm quà cho người thân, bạn bè.
Hàng năm khi dịp Tết đến khắp các bản làng vùng cao lại nô nức rủ nhau mổ lợn "Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu mà chung đụng nhau". Thịt làm nhân bánh, làm thịt hun khói, món nướng gói lá mắc mật, kho, luộc… để ăn trong dịp Tết dài ngày. Trong các món trên thì món lạp xưởng, thịt hun khói, thịt gác bếp không thể thiếu được. Nhà có điều kiện làm nhiều, nhà không có điều kiện thì làm ít. Khi mổ lợn bao giờ người ta cũng dành lại ít lòng non và thịt để làm lạp xưởng.
Lên vùng cao trời lạnh tê buốt thế này, nếu được hơ mình bên bếp lừa hồng, nhấm nháp chút rượu ngô với chút lạp xưởng chấm tương cay xè thì thật là tuyệt vời biết bao. Món ăn đặc sản vùng cao này cũng khá phổ biến ở các tỉnh. Bạn có thể gọi thưởng thức một xiên lạp xưởng nướng tại các quán ăn vặt tại Hà Nội. Nhưng, nếu để thưởng thức được đúng vị thì có lẽ lạp xưởng vùng cao sẽ khiến bạn nghiền và nhớ mãi.
Lạp xưởng tại các tỉnh Tây Bắc như Lào Cao, Cao Bằng, Điện biên... về cơ bản cách làm và nguyên liệu chính đều giống nhau, nhưng hương vị lạp xưởng tại các nơi lại có vị đậm đà khác nhau do khẩu vị từng nơi mà người ta nêm thêm gia vị khác nhau.
Nhưng nguyên liệu chính để làm nên món lạp xưởng đặc sản Tây Bắc Việt Nam này vẫn là lòng non, thịt nạc xay nhuyễn. Muốn lạp xưởng không bị hôi người ta phải rửa lòng non với rượu trắng cho thật sạch, thịt lợn phải là thịt nạc vai , thịt thăn hoặc nạc mông, những phần thịt ngon nhất của con lợn, sau đó say nhuyễn tẩm ướp thêm gia vị rồi nhồi vào lòng non đã làm sạch. Phải nhồi sao cho lòng non căng tròn, đẫy đà mới được. Rồi đem phơi nắng 3 ngày rồi cho treo lên gác bếp. Mấy ngày đầu, phải nổi lửa hồng cho miếng lạp xưởng được hơi khói mới. Cứ thế, miếng lạp xưởng được treo quanh năm nơi góc bếp mà không lo bị hỏng.
Lạp xưởng ở Yên Bái được hun kỹ có mầu sẫm hơn, khi ăn bạn sẽ thấy có mùi thơm đặc biệt của mía hun cùng củi. Do được hun lâu nên lạp xưởng Yên Bái bị săn lại, vì vậy trước khi ăn bạn nên luộc qua rồi mới cho vào chiên vàng.
Lạp xưởng Cao Bằng được hun ít ngày hơn nên vỏ ngoài có màu hồng sám, mềm và kích cỡ to hơn lạp xưởng Yên Bái, khi ăn thì có vị béo ngậy và cũng ít hơi khói hun hơn lạp xưởng Yên Bái nên sẽ phù hơp với trẻ em và phụ nữ hơn, còn lạp xưởng Yên Bái thì dành cho dân nhậu nhiều hơn.
Lạp xưởng khi ăn có thể mang ra nướng trên bếp than hồng hay đảo qua chảo rán. Ăn chấm kèm tương ớt Mường Khương, món tương ớt được làm từ trái ớt tươi cay xè, thật là tuyệt vời. Vào mùa lạnh được thưởng thức món ăn này, vừa ăn vừa xuýt xoa thấy ấm cả người.
Để lạp xưởng gác bếp có hương vị đặc trưng, không bị hỏng thì kinh nghiệm ướp rượu và nước gừng là rất quan trọng. Sau khi nhồi nhân vào ruột non cứ 20-30cm thì người ta lại dùng dây buộc chặt lại thành từng khúc. Lấy kim châm điểm trên khúc lạp xường cho khí thoát ra để lạp xưởng sau nây đều và không bị nứt. Sau đó mang lạp xưởng treo phơi ngoài nắng cho khô dần ở thời gian nhất định để lạp xường có hương vị đặc trưng người ta đem lạp xường vào hong khô trên bếp củi, lạp xưởng sẽ se lại, săn chắc. Chính vì vậy mà trông khúc lạp xường Tây Bắc có màu sáng của mặt trời và màu hồng của bếp lửa cũng như những đường vân trắng ngà của thịt mỡ tạo sức hấp của lạp xường Vùng cao trong ẩm thực.
Đối với người dân vùng cao, món lạp xưởng gác bếp dường như là món khá giản dị và lúc nào cũng có thể thưởng thức. Nhưng đối với các tỉnh khác để thưởng thức được món ăn đặc sản này thật khó. Và người ta thường chờ đến dịp Tết về, đặt mua những miếng lạp xưởng thơm ngon đúng hiệu nhất về cùng thưởng thức với người thân trong gia đình. Lạp xưởng gác bếp được chiên vàng cắt lát bày ra đĩa cùng ít ra thơm sẽ trong rất ngon mắt. Đây cùng là một món quà vô cùng ý nghĩa ngày xuân về mà bạn có thể lựa chọn.
Quà tặng đặc sản Tây Bắc hội tủ đủ các yếu tố thơm ngon, bổ dưỡng của đặc sản Việt hơn nữa nó còn sang trọng, độc đáo và mang đầy ý nghĩa dân tộc. Và quà tặng đặc sản Tây Bắc sẽ là một lựa chọn hàng đầu của những người tinh tế khi muốn lựa chọn cho mình một món quà đặc biệt gửi tặng những người thân yêu.
TVC giới thiệu lạp xưởng Tây Bắc
Khi ăn lạp xưởng để nguyên cả khúc đem chiên cho chín sau mang thái lát, Khi ăn chấm với mắm gừng hoặc tương ớt thêm chút rau thơm gia vị tùy theo khẩu vị hoặc cách bày món ăn của mỗi người, mỗi vùng. Khi thưởng thức lạp xường Tây Bắc vùng cao ngâm nga ta thấy có mùi của nắng vùng cao, có hương lửa của rừng thoang thoảng mùi gừng, mắc mật, mắc khén hương vị của núi.
Lạp sườn gác bếp là món ăn thơm ngon đặc biệt, nếu đã chán những xúc xích hay lạp xưởng ăn ngay trong siêu thị thì món lạp sườn này là một sự lựa chọn tuyệt vời, đảm bảo ngon miệng mà ăn mãi không chán, nhất là những ngày lạnh trời mà có món này thì đúng là tuyệt vời và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn là nhớ mãi!
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !