CẨM NANG DU LỊCH
Làng cổ Phong Nam Đà Nẵng – Dấu xưa làng cổ
Dẫu trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử cùng với nhiều đổi thay về tên gọi và địa giới hành chính thì làng Phong Lệ vẫn giữa lại những dấu xưa của một ngôi làng cổ đặc trưng ở miền Trung. Dẫu xưa không chỉ được biết đến qua những câu chuyện kể từ trong ký ức của người già mà còn được hiện hữu qua những ngôi nhà cổ, mái đình xưa và danh tiếng của những con người kiên cường khí khái.
Sau này người ta gọi phần đất ở phía Nam con sông là làng Phong Lệ Nam nói gọn dần thành Phong Nam, thuộc địa phận Hòa Châu, gồm các thôn Nam Thành, Tây An, Đông Hòa, Bầu Cầu không gian làng là một bức tranh quê trữ tình làm say đắm lòng người.
Làng cổ Phong Nam là ngôi làng có từ thời Chămpa
Điểm nhấn của bức tranh làng quê Phong Nam chính là những ngôi nhà cổ đến vài trăm năm tuổi không bị thời gian xóa nhòa, những nét nhà cổ có lối kiến trúc thuần Việt với đặc trưng từ cấu trúc gian nhà, mái lợp đến những nét chạm trổ, tất cả đều toát ra hồn quê bình dị nhưng hết sức tinh tế.
Giá trị hấp dẫn của làng Phong Nam các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa hay một ngôi miếu âm linh u tịnh dưới gốc đa cổ thụ, rồi nhà thời Tiền Hiền, nhà thờ các tộc họ có tuổi đời trăm năm. Ở đây vẫn còn nhiều giai thoại về tên đất tên, tên làng, nơi “Chôn rau cắt rốn” của tài năng Ông Ích Khiêm được người đời ca tụng.
Tài năng không thể phủ nhận của ông và còn được ghi chép trong sử sách nhà Nguyễn trong “Đại Nam chính biên liệt truyện” chép: “Ông Ích Khiêm đỗ hương tiến (tức cử nhân) mới 15 tuổi”. Với tài năng của ông, nơi đây được nhiều lần viếng thăm của Cao Bá Quát hay còn lưu lại câu đối của Phan Bội Châu.
Làng quê Việt Nam với nhiều nét đặc trưng như đồng lúa xanh bát ngát cùng lúy tre làng và con đường đất đỏ rực xen lẫn những ngôi nhà bình dị. Nhưng nhiều ngôi làng đã không lưu giữ được nét yên bình nữa, tuy nhiên, làng cổ Phong Nam Đà Nẵng là một trong số ít vẫn còn mang hồn của làng quê xưa.
Làng cổ Phong Nam là ngôi làng có từ thời Chămpa và còn nhiều hiện vật được lưu giữ, trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Chămpa. Trước khi được đặt tên Phong Nam cho tới ngày nay, ngôi làng này cũng nhiều lần đổi tên như những làng quê khác ở Việt Nam: Tên Phong Lệ có từ thời Ông Ích Khiêm hay trước đó là tên Đà Ly.
Phong Nam cũng được bắt nguồn cách đây khoảng 100 năm do nói gọn từ Phong Lệ Nam và Phong Lệ Bắc, hai phần đất bị chia cắt bởi con sông cầu Đỏ. Hiện nay, tuy thuộc địa phận của hai xã khác nhau nhưng người làng Phong Lệ (Bắc và Nam) vẫn còn giữ những sinh hoạt chung, đặc biệt trong việc họ, việc làng.
Làng cổ Phong Nam ở Đà Nẵng là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống, với đồng lúa xanh bát ngát điểm xuyến những lũy tre làng, con đường đất quanh năm mát rượi và những ngôi nhà bình dị của nhà nông, đôi khi tưởng chỉ còn trên phim ảnh thời xưa.
Dọc theo con đường làng yên vắng thanh bình dẫn về làng cổ Phong Nam, với những nét dân dã vô cùng quen thuộc như đưa du khách về với quá khứ đầy hoài niệm. Chiếc cổng làng phủ rêu phong, những thảm lúa dập dìu, những lũy tre già vi vu theo gió như chào đón bước chân lữ khách đến thăm.
Vào làng Phong Nam mới thấy, cái hồn tinh túy của ngôi làng cổ đã hàng trăm năm tuổi vẫn còn nguyên vẹn, từ những nếp nhà đơn sơ bình thản giữa dòng thời gian, cho đến khu chợ quê đậm chất thân thương, nhộn nhịp đó nhưng không quá ồn ào hối hả.
Giá trị hấp dẫn của làng cổ Phong Nam còn nằm ở các công trình kiến trúc cổ kính như đình, chùa, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ các tộc họ... Hay xưa kia là lễ hội Mục Đồng - Một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, vừa tôn vinh nghề nông và cũng là để cầu cho những vụ mùa sắp đến sẽ bội thu.
Ngoài ra, làng cổ Phong Nam còn chứa đựng nhiều giai thoại về tên đất, tên làng, về tài năng của Ông Ích Khiêm được người đời truyền tụng, về những chuyến viếng thăm của Cao Bá Quát và cả câu đối của cụ Phan Bội Châu dành tặng cho làng...
Đôi nét lịch sử Làng cổ Phong Nam
Theo sử liệu làng Phong Lệ xưa là một vùng đất khá rộng lớn phía Nam giáp Trà Kiệu, phía Bắc giáp Sơn Trà, phía Tây giáp Núi Chúa và phía Đông giáp Ngũ Hành Sơn. Các bậc tiền nhân có công khai phá vùng đất rộng lớn này gọi đây là Đà Ly Xã, đến thời Vua Thiệu Trị năm thứ nhất thì Đà Ly Xã được đổi tên thành làng Phong Lệ.
Tương truyền rằng ngày ấy con sông Yên chỉ là con lạch, mùa nước cạn có thể lội qua được nên xóm làng quần tụ không thấy rõ sự phân chia và sau đó do nhiều yếu tố con sông Yên trở nên sâu và rộng hơn, đi lại trong làng cũng cách trở sông đò, giao thông khó khăn nên làng Phong Lệ chia thành Phong Lệ Nam và Phong Lệ Bắc lấy sông Yên làm ranh giới giữa hai làng. Lúc bấy giờ là thời Vua Thành Thái năm thứ 8 tức năm 1896.
TVC giới thiệu Làng cổ Phong Nam
Làng Phong Lệ Nam hay còn gọi là làng Phong Nam ở phía Nam sông Yên thuộc Tổng Thanh An, phủ Điện Bàn nay là xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Làng Phong Lệ Bắc hay còn gọi là Phong Bắc ở phía Bắc sông Yên, thuộc Tổng Bình Thái, huyện Hòa Vang nay là phường Hòa Thọ Đông và Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng.
Theo lời các cụ cao niên thì làng Phong Lệ được lập nên từ thời nhà Hồ, như vậy đến nay nó đã khoác trên mình chiếc áo cổ xưa hơn 600 năm tuổi. Dấu xưa của làng Phong Lệ nay còn hiện diện là những công trình kiến trúc cổ hàng trăm năm tuổi, tuy không sánh nổi cái lịch sử hơn nửa thế kỷ của làng nhưng đó là những minh chứng địa lý, văn hóa của vùng quê một thời.
Nhà cổ là một trong những yếu tố làm nên nét xưa và sức hấp dẫn của một làng quê, hầu hết nhà cổ Phong Lệ được dựng theo kiểu kiến trúc 3 gian, hai chái, mái lợp ngói âm dương, đây cũng là kiểu nhà cổ phổ biến ở miền Trung. Nhà cổ ở Phong Nam còn thể hiện rõ mối giao hòa giữa con người với thiên nhiên thông qua hoa văn bên trong và cả không gian bên ngoài. Cho dù thời gian có phủ rêu xanh trên những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi thì sức sống của nó vẫn trường tồn bởi những tấm lòng biết trân trọng và gìn giữ.
Những ngôi nhà cổ ở Phong Lệ có lối kiến trúc khá đồng nhất và đặc trưng của thợ mộc Kim Bồng từ kiểu kết cấu đến hoa văn, họa tiết trang trí. Tùy theo điều kiện gia cảnh chủ nhà mà ngôi nhà có diện tích lớn hay nhỏ, cột nhà cao hay thấp và thiết kế theo kiểu 1 gian, 2 gian hay 3 gian.
Nằm giữa không gian xóm làng yên tĩnh, nhà cổ Phong Lệ thể hiện rõ sự tinh túy của hồn quê Việt, mỗi bước chân đi trong ngôi nhà cổ đều làm cho ta thấy ấm áp, an bình trong sự chở che của mái nhà truyền thống.
Trước kia, làng cổ Phong Nam chỉ là một phần phía nam của làng Phong Lệ rộng lớn và nổi tiếng với một bề dày lịch sử lâu đời, có từ thời Chămpa - với nhiều hiện vật vẫn còn được trưng bày ở bảo tàng điêu khắc Chămpa, thành phố Đà Nẵng. Làng Phong Lệ xưa chính là quê hương của Ông Ích Khiêm.
Theo như lời các cụ già trong làng kể lại thì cái tên làng Phong Lệ có từ thời Ông Ích Khiêm. Còn tên cổ xưa hơn nữa là Đà Ly. Các cụ cho rằng chữ “Đà” và “Ly” viết theo chữ Hán đều có bộ “Mã” (ngựa), không phải là “Mỹ tự”.
Đến lúc Ông Ích Khiêm tiến cử làm quan, các cụ đã xin đổi tên làng thành Phong Lệ, và giữ chữ Đà Ly cổ truyền làm tên một thôn (nay thuộc thôn Phong Bắc, xã Hòa Thọ). Tên gọi Đà Ly hiện vẫn còn trong trí nhớ của nhiều già làng và còn lưu lại trong một số giấy tờ, gia phả của các tộc họ.
Cách đây hơn 100 năm, con sông cầu Đỏ hiện nay chỉ là con lạch nhỏ, mùa nước cạn có thể lội qua được và chưa phải là ranh giới của làng. Sau này, người ta gọi phần đất ở phía nam con sông là Phong Lệ Nam, phần ở phía bắc là Phong Lệ Bắc, nói gọn dần thành Phong Nam và Phong Bắc.
Đến khi con sông được chọn làm ranh giới xã thì Phong Nam thuộc vào xã Hòa Châu còn Phong Bắc thuộc vào xã Hòa Thọ. Tuy tách biệt và thuộc địa phận hai xã khác nhau nhưng dân làng Phong Lệ (Nam và Bắc) vẫn duy trì nhiều sinh hoạt chung, nhất là trong các việc họ, việc làng.
Ngày nay, làng cổ Phong Nam chiếm một phần lớn địa phận xã Hòa Châu, gồm các thôn Nam Thạnh, Tây An, Đông Hòa, Bàu Cầu. Ngoài ra, trong chuyến thăm Làng cổ Phong Nam yên bình, thoảng mùi hương lúa non trong làn gió mát, cũng là dịp để du khách ghé qua bến nước Đông Hòa (Xóm Hến) - xưa từng nổi tiếng về nghề làm hến với câu ca “Đông Hòa bán hến mua trâu”...
Địa chỉ làng cổ
Với việc lưu giữ những hồn quê Việt Nam thì làng cổ Phong Nam ở đâu? Phong Nam chiếm một phần lớn thuộc địa phận xã Hòa Châu, trong đó, làng cổ Phong Nam Đà Nẵng hợp thành từ các thôn Nam Thạnh, Tây An, Đông Hòa, Bàu Cầu. Ngôi làng tuy ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nhưng chỉ các trung tâm 10km về phía tây nam. Điểm đặc biệt, Phong Nam còn nằm trên quốc lộ 1A nối hai miền Nam – Bắc.
Cách di chuyển đến làng cổ
Phong Nam là một làng cổ thuộc thành phố Đà Nẵng, một vài kinh nghiệm du lịch làng cổ Phong Nam:
Máy bay
Bạn chọn máy bay sẽ là loại hình thuận tiện và có thời gian di chuyển nhanh, dù bạn ở tỉnh thành nào trên cả nước cũng có thể đến với sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Sau đó, bạn có thể chọn ô tô hoặc xe máy tới Phong Nam vì nó cách trung tâm thành phố chỉ 10km về phía tây nam.
Ô tô và xe máy
Hai phương tiện này giúp bạn dễ dàng trong việc di chuyển đặc biệt là thời gian, địa điểm này còn gần quốc lộ 1A khá dễ tìm và dễ đi. Hai phương tiện nay còn là cách đi làng cổ Phong Nam tối ưu nhất khi có thể khám phá được vẻ đẹp của nhiều vùng đất mới.
Trải nghiệm gì ở đây?
Những làng quê Việt Nam đã được nhiều tác giả đưa vào văn, thơ như bài “Chiều Quê” của Chử Văn Hòa:
“Chiều quê hương lúa thơm nồng
Hoàng hôn trải nắng trên sông ráng chiều
Nhìn đàn em nhỏ thân yêu
Hồn nhiên thả những cánh diều tuổi thơ
Từng đàn bò bước nhởn nhơ
Đủng đà đủng đỉnh bên bờ tre xanh
Môi trường cuộc sống trong lành
Chiều quê là một bức tranh yên bình”.
Làng cổ Phong Nam cũng chứa nhiều sự bình dị của làng quê Việt Nam với khung cảnh đồng lúa xanh bát ngát dài thẳng cánh cò bay, những lũy tre làng xanh mướt không chỉ là hàng rào bảo vệ ngôi làng mà còn thể hiện tính dẻo dai tràn đầy nghị lực sống của người dân. Du khách đến với nơi đây có thể cảm nhận được sự bình yên, tránh xa những xô bồ nơi thành thị, ngắm nhìn một vùng quê yên bình, tạo nên từ những chất liệu giản đơn: Con đường êm ái có thể ngắm những khung cảnh, những ngôi nhà giản dị đơn sơ, thuần chất xưa.
Những ngày hè đặc biệt vào khi lúa chín, bạn thật sự sẽ cảm giác và ngửi thấy được mùi vị đồng quê chứ không còn qua văn thơ hay một phương tiện nào khác. Mùi thơm mát thoang thoảng, ngọt ngào của cánh đồng lúa chín hay mùi hoa bưởi phẳng phất trong gió. Chợ của Phong Nam mang đậm chất chợ xưa nhưng vẫn có được sự nhộn nhịp, thân thương.
Làng cổ Phong Nam Đà Nẵng có nhiều nét giá trị nguyên vẹn, hấp dẫn du khách với những công trình kiến trúc giữ những nét truyền thống như đình, miếu, chùa, nhà thờ của các tộc họ, nhà thờ tiền hiên… Không chỉ những kiến trúc mà còn có thể thăm nơi nổi tiếng về nghề làm hến đã được đi vào cả câu ca dao “Đông Hòa bán hến mua trâu”, hay những người nghiêng về tâm linh cũng có thể đến với ngôi miếu linh thiêng nằm dưới gốc đa cổ thụ lâu năm ở bến sông Tây An của xóm Hùng. Làng cổ Phong Nam đúng là nơi lưu giữ được chất xưa và truyền thống của làng xã Việt với các hình ảnh quen thuộc: Cây đa, bến nước, sân đình.
Đến với làng cổ Phong Nam, bán sẽ được rảo bước trên con đường làng với những rặng tre xanh mướt đùm bọc lấy nhau. Bạn sẽ được trải nghiệm một ngày cuộc sống giản dị mà thanh bình của con người thân thiện mà mộc mạc nơi đây. Bạn sẽ được ngồi nhâm nhi ly trà nóng bên bờ sông đầy gió lộng mơn man da thịt và được nghe những câu chuyện về Ông Ích Khiêm, về lần Cao Bá Quát ghé làng, hay về câu đối Phan Bội Châu đã để lại nơi đây?.
Đi làng cổ mua gì về làm quá
Đến với làng cổ Phong Nam, bạn sẽ thấy màu xanh mướt xen lẫn màu nâu tím nhạt của lá mơ giữa những trời hè nóng. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái cho một vùng đất màu mỡ phù hợp cho các loại rau, nhất là lá mơ.
Rau mơ nơi đây cho lá quanh năm, có thể thu hoạch quanh năm, đây là vị thuốc quý trong bữa ăn và nó rất khác biệt so với hương vị khá đặc biệt. Đi dọc từ đầu làng đến cuối làng, bạn sẽ cảm tưởng như mình đang đi giữa hai bức tường xây nên bởi rau mơ xanh mướt mà lại thơm lừng.
Theo người dân làng, rau mơ cho lá quanh năm, thu hoạch liên tục, giá bán hiện khoảng 35.000 – 40.000 đồng/kg. Mỗi ngày có hộ thu hoạch bán khoảng 7 – 8kg lá mơ, thu nhập cao gấp mấy lần so với cây lúa. Vì thế mà nơi đây đã chuyển dần từ canh tác lúa sang trồng rau mơ.
Nhờ đó, du khách đến đây có thể mua cho mình những đùm rau mơ tươi ngon, an toàn về làm quà hương đồng gió nội cho gia đình mình.
Cảm giác bùi bùi đan xen vị chua chua, ngọt ngọt, làm tăng thêm vị ngon của những món đặc sản xứ Đà thanh như thịt heo hấp cuốn bành tráng, thịt dê, gỏi cá… và cả món bún đậu mắm tôm.
Làng cổ Phong Nam không chỉ vì lưu giữ được những nét truyền thống trong kiến trúc mà còn nét đẹp văn hóa, sự yên bình. Khi đến Đà Nẵng, đừng quên đến với nơi đây để cảm nhận được nơi có thể tránh xa sự xô bồ của cuộc sống phố thị.
Không gian êm ả bao trùm những ngôi nhà cổ với lối kiến trúc đặc trưng của miền Trung Việt Nam ở Phong Lệ là nét hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đến với Đà Nẵng.
Trước đây khi mà cơn gió đô thị hóa chưa đặt chân vào thì Phong Lệ là điểm đến không thể thiếu trong những tour du lịch đến Đà Nẵng, Quảng Nam. Thời gian gần đây cùng với sự phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới những con đường đất với lũy tre làng đã dần thay thế bởi những con đường bê tông, những con ngõ với hàng chè tàu đã được thay thế bởi những bức tường rào chắc chắn.
Tuy vậy đằng sau dáng dấp hiện đại đó vẫn phảng phất một hồn quê Việt, bình dị chân chất. Nhờ vào vẻ đẹp của vùng nông thôn truyền thống ở miền Trung mà Phong Lệ đặc biệt Phong Nam là điểm đến trong những chuyến du lịch tìm hiểu về văn hóa tín ngưỡng của du khách nước ngoài.
Đến Phong Nam ngoài việc đi dạo quanh làng ngắm cây cỏ hoa lá, cảm nhận sự thân thiện của người dân quê chất phát thì du khách còn được tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng ông bà Tổ Tiên ngay trong không gian những ngôi nhà cổ hoặc ngôi nhà kiểu cổ tiêu biểu.
Về Phong Lệ xem nhà cổ ngắm làng xưa, nghe kể chuyện Mục Đồng mới thấy được cái hồn tinh túy của một làng quê Việt hàng trăm năm tuổi. Có lẽ với nhiều người nhất là người dân xứ Quảng tìm lại dấu xưa tích cũ của Phong Lệ không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một vùng quê thanh bình đặc trưng cho vùng nông thôn xứ Quảng mà còn là dịp để tìm hiểu thêm những nét văn hóa đặc sắc trong tính cách con người vùng đất nơi này nói riêng và miền Trung nói chung.
Hãy đến với Phong Nam bạn sẽ được tận hưởng cái cảm giác yên bình, tận hưởng mùi hương lúa non thoang thoảng trong làn gió mát và lắng nghe thanh âm trong trẻo của tiếng sóng vỗ rì rào ở các bến sông quê! Với những thông tin trên, có lẽ đã quá đủ để bạn có thể tự tin đặt cho mình tấm vé đến thăm ngôi làng cổ Phong Nam tại Đà Nẵng.
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !