Sức khỏe đời sống
Đau nhức xương khớp không nên chủ quan?
Hiện nay bệnh đau xương khớp khá phổ biến, ngày càng trẻ hóa, đặc biệt giới văn phòng tỷ lệ mắc bệnh khá cao do tính chất công việc và khi trái gió trở trời bệnh nhân sẽ rất đau nhức khó chịu, theo nghiên cứu có đến trên 70% người bệnh xương khớp sẽ phải than trời than đất mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường, mưa lạnh, gió rét, hoặc nóng ban ngày nhưng lạnh về đêm... Người bệnh sẽ cảm thấy các khớp đau nhức, đơ cứng, đặc biệt là ở các khớp vùng lưng, gối, vai gáy, cổ tay, bàn chân…
Tình trạng này nếu kéo dài mà không phát hiện kịp thời để chữa trị sẽ gây nên nhiều hệ lụy khôn lường và dẫn đến các biên chứng như gây khó vận động, đi lại, các thói quen sinh hoạt hàng ngày hay giấc ngủ cũng không được yên vì cơn đau khớp hành hạ, thậm chí tàn phế.
Do vậy khi có hiện tượng đau mỏi xương khớp người bệnh không nên coi thường xem nhẹ mà hãy đi khám ngay để có biện pháp điều trị theo đúng phác đồ, tránh tình trạng xấu khi đã muộn, để có biện pháp điều trị phù hợp hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin bổ ích sau đây sẽ rất giúp ích cho người bệnh:
Các triệu chứng thường gặp
- Đau nhức tăng nặng: Cảm giác đau nhức xương khớp từ các vị trí trên cơ thể như khớp gối, cột sống, cổ tay, bàn tay, cổ, vai, thắt lưng, đau nhức tay chân khi trời lạnh… tăng nặng so với bình thường, cơn đau nhức, tê cứng khớp dễ trở nên dai dẳng, nghiêm trọng vào ban đêm hay buổi sáng sau khi thức dậy.
- Tình trạng các khớp bị đơ cứng, khó cử động thường xuất hiện khi người bệnh mới ngủ dậy, diễn ra khoảng 10 - 30 phút đối với người bị thoái hóa khớp, hoặc kéo dài trên 1 giờ đồng hồ đối với những người bị viêm khớp dạng thấp.
- Khớp bị tê, sưng tăng nặng cũng là dấu hiệu thường gặp mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt ở người già.
- Các triệu chứng trên là dấu hiệu cảnh báo của bệnh xương khớp như: Thoái hoá khớp (thoái hóa cột sống, khớp gối, cổ tay, bàn tay….); Viêm khớp dạng thấp; Thoát vị đĩa đệm (lưng, cổ); Loãng xương…
Vì sao xương khớp thường đau hơn khi trời lạnh?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống đột đột, cơ thể thường có xu hướng cố trữ năng lượng khiến máu lưu thông kém hơn bình thường, đồng thời cũng làm giảm lưu thông của dịch khớp khiến các khớp trở nên khô cứng, khó cử động. Với những người mắc bệnh xương khớp lâu năm, đặc biệt là thoái hóa khớp, khi sụn và xương dưới sụn bị tổn thương kèm theo sự lưu thông dịch khớp giảm đi làm cho sự cọ xát giữa các đầu xương tăng lên, gây đau nhức nhiều hơn.
Đồng thời khi thời tiết chuyển lạnh, áp suất khí quyển giảm và độ ẩm tăng khiến cho các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh sụn khớp và xương dưới sụn hư tổn nên bệnh nhân cảm nhận rõ hơn các cơn đau, đặc biệt với người thoái hóa khớp nặng sẽ thấy đau dữ dội khi vận động.
Người bị đau khớp khi trời lạnh nên làm gì?
Để giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp mỗi khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh một cách hiệu quả, an toàn, tránh được những gánh nặng về sau, người bệnh cần chủ động chăm sóc, bảo vệ xương khớp bằng cách:
- Vẫn đảm bảo vận động thường xuyên, hợp lý theo từng độ tuổi, nếu trời lạnh làm bạn lười vận động hơn, thể chất của bạn càng kém.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là ở các khớp bị đau, tránh bị dính mưa, có thể chườm ấm các khớp khi trời lạnh.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất và nên hỏi chuyên gia về việc bổ sung vitamin D (Vitamin D có thể đóng một vai trò trong cách nhạy cảm của bạn với đau khớp, bởi bạn ít có khả năng nhận đủ vitamin D từ nguồn tự nhiên, ánh sáng mặt trời, vào mùa đông, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về nhu cầu bổ sung hoặc thực phẩm bổ sung vitamin D).
- Đồng thời, bổ sung các dưỡng chất được chứng minh có lợi cho xương khớp, giúp giảm đau hiệu quả và bảo vệ, phòng tránh bệnh xương khớp tốt hơn.
Tình trạng đau mỏi xương khớp đã trở thành nỗi ám ảnh của người bệnh mỗi khi lên cơn đau nhức, tuy trong dân gian có rất nhiều phương thuốc quý hiếm giúp điều trị bệnh hiệu quả nhưng cũng phải phù thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thuốc có các tác dụng khác nhau.
Theo Đông y, trời lạnh thường mang theo các yếu tố gây bệnh như phong, hàn (gió, lạnh), khi gặp điều kiện thuận lợi, các yếu tố này sẽ phối hợp xâm nhập vào cơ thể và lưu đọng lại ở các khớp xương làm khí huyết kém lưu thông, kinh lạc bị trì trệ, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp. Đặc biệt, ở người sẵn có bệnh lý về khớp thường có cơ thể suy yếu và can thận bị hư, khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch là những đối tượng dễ bị phong, hàn xâm nhập khiến bệnh thêm trầm trọng.
Phương pháp dễ thực hiện nhất và phổ biến nhất để làm giảm các cơn đau nhức xương khớp là xoa bóp, có công dụng làm giảm cơn co cứng các khớp. Bạn có thể dùng rượu thuốc để xoa bóp. Cách chế biến rượu thuốc: Hồng hoa 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị tán vụn, ngâm với 1 lít rượu trắng, sau 3 ngày thì dùng được.
Hoặc một bài thuốc xoa bóp khác khá phổ biến trong Đông y: Hồng hoa 6g, đào nhân 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, sinh nam tinh 12g, sinh bán hạ 12g, sinh xuyên ô 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, bạch giới tử 3g, băng phiến 3g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g. Các vị tán vụn, ngâm với 1 lít rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày là có thể dùng được. Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không loét, tuyệt đối không được uống, không được xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ).
Ngoài xoa bóp, bạn cũng có thể thử tắm nóng, khi bị đau khớp do trời lạnh, cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng (khi người bệnh không có bệnh lý gì đặc biệt). Người bệnh có thể tắm nước nóng vì nước nóng có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn ngoại vi, tạo thư giãn cơ, giảm cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thực hiện một số cử động chủ động của khớp trong nước.
Tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), tắm nóng từng phần (những người không tắm được toàn thân hay đau khớp cục bộ, tay chân…). Đối với tắm nóng, nhiệt độ nước đủ ấm tránh quá nóng. Thời gian tắm từ 15 - 20 phút, về mùa lạnh không nên tắm quá muộn.
Chườm nóng cũng là một phương pháp được Đông y tin dùng cho các cơn đau khớp cấp, đắp nước nóng bằng túi chườm nóng cho đau ở một hoặc 2 khớp, đắp tối đa 20 phút. Hàng ngày lấy lá ngải cứu trắng hoặc lá lốt rửa sạch, cho muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm, khớp bớt sưng. Hoặc mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 - 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
Nếu thấy dùng các bài thuốc dân gian không hiệu quả người bệnh nên dừng lại và thăm khám tránh gây nên những hậu quả không mong muốn, để phòng đau nhức xương khớp khi chuyển mùa người bệnh cần giữ ấm bàn chân không nên ra ngoài khi trời lạnh, ăn uống hợp lý, tập luyện đều đặn với cường độ thời gian phù hợp giúp cải thiện tốt nhất.
Sản phẩm Cốt Mạnh Vương là một loại thực phẩm chức năng về xương khớp do Công ty TNHH Dược phẩm – TM Thành Công sản xuất được chiết xuất tự thảo dược thiên nhiên quý hiếm giúp giảm đau xương khớp hiệu quả hiện đang bán trên thị trường và chiếm được tình cảm của những người tiêu dùng, sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng trong thị trường thuốc Việt Nam.
Cốt Mạnh Vương - Giảm đau xương khớp hiệu quả
Cốt Mạnh Vương là thực phẩm chức năng được bào chế từ các thảo dược quý hiếm có lợi tốt nhất cho hệ cơ xương. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng thoái hóa khớp, giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, giảm đau xương khớp, đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Cốt Mạnh Vương thực hiện nguyên lý thuốc thông minh, có bệnh ở đâu thì đi đến đó, hiệu quả trực tiếp đến vùng bị thương, khơi thông kinh lạc và lưu thông máu, trừ phong thấp, bổ gan thận và khí huyết.
Hiện nay thuốc Cốt Mạnh Vương nhận đươc rất nhiều sự chú ý và tin tưởng của người bệnh bởi hiệu quả và sự an toàn của nó đem lại, đây chính là tin vui đối với người đang gặp vấn đề về đau nhức xương khớp.
Sản phẩm được kết hợp cả hợp chất chondroitin natri, glucosamine sulfate, DHA với các loại thảo dược sử dụng nhiều trong đông y như Ngưu tất, Cẩu tích, Độc hoạt, Đỗ trọng, Ba kích, Tục đoạn. Tất cả thành phần này đều đã được nghiên cứu, thông qua thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đau khớp và thu được kết quả tốt và được người bệnh phản hồi rất tốt.
Công dụng:
- Đau nhức xương khớp, thoái hoá khớp, tê nhức chân tay, đau vai gáy
- Giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa xương do tuổi tác và công việc
- Hỗ trợ viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh toạ, phong thấp, thoát vị đĩa đệm, gai xương…
- Điều tiết khí thận thông qua dưỡng chất khí thận phục hồi xương khớp, thúc đẩy sử chuyển hóa xương khớp làm khô phục chức sụn bị tổn thương, khôi phục chức năng xương khớp
- Bên cạnh đó, Cốt Mạnh Vương còn giúp bôi trơn sụn khớp, tăng khả năng vận động của khớp, giúp hệ cơ xương khớp khoẻ mạnh hơn.
Do đã được Bộ Y tế kiểm duyệt và cấp phép lưu hành thuốc trên toàn quốc vì vậy mọi người có thể mua Cốt Mạnh Vương hiện được bán tại bất kỳ hiệu thuốc lớn nhỏ nào, cho nên để đảm bảo, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng mọi người hãy tìm đến địa chỉ bán thuốc uy tín tin cậy là nhà thuốc lớn hay đại lý hoặc có thể đặt hàng trực tiếp tại đây để được mua hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng từ nhà sản xuất:
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !