CẨM NANG DU LỊCH
Chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) Đà Lạt - Khám phá nghệ thuật kiến trúc độc đáo
Đà Lạt thành phố thơ mộng với cảnh quan thiên nhiên hữu tình, khí hậu quanh năm mát mẻ với nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng làm say đắm lòng người đã được in dấu trong rất nhiều lĩnh vực âm nhạc và thi ca. Song song với đó là những công trình kiến trúc chùa chiền cũng đã góp phần không nhỏ vào cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt.
Độc đáo và đặc sắc hơn hết phải kể đến chùa Linh Phước tọa lạc tại phường 11, thành phố Đà Lạt. Du khách trong và ngoài nước đến tham quan thành phố ngàn hoa không thể không dừng chân ghé lại lễ bái và thăm viếng chùa Linh Phước.
Nằm trong thành phố Đà Lạt đẹp thơ mộng với cảnh quan thiên nhiên hữu tình, khí hậu quanh năm mát mẻ, uy nghi cổ kính và là nơi quần chúng phật tử hướng về. Một công trình thờ tự và khảm sành đặc sắc cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật đá và gỗ độc đáo với hơn 12 kỷ lục Việt Nam và 1 kỷ lục châu Á.
Bảo tàng trưng bày tượng, gỗ và đá quý được sưu tầm trên 30 năm qua, ngôi chừa đã gây ấn tượng sâu đậm với du khách thập phương đến thăm quan và lễ bái trong cũng như ngoài nước.
Đến Đà Lạt, có một ngôi chùa rất độc đáo bạn không thể bỏ qua, đó chính là chùa Linh Phước, hay còn gọi là chùa Ve Chai. Do có thiết kế siêu tỉ mỉ và độc đáo cùng nhiều công trình thú vị, giá trị, chùa là điểm đến tâm linh rất được yêu thích. Dưới đây là kinh nghiệm đi chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) có thể bạn chưa biết.
Tổng quan Chùa Linh Phước
Chùa Linh Phước tọa lạc tại 120 đường Tự Phước, Trại Mát, P.12, TP. Đà Lạt được biết đến với cái tên rất đỗi thân thương và quen thuộc Chùa Sành hay Chùa Ve Chai. Bởi hầu hết các công trình nằm trong quần thể kiến trúc nơi đây đều được tạo tác tỉ mỉ từ những mảnh sành sứ qua ý tưởng của thượng tọa chủ trì và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.
Chùa được xây dựng từ năm 1949, nhưng thửa ban sơ chỉ là một ngôi chùa làng nhỏ bé trải qua 4 đời chủ trì đến đời chủ trì thứ 5 vào năm 1990, chùa được xây dựng lại hoàn toàn mới với sự chỉ đạo trực tiếp của thượng tọa chủ trì Thích Thanh Vị đương nhiệm.
TVC giới thiệu Chùa Linh Phước
Thoáng đãng trang nghiêm được điểm tô sống động bởi muôn sắc màu các công trình kiến trúc như hình rồng uốn lượn hoa sen tươi thắm mây trắng bồng bềnh được khảm từ những mảnh sành sứ ghép nối lại một cách công phu và tinh sảo.
Giữa bảo điện ngự tọa trên tòa sen tôn tượng Đức Bổn Sư Từ Bi Vô Lượng Thiền Đình dưới cuộn bồ đề nơi ngài đã chính quả đắc đạo. Tôn nhang an nhiên tự tại với mắt thương nhìn cuộc đời và trí huệ siêu nhiên ngài đã dạy dỗ và dìu dắt chúng sinh vượt khỏi bể khổ luân hồi sớm quay về nơi bến giác.
Ngay sát tiền đường là tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca bằng ngọc bích được thỉnh về từ chùa tháp Thái Lan. Xung quanh trên các bức tường là những bức phù điêu được khảm bằng sành sứ tái hiện câu chuyện lịch sử cuộc đời của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Sau chánh điện là tổ đường nơi thờ Đức Đạt Ma Sư Tổ và đặt linh vị các trụ trì tiền nhiệm của chùa cùng Chư Thánh Tổ Đạo cũng là nơi tôn trí pho tượng sáp Cố hòa thượng Thượng Minh Hạ Đức năm 1901, 1985 của chùa Linh Phước và cũng là Bổn Sư của Thượng tọa chủ trì đương nhiệm. Hòa thượng Thích Minh Đức là một bậc cao tăng tu hành đắc đạo, những thông tìn hình ảnh và lịch sử về Ngài đã được trưng bày tại đây.
Đặc biệt có những hình ảnh về minh chứng đại lễ di dời pháp thân của cố hòa thượng nhập bảo tháp mới. Một điều kỳ lạ chưa từng thấy là khi khai quật nhục thân của Cố hòa thượng vẫn còn nguyên vẹn sau 26 năm yên nghỉ trong lòng đất kể cả pháp y của Ngài vẫn còn nguyên màu vàng óng như xưa. Tất cả đều được lưu lại để Phật tử và khách thập phương chiêm bái tại Tổ Đình Long Hữu huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quãng Ngãi.
Lầu Đại Bi là nơi thờ 108 Tôn Tự Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn, nghìn mắt nghìn tay vô lượng vô biên. Nghìn mắt để quan sát cuộc đời nơi nào có khổ đau để cứu vớt, nghìn tay để che chở cho tất cả chúng sinh.
Bên trái lầu Đại Bi là lầu chuông và lầu trống, từ năm 2008 đến nay đã có hơn 13 công trình kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật của chùa Linh Phước được xác lập kỷ lục Việt Nam. Chùa Sành nổi tiếng nhất Việt Nam, chùa được trang trí tổng thể hình ảnh hơn 2000 con rồng, với bệ diện trên 12000 m2 được khảm sành chùa Linh Phước đã chính thức được lập kỷ lục ngày 1/8/2008 là ngôi chùa được tạo tác từ nhiều mảnh sành độc đáo nhất Việt Nam.
Tháp chuông Phật giáo cao nhất Việt Nam được xác lập kỷ lục vào ngày 5/5/2008, với tổng chiều cao 42m bao gồm 7 tầng tháp. Tầng 1 tôn trí đại hồng chuông, đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999 cao 4,3m, đường kính 2,3m, nặng 8,5 tấn, tiếng chuông thức tỉnh vang xa mãi an ủi dân hiền khắp mọi nơi.
Đây là Linh Chung Huyền Tháp khách thập phương và Phật tử với niềm tín ngưỡng sâu sắc của mình đến để dán tên tuổi của bản thân của gia quyến vào xung quanh tháp chuông rồi thỉnh những tiếng chuông vang vọng để cầu an hay cầu siêu theo tâm nguyện.
Từ tầng 2 đến tầng 7 đều được an trí những tôn tượng Phật bằng ngọc và các kỷ vật được chế tác bằng các loại gỗ quý. Vào 19 tháng giêng năm Kỷ Sửu một sự kiện nhiệm màu đã xảy ra trong ngày 19 đến ngày 24 vầng hào quang đã xuất hiện liên tục trên mái đỉnh tháp vào lúc 9h trước sự chứng kiến ngỡ ngàng của người dân địa phương và du khách, hàng ngàn người đã đến lễ bái, cầu nguyện trước tháp và từ đó Linh Chung Huyền Tháp được la truyền xa mãi.
Kiến trúc chùa Linh Phước Đà Lạt
Chùa Linh Phước là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất Đà Lạt. Ngôi chùa được làm hoàn toàn bằng những mãnh sành sứ ghép lại với nhau. Chùa linh phước có thể nói là một trong số những công trình tôn giáo vĩ đại nhất nước ta.
Nếu bạn là một người yêu thích kiến trúc, thích tìm hiểu về nó. Thì chùa Linh Phước Đà Lạt là một địa điểm bạn không thể bỏ qua. Khi đến với thành phố Đà Lạt.
Chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) nằm ở đâu?
Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 đường Tự Phước, Trại Mát, P.12, TP. Đà Lạt. Ngôi chùa đi men theo quốc lộ 20, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 8km. Chùa được khởi công xây dựng năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952. Đến năm 1990, chùa được trùng tu xây dựng bởi sự kêu gọi của hòa thượng Thích Thanh Vị và có diện mạo như ngày nay. Ngôi chùa đặc biệt được biết đến với cái tên dân dã là Chùa Ve Chai. Đây là điểm đến tâm linh để tham quan và cầu bình an cho gia đình, người thân.
Được biết năm 2009 từng có câu chuyện, lên tục trong nhiều ngày, trên đỉnh bảo tháp chùa Linh Phước xuất hiện một quầng sáng nhiều màu sắc trông rất đẹp mắt. Người ta cho rằng đó là hòa quang của Phật phát ra. Tuy nhiên các nhà khoa học giải thích đó là hiện tượng cầu vồng không hoàn hảo. Chùa nằm ở gần ga Trại Mát, Làng Hoa Xuân Thành và trên đường đến đồi Chè Cầu Đất.
Chùa Linh Phước có gì?
Chùa Linh Phước nổi tiếng gần xa đầu tiên có lẽ bởi vì kiến trúc xây dựng độc đáo kiến trúc khảm sành đặc sắc của nó. Phải nói rằng toàn bộ ngôi chùa được ốp bên ngoài hoàn toàn bằng những mảnh ve chai rất đẹp.
Dưới đây là những công trình tiêu biểu nhất của chùa Linh Phước ở Đà Lạt, những công trình này đã đều được xác nhật kỷ lục gia và Chùa Linh Phước hiện đang là ngôi chùa giữ nhiều kỷ lục gia nhất Việt Nam:
Long hoa viên
Hình rồng làm bằng vỏ chai bia lớn và dài nhất Việt Nam, bên phía nam của chánh điện là Long Hoa Viên, với một một tượng rồng dài 30m tạo nên một bức liên thành kỳ vỹ và đặc sắc, trên lưng rồng là tượng Bồ Tát Văn Thủ cao 5m.
Phía bên trong Long Hoa Viên có khuôn viên đẹp, một con rồng uốn lượn dài 49m, rộng 1,3 được làm bằng 12000 vỏ chai bia uốn lượn quây quanh tượng đài Phật Di Lặc. Các bộ phận khác được làm từ sành, sứ. Bên dưới là hồ nước và hòn giả sơn. Do kết cấu được làm từ sành, sứ, vỏ chai, nên nó còn được người dân trìu mến gọi là chùa Ve Chai.
Công trình này càng làm tăng thêm vẻ tao nhã của chốn thiền môn đồng thời tạo cảm giác gần gũi thân thiện đối với thiên nhiên và con người. Tượng rồng xây dựng từ năm 1995 đến 1998, được xác lập kỷ lục Việt Nam đầu rồng vươn cao che cho Đức Phật Di Lặc tọa thiền trên đỉnh núi, xung quanh là tượng Tứ Thiên Vương hộ vệ.
Long Hoa Viên là nơi dừng chân của khách thập phương sau những chặng đường hành hương thấm mệt, còn là nơi để thưởng thức thú ẩm thực tao nhã của người con Phật nên Thiên Long Quán.
Tại Long Hoa Viên cũng có cửa hàng ăn chay, bán đồ ăn cho Phật Tử, người tham quan (cơm, bún, hủ tiếu…) mỗi phần đồng giá 20.000đ. Bạn phải mua phiếu ăn trước rồi mới chọn món sau. Tại đây cũng có bán các món như gạo lứt rang, các loại mứt sấy, trái cây sấy, chuối sấy… phù hợp cho người ăn chay, thực dưỡng…
Bàn Xoay
Đằng sau cửa hàng chay (đồ khô) chính là lối vào khu vực bán đồ gỗ quý, tỳ hưu, Thiềm thừ (cóc ngậm tiền). Đặc biệt cuối dãy bộ ghế bằng đá, gỗ quý là chiếc Bàn Xoay nổi tiếng. Tại đây bạn có thể xem chiếc bàn xoay và đặt tay lên để thử nghiệm.
Tượng Phật Quan Thế Âm
Phía trước sân chùa nằm chếch về hướng Nam là tượng Phật Quán Thế Âm được kết bằng 700 ngàn nụ hoa bất tử, tượng cao 18m, đây là một công trình độc đáo và sáng tạo được khánh thành vào năm 2010 và được xác lập kỷ lục châu Á vào ngày 1/1/2010.
Kỷ lục tiếp theo tại chùa Linh Phước là pho tượng Quan Âm trong điện thờ lớn nhất Việt Nam, nơi tôn trí tượng Quan Thế Âm cao 17m, được xác lập 1/10/2014. Điện thờ có 3 tầng, mỗi tầng đều có 108 tôn tượng Đức Quan Thế Âm giác vàng cao 3,2m trong không gian tôn nghiêm và thanh tịnh. Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là đại diện cho tấm lòng từ bi của Chư Phật, ngài hiện thân khắp mọi nơi khi chúng sinh cần cầu, cứu khổ ban vui cho tất cả muôn loài.
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm, giọt nước cành dương xoa dịu lòng than, đem đến an vui rửa sạch ưu phiền, ngài chính là Mẹ Hiền của tất cả muôn loài vậy.
Khổng Tước Vương là tên chữ của Chim Công với ý nghĩa là Vua của các loài chim, tượng được làm bằng gỗ sao, cao 5m, nang từ 1,6m đến 2,5m, nặng 7000kg là công trình nghệ thuật của 6 nghệ nhân miệt mài trong 1 năm. Đây là gốc của một cây sao ở rừng Đắk Lắk trên 300 năm tuổi, tác phẩm được xác lập kỷ lục vào 31/12/2011.
Tác phẩm Song Tùng Bách Hạc lớn nhất Việt Nam, có thể nói đây là công trình có 1 không 2 được làm vào năm 2010. Một công trình nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo và tâm huyết của rất nhiều nghệ nhân, Song Tùng Bách Hạc được làm bằng gỗ sao cao 4,5m rộng 7,5m nặng gần 10 tấn.
Hạc được coi là Linh Vũ bất tử của tất cả các loài chim, Hạc đứng đầu trong họ lông vũ, được tôn là Nhất Phẩm Điểu tượng trưng cho tính cách của người quân tử thanh cao nho nhã, Hạc còn là biểu hiện cho sự thịnh vượng trường thọ. Tác phẩm được xác lập kỷ lục vào 28/11/2013.
Tấm phản lớn và dài nhất Việt Nam, ngày 28/12/2013 chùa Linh Phước được xác lập thêm kỷ lục mới đó là bộ phản gỗ gồm 2 tấm dài 15m, rộng 2,5m, dày 0,3m đây là bộ phản gỗ vô giá không dễ gì kiếm được bộ thứ 2 tại Việt Nam với độ dài, dày, rộng của nó.
Gốc cây khắc Kinh pháp cú đây là một tác phẩm còn độc đáo hơn phản gỗ là gốc cây Trâm Vàng lớn nhất Việt Nam, nặng gần 30 tấn, ước lượng gần 30m khối gỗ còn nguyên hiện trạng với chiều cao 3,6m, dày hơn 7m, ngang 3,5m. Đây là Cỗ Trâm Đại Thụ ước tính trên 1000 năm tuổi được đưa về từ rừng Lâm Đồng vào năm 2001.
Chùa đã tổ chức khắc bộ Kinh pháp cú trên khối gỗ với 432 bài kinh được viết theo lối thư pháp và được xác lập kỷ lục Việt Nam vào ngày 29/5/2014.
Bộ bàn ghế bằng gỗ sao chạm 12 con giáp, gỗ từ rừng Gia Lai, bàn dài 5,5m cao 1,2m rộng 3,5m và các ghế ngồi bằng các gốc cây nguyên khối được chạm trỗ công phu và mỹ thuật và được xác lập kỷ lục vào ngày 29/5/2014.
Hoàng hôn xa thẳm mù khơi rừng thiêng khua tịch vang lời pháp âm, một không gian trầm mặc, tịch mịch hòa cùng tiếng phác âm phi diệu như Tổ Đức đã thiền tọa nơi chốn rừng sâu suy ngẫm về giáo lý Phật Đà nhằm thể hiện giáo hóa cho chúng sinh nơi chốn tha bà ưu trượt.
Khách hành hương qua nơi đây không khỏi dâng lên niềm tín ngưỡng vô biên và lòng trần, từ đó cũng lắng đọng theo cung bậc hòa tấu theo những âm thanh vi dị của chốn rừng thiêng. Lòng vong tưởng cũng tiêu tan chợt thấy mình như vô ngã ngộ giác cũng đã hiện ngay trước mặt, ôi linh thiêng thay, nhiệm màu và kỳ diệu thay khu rừng thiềng này và điện Quan Âm là nơi tôn thờ tượng các thiền sư bằng sáp nhiều nhất đã đạt kỷ lục Việt Nam.
Tượng Tổ Đạt Ma bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam, cao 7,5m chiều ngang từ 1,6 – 2,5m, nặng trên 10 tấn. Tác phẩm nghệ thuật này được đặt trong khuôn viên nhà trưng bày cổ vật, gỗ và đá quý của chùa, đồng thời được xác lập kỷ lục Việt Nam vào ngày 3/12/2011.
Bên cạnh tượng Tổ Đạt Ma là tháp mộ họa thượng Huynh Đệ của hòa thượng Thượng Minh Hạ Đức tháp được làm bằng gỗ, lắp từ 1990.
Nhà trưng bày cổ vât là một khoảng không gian rộng lớn thoáng đãng và đẹp đẽ nơi quy tụ rất nhiều bảo vật được khai thác từ thiên nhiên, hàng ngàn năm tuổi.
Phía bên phải tượng Tổ Đạt Ma nổi bật lên là hai khối đá Hồng Ngọc mỗi khối nặng trên 13 tấn, cao 4m, rộng 1,8m, dày 0,8m được nhà chùa sưu tầm với một nhân duyên quý hiếm giá trị...
Phần chánh điện của chùa
Nằm ở chính giữa là tòa tháp 7 tầng cao nhất Việt Nam hiện nay được xây dựng với hình dáng đẹp. Mọi thứ được chế tác công phu tỉ mỉ. Điểm độc đáo còn là bức tượng Phật khổng lồ được kết từ hoa vô ưu, rất tinh tế, đẹp mắt. Được biết đây là bức tượng Phật hoa ra đời đê chào mừng Festival.
Chánh điện của chùa Ve Chai dài tới 33m rộng 22m. Bên trên có tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng. Trong nội điện có Tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m sơn thiếp vàng. Sau lưng đức Phật là bức phù điêu cảnh Bồ đề Thọ.
18 tầng địa ngục
Trong chùa Linh Phước, phía bên tay phải có một khu vực lối xuống 2 tầng hầm:
- Tầng hầm 1 là khu bảo tàng cổ vật đá phong thủy quý hiếm và bộ bàn ghế kỉ lục Việt Nam, du khách có thể đi một vòng tham quan và mua các cổ vật nếu muốn.
- Tầng hầm 2 là khu tham quan 18 tầng địa ngục đây là nơi được xây dựng mô phỏng theo câu chuyện Mục Liên tìm mẹ với những cảnh tra tấn dưới địa ngục cùng những lời răn về tội đày của các phạm nhân làm chuyện ác phải chịu sau khi chết.
Lưu ý: Vé vào cổng là miễn phí, lúc xuống hầm đi một cổng khác, lúc ra ngoài đi một cổng khác.
Hướng dẫn đường đi chùa Linh Phước
Chùa Ve Chai hay còn được gọi là chùa Linh Phước Đà Lạt. Thì không xa lạ gì với người dân Đà Lạt nữa. Nhưng đối với những du khách từ phương xa đến. Du khách còn bở ngỡ về đường đến chùa Linh Phước Đà Lạt.
Từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Đà Nẵng, muốn đến chùa Linh Phước thì du khách cần đến thành phố Đà Lạt trước. Có nhiều phương tiện từ các thành phố này tới Đà Lạt như: xe máy, ô tô, máy bay. Trong đó máy bay thì sẽ đáp cánh tại sân bay Liên Khương (Đức Trọng, Lâm Đồng).
Từ TP. Đà Lạt đi chùa Linh Phước, bạn có thể đi bằng hai cách:
- Đường bộ: Thuê xe máy, ô tô, taxi, Grab tới chùa Linh Phước ở Trại Mát. chỉ cách trung tâm thành phố 8km nên đường đi không hề khó khăn. Lưu ý: Nếu đi xe máy thì bạn cứ đi thẳng vào cổng, đi qua Long Hoa Viên sẽ nhìn thấy một con dốc ngắn, nhỏ và những người bán hàng rong xung quanh. Bạn đi xuống nửa con dốc và rẽ trái chính là bãi gửi xe máy. Riêng ô tô thì đậu xe luôn trong khuôn viên chùa,
- Xe lửa: Du khách có thể đến nhà Ga xe lửa Đà Lạt mua vé xe lửa tuyến du lịch đi Trại Mát. Tàu sẽ đỗ tại ga Trại Mát. Tại đây bạn xuống tàu và đi bộ lên phía trước thêm khoảng vài chục mét, nhìn bên tay trái sẽ thấy ngay cổng chùa Ve Chai tuyệt đẹp.
- Bắt đầu Từ chợ Đà Lạt -> Du khách đi cầu ông Đạo -> đường Trần Quốc Toản. Tiếp đến -> đường Hồ Tùng Mậu -> đường Trần Hưng Đạo -> đường Hùng Vương. Sau đó đi theo QL20 Xuống tời Trại Mát, đi khoảng 800 m nữa. Nhìn bên tay phải sẽ thấy bức tranh hình tượng Phật Di Lạc đi thêm 70m sẽ đến chùa.
Linh Phước Tự là công trình kiến trúc mang sắc thái đặc biệt riêng nhưng lại mang nét đậm đà bản sắc văn hóa Việt góp phần tô điểm thêm cho nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Có thể nói trong nhịp quay hối hả của thời gian, những bộn bề tất bật lo toan từ cuộc sống của mỗi con người mái chùa vẫn hiện hữu đầy thầm lặng là nơi che chở bao yêu thương cho những tâm hồn tìm về chốn nương tựa.
Khi du khách đến tham quan chùa linh phước Đà Lạt sẽ nhớ mãi những kỷ niệm khó quên tại chùa Linh Phước. Một ngôi chùa tuyệt đẹp chùa xứ sở sương mù. Nếu du khách nào đến với Đà Lạt mà không tham quan chùa linh phước, thì đây là một thiệt thòi lớn. Vì thế bạn hãy thu xếp lịch trình du lịch lại đi nhé!
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !