Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật

Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 2000 năm cùng với tín ngưỡng dân gian Việt hình thành một nền Phật giáo Việt Nam mang đặc trung riêng biệt và có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tâm linh của người dân Việt. Chùa Giác Lâm trước đây được xây dựng trên địa bàn xã Phú Mỹ Thọ, huyện Bình Dương nay là số 565 Lạc Long Quân, phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM do cư sĩ Lý Thụy Long quyên tiền xây dựng vào năm 1744, chùa còn có tên gọi khác là Sơn Can, Cẩm Sơn, Cẩm Đệm.

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật
Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật

Vào thế kỷ thứ 16 sự phân chia giữa đàng trong và đang ngoài là một cột mốc có ảnh hưởng đến lịch sử đến Phật giáo Việt Nam, những lớp người di dân trong đó có cả những nhà sư vào phía Nam đã mang theo nền đạo Phật phát triển từ lâu đời cộng với sự tồn tại của nền Phật giáo tại vùng đất Thủy Chân Lạp. Từ đây bắt đầu hình thành một nền Phật giáo mang những nét mới phong phú đa dạng và cũng từ đây ở Nam Bộ nhiều ngôi Chùa được xây dựng theo nhiều Thiền Phái khác nhau. Cho đến ngày nay rất nhiều ngôi Chùa vẫn được bảo tồn gìn giữ gần như nguyên vẹn mà trong đó không thể không nhắc đến ngôi Chùa cổ Giác Lâm ở TP.HCM.

Chùa Giác Lâm là một ngôi Chùa có mặt sớm trong thành phố được thành lập vào thế kỷ thứ 18, ngày nay là Tổ Đình của Phái Lâm Tế dòng đạo Bỗng Nguyên ở Nam Bộ, với bề dày lịch sử của mình Chùa Giác Lâm đã để lại nhiều tư liệu quý báu về văn hóa lịch sử, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo.

Lịch sử ngôi Chùa Giác Lâm

Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn.

Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.

Vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.

Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến năm 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.

TVC giới thiệu Chùa Giác Lâm

Trình Hòa Đức trong Gia Định Thành Thông Chí đã miêu tả cảnh Chùa lúc bấy giờ, Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn cách phía Tây Lũy Bán Bích 3 dặm, cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất. Địa thế tuy nhỏ nhưng nhã thú, vì vậy có thể nói Chùa nằm ở một vị trí có cảnh quan thơ mộng và thanh tịnh.

Trải qua năm tháng tuy cảnh quan có nhiều thay đổi và qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi Chùa vẫn giữ được hình thể, đường nét, kết cấu cơ bản cho đến ngày nay, những mái ngói đã thấm màu thời gian, những tán cây cổ thụ rợp bóng cả góc sân. Tất cả đã tạo nên vẻ cổ kính, trầm mặc tuy xa bụi trần mà vẫn gần gũi, vẫn giữ được sự thanh tịnh cần thiết.

Không phải ngẫu nhiên mà hơn 264 năm nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Giác Lâm vẫn còn là một di tích mời gọi sự tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu của nhiều người. Có thể nói rằng, chưa có ngôi chùa nào ở Nam bộ được nhiều người viết về nó đến vậy. Nhưng, để hiểu rõ và tìm ra những ẩn số còn tiềm tàng trong bản thân di tích lịch sử này thì phải nói rằng cho đến hiện nay, vẫn còn nhiều câu hỏi được tiếp tục đặt ra.

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật
Chùa Giác Lâm

Thăm quan kiến trúc Chùa Giác Lâm

Cổng Tam Quan dẫn vào Chùa có 3 lối vào tượng trưng cho Không Quan, Dã Quan, Trung Quan và còn có ý nghĩa của Tam Giải Thoát Ấn, Tam Tháp Ấn trong triết lý Phật giáo.

Sau cổng Tam Quan là cổng Nhị Quan, đây được xem là cổng chính dẫn vào bên trong chính điện, có hai lối vào và được xem là cổng đặc biệt, độc đáo nhất so với các Chùa Nam Bộ mang kiến trúc tổng hợp văn hóa của các dân tộc khác nhau trong quá trình lao lưu tiếp biến văn hóa của người Việt. Hình con Sư Tử Chầu Hâu, Rắn Naga, hai lớp rào bao quanh khu vực chính điện hay những hàng trụ cột vuông là những nét thể hiện văn hóa Ấn Độ, Khơ Me, Phương Tây nhưng bản sắc văn hóa Việt vẫn được đặt lên cao hơn cả với biểu trưng là chiếc bình gốm sứ thuộc dòng gốm Lái Thiêu, Bình Dương.

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật
Chùa Cổ Tổ Đình Giác Lâm

Hơn nữa, bức bình phong này với dụng ý là lá chắn để trừ khử tà ma theo phong tục tập quán kiêng kỵ trong tín ngưỡng dân gian không trổ cửa chính vào nhà vì cho rằng quỷ thần thường đi theo đường thẳng cho nên khi bước vào Chùa các Tăng Ni Phật Tử không đi thẳng vào chính điện ngay mà phải đi vào lối bên hông Chùa vào nhà Tổ trước và cũng với dụng ý Tiên bái Tổ, Hậu bái Phật.

Kiến trúc Chùa được xem là tiêu biểu cho lối kiến trúc Chùa Nam Bộ với mặt bằng tổng thể kiểu chữ Tam. Theo các nhà nghiên cứu đây chính là kiểu kiến trúc biến thể của Nội Công Ngoại Quốc của các Chùa Miền Bắc bao gồm Chính Điện, giảng đường và nhà Trai. Chính Điện theo kiểu 1 gian 2 trái, 4 cột chính hay còn gọi là Tứ Trụ xây trên nền cao 1m so với mặt đất, trên nóc mái là đôi Rồng cùng chầu mặt trời với Bình Tịnh Thủy phía trên, phía dưới hình ảnh Bát Tiên bằng gốm là dấu vết đạo giáo trong ngôi Chùa của Phật giáo.

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật
Nhãn

Kiến trúc Chùa còn cho thấy sự kế thừa kiểu nhà Đầm Trích Cột Kê của Miền Trung với các đầu kèo đều được tạc đầu Rồng, trích đẽo lục giác. Nhưng ở đây đã có sự biến đổi đôi chút tạo nên sự khác biệt. Chỉ làm Cột Kê đá xanh ở những nơi tiếp xúc với mưa nhiều.

Chùa có 98 cột bằng gỗ quý, trên mỗi cột có khắc 86 câu đối chữ thiếc vàng, đến thăm Chùa Giác Lâm các học giả, các nhà nghiên cứu đều bị cuốn hút bởi những câu đối có giá trị văn hóa vô giá về những triết lý của nhà Phật mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, trong đó có một đôi câu đối hiện treo ở hàng cột thứ nhất từ ngoài vào ở Chính Điện thuộc loại độc đáo bậc nhất trong thơ văn chữ Hán ở Việt Nam.

Trong khuôn viên Chùa có 38 tòa Bảo Tháp được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, 20 tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà chất liệu cấu tạo của Tháp cũng khác nhau bằng đá ong, vôi, đường, ximang, đá mài... với kỹ thuật xây dựng tinh vi phong phú đa dạng từ trong việc dùng chất kết dính bằng hỗn hợp vôi, đường, ô dước đến kỹ thuật chạm chim, nổi trên đá xanh.

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật
Kiến trúc và trang trí Tây Phương

Phong cách nghệ thuật trên các Tháp mang yếu tố dung hợp các luồng văn hóa giữa các cộng đồng tộc người đang sống cộng cư ở Nam Bộ như Khơ Me, Việt, Chăm và phần nào yếu tố Phương Tây (Pháp), Trung Đông (Trung Quốc), Ấn Độ.

Một đặc điểm kiến trúc khác tạo nên sự cầu kỳ trong tổng thể kiến trúc Chùa là 7500 Dĩa Kiểu được khéo léo cẩn dọc hai bên tường Điệm Phật. Tháp Tổ và nóc mái tuy biểu lộ phần nào ảnh hưởng kiến trúc và trang trí Tây Phương nhưng nó vẫn thể hiện được sắc thái của nghề gốm cổ truyền địa phương vùng Bình Dương với màu men xanh trắng chủ đạo, chính điều này đã ghi tên Chùa Giác Lâm vào Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam với xác lập với số Dĩa Kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam.

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật
Nhưng pho tượng cổ

Bên trong Chính Điện cách bài trí tượng thờ cũng được đánh giá là tiêu biểu cho Chùa, nổi bật với bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở trên cùng đặt theo chiều ngang, Tam Thế Phật đặt theo chiều dọc và bộ Ngũ Hiền ở dưới cùng trên bàn thờ chính. Hai hành lang Chính Điện là bộ tượng Diêm Vương và La Hán. Trong đó bộ Ngũ Hiền chính là điểm đặc trưng so với các tượng đặt thờ ở Miền Bắc và Miền Trung thể hiện tính sáng tạo độc đáo của cư dân trên vùng đất mới dưới triều Nguyễn.

Chùa Giác Lâm hiện đang lưu giữ 113 pho tượng cổ trong đó hầu hết tất cả đều làm bằng gỗ mít có niên đại từ thế kỷ 18, 19 và chỉ có 5 pho tượng hiếm hoi được tạo tác bằng đồng, nổi bật là tượng Địa Tạng Bồ Tát, ngồi trên con Đề Thính được đúc tinh xảo, sơn son thiếc vàng và tòa Cửu Long tức là 9 con Rồng Đang Chầu Hầu về phút đầu tiên về Phật Đảng Sinh.

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật
Bộ tượng La Hán

Điểm thú vị nhất trong các bộ tượng bằng gỗ mít là có đến 2 bộ tượng 18 vị La Hán được tôn trí ở bàn thờ Nhị Cấp dọc hành lang hai bên Chính Điện với khoảng thời gian chế tác khác nhau thế kỷ 18, 19. Mỗi vị La Hán đều được tạo tác với nhiều tư thế có vị cầm cây Như Ý, có vị cầm Hồ Lô, có vị nâng tòa Bảo Tháp, có vị  ngồi cầm cuốn thư, có vị trong tư thế tay xé ngực chỉ Phật tại tâm. Trong khi bộ tượng La Hán nhỏ có nét mặt dài thanh tú, mắt xếch, mũi nhỏ, lưng dài thì bộ tượng La Hán lớn thể hiện mặt mập, tròn, mình to, khỏe, bụng ngực nở nang. Kỹ thuật chế tác hai bộ tượng này rất tinh tế, lắp ráp theo từng phần sơn son thiếc vàng, hoa văn trang trí thường là đắp nổi bằng giọt sơn, tia sơn hoặc nhựa thông.

Chính phong cách khác nhau của hai bộ tượng đã mang lại giá trị lịch sử lớn đánh dấu bước đi của người Việt đến vùng đất mới và chứng minh cho sự phát triển mới của Phật giáo Nam Bộ. Từ ảnh hưởng nặng nề của Phái Lâm Tế. Trung Quốc dần dần xác lập được một dòng mới mang đặc điểm dân tộc hoàn toàn của người Việt để tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm nơi thờ Tự. Không chỉ gia công, chạm trổ các cấu kiện kiến trúc mà còn sử dụng thêm các phụ kiện trang trí Bao Lam, Phù Điêu gắn trên các hàng cột, trên các khán thờ, đề tài thể hiện rất phong phú Hòa Điểu, chim muôn, Bát Tiên, sự tích của nhà Phật.

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật
Bộ tượng Diêm Vương

Có thể nói rằng nhiều thế kỷ qua Chùa Giác Lâm đã lưu giữ một số lượng lớn sách kinh Phật giáo có giá trị được lưu hành ở Nam Bộ.

Lễ hội tại Chùa Giác Lâm

Rằm hằng tháng đặc biệt là rằm tháng 7, lễ Vu Lan,Tháng Giêng, chùa Gíac Lâm có mở lễ hội lớn đón các tăng ni phật tử khắp nơi cũng như khách tới hành hương thăm quan lễ chùa cầu bình an.

Hướng dẫn di chuyển tới Chùa Giác Lâm

  • Nếu ở các tỉnh thành phố ngoài TP.Hồ Chí Minh, bạn có thể di chuyển bằng máy bay/ ôto/ tàu hỏa để tới TP.Hồ Chí Minh.
  • Tới đây, bạn có thể lựa chọn cách đi xe bus tới Chùa Giác Lâm để tiết kiệm chi phí: Với tuyến xe bus 38, xuất phát từ Trường THCS Vân Đồn (243 Hoàng Diệu, phường 8, Q.4, TP.Hồ Chí Minh).
  • Ngoài ra bạn có thể đi taxi hoặc bắt xe ôm tới để tiết kiệm thời gian.
Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật
Bản đồ đến Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm 300 tuổi cổ nhất tại TP.Hồ Chí Minh

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Chùa tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam năm 1988.

Du khách đến chùa, lòng nhẹ nhàng thanh thoát với dáng chùa ẩn mình trong những vòm cây cao bóng mát. Mái chùa phủ rêu xanh, không có dạng vút cong kiêu hảnh như thách đố với thiên nhiên, cũng không có những hàng ngói mũi hài dọc xuôi theo bờ mái cao dốc đứng, mà ở đây là những hàng ngói máng xối, giúp thoát nước nhanh khi có những trận mưa rào! Đó là một cấu trúc trải rộng và hài hoà với thiên nhiên.

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật
Chùa Giác Lâm 300 tuổi

Địa thế chùa nằm trên ngọn đồi cao mà tên gọi Sơn Can trước đây còn phản ánh, cho thấy ngôi chùa đã gắn chặt với quan niệm về tín ngưỡng của những người dân bản địa, là trước chùa phải có ao, hồ nước, mang ý nghĩa “Minh đường, thủy tụ” nơi đó vượng khí sinh sôi và nhất là cửa chùa thuận theo hướng Nam - Hướng đặc biệt được xem là tốt nhất cho những ngôi chùa Nam bộ: “Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam”.

Sự hòa quyện tiếp thu nhiều yếu tố mới lạ, những tinh hoa từ khắp nơi đem vào dung hợp trong tổng thể, Chùa Giác Lâm vẫn thể hiện được nét riêng, đặc thù khiến chúng ta nhận ra được ngôi chùa cổ Nam Bộ của người Việt đó là bản sắc đồng thời là đặc điểm thể hiện tính dân tộc, tính địa phương của Di tích lịch sử văn hóa Chùa Giác Lâm.

Gần 300 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử Chùa Giác Lâm nét xưa vẫn còn đó hòa nhịp vào những biến đổi của thời gian. Khách phương xa đến đây không những là tìm đến nơi thanh tịnh cho lòng mình thanh thản và còn được khám phá những giá trị văn hóa nghệ thuật của ngôi Chùa này!

Chùa Giác Lâm – Những giá trị văn hóa và nghệ thuật

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !