Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về phía Tây Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Tây Nam Bộ và miền sụt Đông Nam Bộ với hệ thống sông ngòi kênh rạch tự nhiên và nhân tạo khá đa dạng và phong phú.

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị
Từ hạt gạo quê hương với nguồn nước trong mát làm nên chiếc bánh tráng giòn ngon

Nói đến Củ Chi chúng ta không thể không nhắc đến những làng nghề truyền thống có từ lâu đời như làng mành trúc Tân Thông Hội, làng chiếu Đức Ngãi... Và đặc biệt ai đã từng đặt chân lên vùng đất Cu Chi này chắc hẳn không thể quên được món quà dân dã nhưng lại chứa đựng sự tinh túy của đất trời đó là bánh tráng. Qua bao nhiêu thăng trầm đến nay làng bánh tráng Phú Hòa Đông vẫn còn lưu giữ được nét độc đáo hòa cùng sự cần cù chịu khó của con người Củ Chi.

Nói đến tính sáng tạo trong ẩm thực Việt Nam không thể không nói đến một món ăn mà có lẽ từ lâu nó đã rất quen thuộc với cuộc sống của người Việt đó là món bánh tráng. Chỉ với những nguyên liệu quen thuộc của địa phương nhưng khi kết hợp vào cuốn những chiếc bánh tráng sẽ tạo ra một món ăn có hương vị tổng hợp rất khoái khẩu đó là bánh tráng cuốn, đơn giản mà ngon hơn cả thịt luộc cuốn bánh tráng xếp vị trí đầu bảng trong danh mục cuốn, thịt đùi heo luộc chín có nạc có mỡ, thịt luộc và rau cuốn bánh tráng chấm mắm nêm thật khó có gì ngon hơn. Ngoài ra, còn có nem nướng cuốn bánh tráng, bánh tráng trộn rất gần gũi với sinh viên...

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị
Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị

Về với vùng đất Củ Chỉ với những người dân thật thà chân chất hàng ngày vẫn gắn bó miệt mài với công việc của mình. Đã từ xa xưa bánh tráng là một thứ quà chân quê bình dị không khó làm, đất cũ người xưa mỗi nơi làm bánh tráng theo những cách khác nhau nhưng có một loại bánh tráng đặc biệt vừa ngon vừa giòn, vị lại thanh ấy là bánh tráng được gọi bằng cái tên thân quen bánh tráng Phú Hòa Đông.

Từ hạt gạo quê hương cùng với nguồn nước trong mát, người Việt đã chế biến thành nhiều món ăn vô cùng độc đáo, một trong số đó phải kể đến món bánh tráng làm từ gạo. Từ một món ăn mộc mạc của làng quê bánh tráng đã được người dân của Phú Hòa Đông biến thành một món đặc sản để xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Để giữ nghề đôi khi cần những hướng đi mới, những suy nghĩ táo bạo và những tình yêu mãnh liệt làm nên nghề hôm nay. Đến nay bánh tráng Phú Hòa Đông vẫn giữ được nét độc đáo riêng và lấy đó là thứ duyên quê cho người tứ xứ.

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị

Sự ra đời của làng nghề bánh tráng truyền thống

Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông đã dần khẳng định được thương hiệu của mình trong lòng của người tiêu dùng. Đi khắp các tỉnh, đâu đâu cũng có bánh tráng, nhưng với tôi bánh tráng từ quê hương mình – Củ chi đất thép thành đồng , vẫn mang cho một một mùi vị đặc biệt, khác hẳn các nơi khác. Được biết làng nghề đã có từ rất lâu, ngay cả người lớn tuổi nhất tại đây cũng đã làm được hơn 80 năm.

Không biết có phải nằm cạnh sông Sài Gòn với nguồn nước dồi dào và đôi bàn tay khéo léo của mình mà người dân Củ Chi đã chế biến ra một loại bánh tráng ngon không đâu sánh bằng về độ mịn, dai và hương thơm nhẹ. Chỉ cần một cái lò đắp đất hoặc lò xây bằng gạch với 3 lỗ thông nhau, đồ nghề hết sức đơn giản gồm chiếc chậu đựng bột, gáo dừa để múc bột, một tấm mành mỏng để cho bột lên hấp và một ống lăn bánh để trải bánh đem phơi.

TVC giới thiệu làng bánh tráng Phú Hòa Đông

Quá trình phát triển của bánh tráng Phú Hòa Đông

Từ sau giải phóng, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, các sản phẩm chính là gạo, khoai mì cùng các chế phẩm của nó. Và bánh tráng chính là một trong những chế phẩm tạo ra từ tinh bột của khoai mì hay tinh bột gạo.

Bắt đầu từ những công cụ thô sơ như chiếc lò, chiếc gáo dừa, chiếc liếp tre... những miếng bánh tráng đầu tiên đã ra đời như thế. Những năm sau đó, cùng với sự phát triển của công nghệ, những người thợ đã cùng nhau nghiên cứu và thành lập các hợp tác xã bánh tráng. Kể từ đây, làng nghề đã có những bước chuyển đáng kinh ngạc, máy móc được đầu tư để tráng bánh, liếp tre được thay bằng liếp công nghiệp nhẹ hơn và dễ gỡ bánh tráng hơn. Đầu ra của sản phẩm cũng được cải thiện nhờ sự phát triển của du lịch và dịch vụ, góp phần tăng năng suất đáng kể, cải thiện đời sống của nhiều hộ làm nghề.

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị
Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông không biết xuất hiện từ bao giờ, những cụ cao tuổi ở đây chỉ nhớ mình đã làm bánh từ thời con gái, đến nay dù tuổi đã cao sức đã yếu nhưng các cụ vẫn mải miết với nghề. Trước đây ở Phú Hòa Đông nhà nào cũng có lò tráng bánh nhưng trong những năm gần đây do sức ép cạnh tranh với nhiều thì trường khác các nhà lò đã chuyển dần sang sản xuất theo hướng công nghiệp nên công việc làm bánh tráng đỡ vất vả và năng suất cũng tăng lên đáng kể, hiện nay ở Phú Hòa Đông chỉ còn một số hộ tráng bánh thủ công.

Những chiếc bánh tráng với vị thanh nhẹ tự nhiên được làm ra từ những nguyên liệu dân dã là gạo, bột mì, muối và nước tạo lên món bánh đặc trưng nổi tiếng và lâu đời ở vùng đất Củ Chi của sài thành. Để làm ra được chiếc bánh đó, đôi bàn tay khéo léo của những người thợ nghề truyền thống trở thành cốt lõi “Thổi hồn” vào “Đứa con tinh thần” của mình.

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị
Qua nhiều công đoạn cho ra những chiếc bánh giòn ngon

Người ta còn truyền nhau một “Bí mật” về làng nghề nổi tiếng này, chính là nhờ ơn ban của vùng đất anh hùng xưa. Củ Chi được ban tặng những nguồn nước suối trong lành cùng với đó là mảnh đất sinh ra những cây khoai mì, lúa mang vị ngọt đặc trưng hiếm có.

Thời kỳ Sài Gòn chuyển mình bước vào giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Những làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề bánh tráng Phú Hòa Ðông nói riêng lao đao bám trụ với cơn lốc văn minh. Có những lúc, tưởng chừng làng nghề  hơn 80 năm tuổi sẽ sụp đổ trước thời đại, tưởng rằng bánh tráng Phú Hòa Ðông rồi sẽ vào quên lãng. Thế nhưng, những người thợ truyền thống khi đứng trước ranh giới mong manh của nghề gia truyền họ đã kịp thích ứng và thay đổi.

Mang trong mình khát khao phục hồi và lưu giữ cốt lõi làng bánh tráng. Những người thợ đã cùng nhau nghiên cứu và cập nhật máy móc hiện đại. Họ đã tự cứu mình và cứu chính cái nghề cái nghiệp của gia tiên. Từ chỗ làm tự phát, thủ công lẻ tẻ, địa phương đã chính thức thành lập hợp tác xã (HTX) bánh tráng Phú Hòa Ðông. Từ đây, làng làm bánh tráng truyền thống chuyển thành làng bánh tráng hàng hóa. Mở ra con đường mới cho làng bánh tráng, những cơ hội hợp tác trong nước và quốc tế.

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị
Những chiếc bánh làm ra từ bàn tay người thợ yêu nghề

Bên cạnh đó, những người thợ làng nghề giờ đây không còn phải trầy trật bán thủ công như trước mà có doanh nghiệp thu mua, những đầu ra thuận lợi để phát triển. Song song đó, nhiều lò bánh tráng thủ công được thay thế bằng công nghiệp giúp tăng năng suất lên cả triệu tấn giúp tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân khu vực.

Ngoài ra, song hành với những lò bánh công nghiệp, ta thấy đâu đó còn những lò bánh tráng thủ công vẫn oằn mình bám trụ với nghề truyền thống. Chẳng phải họ không muốn thay đổi, mà vì không đủ điều kiện để có thể mua một chiếc máy công nghiệp với thị trường nguyên liệu bấp bênh như bây giờ.

Cùng với tốc độ công nghiệp hóa ở địa phương, nhiều lò tráng bánh thủ công đã được thay thế bằng các lò tráng bánh công nghiệp, giải quyết hàng trăm lao động nông nhàn ở địa phương, nâng tổng thu nhập từ nghề bánh tráng lên khoảng 60 tỷ đồng/năm.

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị
Bánh tráng Phú Hòa Đông giúp người dân vượt nghèo

Bên cạnh những lò bánh tráng công nghiệp ngày càng phát triển này, vẫn còn nhiều lò tráng bánh thủ công tiếp tục sống bằng nghề truyền thống của gia đình mình nhưng cuộc sống ngày càng khó khăn hơn vì không đủ sức cạnh tranh với các lò công nghiệp công suất cao, điều kiện môi sinh được đảm bảo, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu… Một số hộ nghèo còn khó khăn hơn vì thiếu vốn sản xuất.

Để giúp bà con vừa ổn định cuộc sống vừa duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng, chính quyền địa phương dự định thành lập Hợp tác xã sản xuất bánh tráng, tổ chức lại khâu thu mua để ổn định giá, tránh thiệt thòi cho bà con làm thủ công, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, giúp bà con tổ chức lại sản xuất, ổn định và nâng dần cuộc sống bà con ở các làng nghề…

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị
Bánh tráng Phú Hòa Đông – Xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới

Tương lai của làng nghề đi về đâu?

Nói đến tương lai thì không ai có thể nói trước được tất cả, nhưng với những gì làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông đã làm được – xuất khẩu bánh tráng tới hơn 20 quốc gia trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc với nhiều dòng sản phẩm đa dạng. Bánh tráng Củ Chi chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và trở thành nơi cung cấp bánh tráng hàng đầu Việt Nam và cả thế giới.

Nhờ lợi thế nằm dọc con sông Sài Gòn với nguồn nước ngọt quanh năm mà xã Phú Hòa Đông đã thụ hưởng điều kiện hội tụ sự tinh hoa của đất trời tạo thành những hạt gạo trắng dẻo. Cứ ngỡ khi máy móc về trên vùng quê này là những bếp lửa nghi ngút và đôi bàn tay cần mẫn tráng bánh mỗi sớm không còn nữa. Ghé thăm Phú Hòa Đông hôm nay chúng tôi thật sự cảm phục và trân trọng những tấm lòng yêu nghề và gìn giữ nghề bằng cả trái tim.

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị
Làng bánh tráng ở Củ Chi

Trong thời buổi hiện đại ngày nay thì việc làm bánh tráng bằng tay cũng không mấy dễ dàng với những người dân nông thôn. Việc tráng bánh hàng tháng cũng chỉ mang về chút vốn ít ỏi cho cuộc sống sinh hoạt vì năng suất thấp nhưng họ vẫn đều đặn cho ra những chiếc bánh bởi người mua con nhớ, lưu luyến mãi cái vị đậm đà của những chiếc bánh.

Chính vì yêu cái nghề truyền thống, yêu cái văn hóa tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc họ đã chấp nhận và đeo đuổi cái nghề mà cha ông đã để lại cho ban đời nay. Những chiếc bánh sẽ được gỡ ra khỏi líp, ở Phú Hòa Đông này thời gian cứ trôi nhưng tình người với bánh tráng là còn mãi. Bánh tràng đã trở thành niềm tự hào của biết bao con người nơi mảnh đất Phú Hòa Đông đầy nghĩa tình này!

“Vấn vương khuôn nguyệt tráng bên thềm, nướng lò phên trải đẫm sương mềm

Nồng hương gạo mới đi còn nhớ ai suôn miệt ấy ghé về xem”

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị
Bánh tràng kết hợp nhiều hương vị thành món ăn thơm ngon

Làng bánh tráng Phú Hòa Đông không chỉ là câu chuyện về con đường phát triển kinh tế từng ngày đưa bánh tráng máy ra đời vươn ra thế giới. Nhưng bánh tráng tay vẫn là một nghề truyền thống, một giá trị truyền thống cần được gìn giữ và phát huy. Đó còn là câu chuyện về những con người một đời luôn gìn giữ những giá trị tốt đẹp mà cha ông từ ngàn xưa để lại. Máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng chẳng thể nào thay thế được bàn tay khéo léo của người dân chất phác của người dân Phú Hòa Đông này.

Bánh tráng Phú Hòa Đông hay nói khác đi là món quà thơm thảo nghĩa tình mà những người dân quê dành tặng cho những vị khách phương xa, để chút hương vị dân dã quê mùa còn vương vấn lắng đọng trong lòng những ai đã một lần ghé qua!

Bánh tráng Phú Hòa Đông – Món quà chân quê bình dị

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !