Sản phẩm trà Ô Long đều có hình thể màu xanh đen, bóng, hình cầu hoặc bán cầu, có màu sắc và kích thước hạt đồng nhất, màu nước vàng xanh, vị chát nhẹ, dịu, hậu ngọt và hương Ô Long tự nhiên.
Nhờ vào quy trình sản xuất bán lên men nên trà Ô Long có nguồn Polyphenol dồi dào, không chỉ ngăn ngừa các bệnh ung thư, viêm khớp, tiêu chảy… như trà xanh mà còn có thể chống suy thận, suy là lách, sâu răng, đồng thời giúp làn da tươi trẻ và hạn chế chứng béo phì.
Trà Ô Long cao cấp được đóng trong túi hút chân không 200gram. Sản phẩm Ô Long được chọn lọc từ các búp trà ngon nhất của vùng trà Lâm Đồng.
Đặc tính của trà Ô Long
Không sử dụng bất kì hương hay phụ gia nào trong quá trình chế biến, mà đó là mùi hương đặc trưng sẵn có của trà Ô Long.
Để có được thành phẩm trà Ô Long thì từ nguyên liệu tươi thu hái về phải mất hơn 30 tiếng qua nhiều công đoạn khác nhau như: làm héo, quay thơm, diệt men, định hình và cuối cùng là đóng gói tạo ra nhiều chủng loại trà Ô Long theo thị hiếu người tiêu dùng.
Quy trình sản xuất tinh tế của trà Ô Long
Để đạt được sự thơm ngon, thuần khiết nhất định, trà Ô Long phải bảo đảm tiêu chuẩn chế biến cơ bản như các loại trà khác: Trồng ở những vùng có điều kiện tự nhiên ưu đãi, được tuyển chọn từ những búp trà non, tươi ngon, được thu hoạch thủ công bằng tay theo nguyên tắc một búp và hai lá trên một nhánh trà.
Sau khi thu hoạch, lá trà được phơi và lên men theo mức độ khác nhau sẽ cho ra nhiều loại trà Ô Long. Cụ thể: Lên men mức độ nhẹ (từ 10%-20%) sẽ tạo nên trà Bao Chủng (Pouchong tea) và trà này thường được ướp với hoa lài.
Lên men mức độ trung bình (từ 20%-50%) là quy trình chế biến của trà Ô Long Đài Loan, trà Thiết Quan Âm (cũng là một dạng của trà Ô Long). Lên men mức độ cao (từ 50%-80%) sẽ cho ra một loại trà với tên gọi rất mỹ miều - Ô Long Sâm-panh (Champagne Oloong).
Như vậy, cũng từ một nguồn gốc là cây trà Camellia nhưng dựa vào sự chăm sóc và chế biến (lên men) khác nhau đòi hỏi nhiều công phu của người chế biến thì sẽ cho ra sản phẩm trà Ô Long hay các loại trà xanh, trà trắng, trà đen. Có lẽ vì vậy, để thưởng thức hết sự tinh túy của các loại trà, cũng cần người dùng có một nghệ thuật thưởng thức riêng.
Công dung:
Giảm cholesterol
Bệnh nhân mỡ máu cao, lượng cholesterol trong máu tăng cao nên tạo cho mình thói quen uống trà Ô Long mỗi ngày. Trong loại trà này có chứa chất oxy hóa, chất polyphenol có khả năng kích hoạt enzyme hòa tan chất béo, giảm lượng cholesterol đồng thời tăng cường sức khỏe hệ tim mạch.
Tốt cho người bệnh tiểu đường
Hoạt chất polyphenol trong trà là chất tuyệt vời có tác dụng chuyển hóa lượng đường trong máu, giảm glucose. Các nhà khoa học đã chỉ ra uống trà ô long giúp ngăn ngừa tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đồng thời có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Uống trà xanh hay trà ô long mỗi ngày sẽ mang lại cho bạn một hệ miễn dịch khỏe mạnh từ đó ngăn ngừa tổn thương các tế bào, phòng chống các bệnh ung thư, tránh xa bệnh tật.
Các bước pha trà Ô long:
Bước 1: Chuẩn bị.
Bước 2: Tráng ấm chén với nước sôi để tiệc trùng đồng thời tránh giảm nhiệt độ nước khi pha.
Bước 3: Cho trà vào ấm, số lượng tùy theo khẩu vị, thông thường 05gr/500ml nước.
TVC giới thiệu trà Tân Cương Xanh
Bước 4: Tráng trà: Rót một ít nước sôi (chỉ ngập trà) rồi đổ ngay để trà không chát và loại bỏ những yếu tố có thể làm giảm hương vị hay nói cách khác là đánh thức lá trà, giúp mở nhanh và thoát hương hiệu quả.
Bước 5: Hãm trà: Đổ nước sôi đầy ấm và đậy nắp lại. Tiếp tục rót quanh ấm để hãm trà trong vòng 01-02 phút cho lần pha đầu tiên, thời gian hãm trà tăng dần cho những lần pha tiếp theo (trà Ô Long có thể dùng đến nước thứ 05).
Bước 6: Rót trà ra chén uống, nên dùng một phễu lọc để giữ lại xác trà, giúp cho chén trà được thuần khiết.
Bước 7: Rót trà ra chén quân để thưởng thức.
Lưu ý: Nên dùng nước lọc tinh khiết hoặc nước giếng có hàm lượng ion kim loại nặng thấp để pha trà, Chloroform trong nước máy hay các vi lượng trong nước khoáng sẽ làm mất hương vị.
Thêm đánh giá