Dây Đau Xương là một vị thuốc quý, sử dụng nhiều trong đông y, có vị đắng, tính mát tác dụng giúp khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt lạc và hỗ trợ chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người, dùng làm thuốc bổ. Hỗ trợ trị phong thấp tê bại và hỗ trợ trị đau nhức cơ khớp.
Dây đau xương (khoan cân đằng) là vị thuốc Nam quen thuộc. Với công dụng tiêu viêm, thư cân hoạt lạc, khu phong, trừ thấp, dược liệu này thường được dân gian sử dụng để chữa chứng đau mỏi gân xương, tê bì chân tay do bệnh phong thấp.
Dây đau xương là một loại thực vật dạng dây leo, dài 7-10 cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, về sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá của loại cây này cũng có lông nhất là ở mặt dưới, lá có hình tim, ở phía cuốn tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10-20 cm, rộng 8-11 cm có 5 gân nhỏ và toả hình chân vịt.
Cây mọc hoang nhiều ở các vùng núi, ở nơi có khí hậu nhiệt đới như ở các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ. Ở nước ta, loại cây này xuất hiện ở mọi nơi nhưng xuất hiện nhiều nhất là ở vùng núi Tây Bắc.
Theo Đông Y cho rằng, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, tác dụng giúp tán phong thấp, hỗ trợ đau lưng, nhức xương, tiêu độc. Ngoài ra cà gai leo còn giúp chống oxy hóa, giảm các tác động của các bệnh về gan, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giải rượu.
Thông tin sản phẩm
- Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh.
- Quy cách: Hộp 50 gói x 5g
- Đối tượng sử dụng: Sản phẩm thích hợp sử dụng cho người lớn muốn cải thiện các bệnh về xương khớp.
Công dụng – Thành phần Trà túi lọc Dây Đau Xương Cà Gai Leo
Trà Túi Lọc Dây Đau Xương Cà Gai Leo bao gồm 2 thành phần chính là dây đau xương và cà gai leo mang lại công dụng chính tốt cho người sử dụng như:
Dây đau xương 3g
Dây Đau Xương là một vị thuốc quý, sử dụng nhiều trong đông y, có vị đắng, tính mát tác dụng giúp khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt lạc và hỗ trợ chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người, dùng làm thuốc bổ. Hỗ trợ trị phong thấp tê bại và hỗ trợ trị đau nhức cơ khớp.
Cà gai leo 2g
Theo Đông Y cho rằng, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, tác dụng giúp tán phong thấp, hỗ trợ đau lưng, nhức xương, tiêu độc. Ngoài ra cà gai leo còn giúp chống oxy hóa, giảm các tác động của các bệnh về gan, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giải rượu.
Cách sử dụng
- Cho một gói Trà túi lọc dây đau xương – Cà gai leo vào cốc, sau đó rót 150-200ml nước nóng (80-100 độc C), ngâm gói trà trong 5-10 phút rồi nhấc lên 1-2 lần là có thế sử dụng được.
- Nên sử dụng 6-8 gói/ ngày.
Lưu ý:
- Thực phẩm Trà Túi Lọc Dây Đau Xương Cà Gai Leo không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Chống chỉ định
- Không dùng được cho phụ nữ có thai.
- Phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
- Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Dây đau xương chữa bệnh gì?
Loại “Thần dược” này có chứa nhiều hoạt chất alkaloid có tác dụng chống viêm, giảm đau và tê nhức rất tốt và được sử dụng trong Đông y để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người.
Trong cây đau xương còn chứa chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B. Đây là chất có công dụng giảm viêm mạnh mẽ. Do đó, dùng dây đau xương trị khớp sưng đỏ, nóng, đau cho hiệu quả nhanh chóng. Dinorditerpen Glucosid còn ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Acetylcholin và Histamin.
Loại cây này ảnh hưởng lớn lên huyết áp động vật thí nghiệm, tác dụng gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra nó còn có tác dụng hiệp đồng cùng với thuốc ngủ, an thần, lợi tiểu, thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp. Dây đau xương còn được sử dụng làm thuốc bổ.
Theo y học cổ truyển, cây đau xương có tác dụng trừ thấp, khu phong, mạnh gân hoạt cốt dùng để trị triệu chứng:
- Bệnh phong tê thấp
- Đau nhức xương khớp
- Đau người
- Bệnh đau dạ dày
Ngày nay, với công nghệ y học ứng dụng hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện thêm một số ích lợi khác ở loại cây này như:
- Giảm đau mỏi cơ gân
- Trị đau nhức xương khớp
- Đau mỏi vai gáy
- Đau thần kinh tọa
- Kìm hãm thoái hóa xương khớp
- Chữa tràn dịch khớp gối
- Chữa tê bì chân tay
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout
- Điều trị chấn thương tụ máu
- Chữa sốt rét kinh niên
Cách dùng cây dây đau xương hiệu quả
Trong dân gian, có rất nhiều bài thuốc sử dụng dược liệu này để cải thiện sức khỏe hoặc điều trị bệnh lý cho con người. Các bạn có thể tham khảo một số cách dùng phổ biến của loài cây này dưới đây.
Bài thuốc chữa đau dây thần kinh hông
- Nguyên liệu: Hãy chuẩn bị dây đau xương 15 gram, lấu bò 15 gram, kê huyết đằng 15 gram, ngũ vị 15 gram, kim ngân 15 gram.
- Cách làm: Cho các nguyên liệu đã được chuẩn bị vào ấm sắc thuốc, thêm 750 ml nước. Sắc đến khi nước trong ấm còn 500 ml thì tắt bếp. Lấy thuốc đã sắc để uống hàng ngày.
- Bài thuốc này nên uống liên tục trong vòng 15 ngày, các triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh sẽ được cải thiện.
Bài thuốc chữa phong thấp gân xương
- Các nguyên liệu cho bài thuốc này gồm: Dây đau xương, đơn gối hạc, bưởi bung, cỏ xước, rễ gấc. Mỗi vị thuốc, bạn cần chuẩn bị 30 gram.
Cách làm:
- Đem tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị vào ấm sắc thuốc, thêm khoảng 1.5 lít nước.
- Sắc đến khi nước sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Sử dụng thuốc đã sắc uống hàng ngày, để có hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất cần uống trong vòng 1 đến 2 tháng.
- Khi sử dụng liên tục, các triệu chứng của bệnh phong thấp gân xương sẽ giảm bớt, các cơn đau sẽ giảm dần.
Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư
Nguyên liệu:
- Dây đau xương 12 gram
- Cầu tích 20 gram
- Rễ gối hạc 12 gram
- Củ hoài sơn 20 gram
- Rễ cỏ xước 12 gram
- Bổ cốt toái 16 gram
- Thỏ ty tử 12 gram
- Tỳ giải 16 gram
- Đỗ trọng 16 gram.
Cách làm:
Với các nguyên liệu này, mọi người cần thực hiện làm sạch trước khi chế thành thuốc. Có 2 cách sử dụng bài thuốc này như sau:
Cách 1: Sắc lấy nước uống
- Đem các vị thuốc cho vào ấm, thêm 1.5 lít nước vào. Tiến hành đun sôi cho đến khi còn 1 lít nước thì tắt bếp.
- Dùng nước thuốc đã sắc uống hàng ngày thay nước lọc.
- Bạn cần áp dụng cách này đều đặn 15 – 20 ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Cách 2: Đem các vị thuốc ngâm rượu
- Cho các vị thuốc vào bình ngâm rượu, sau đó đổ thêm rượu trắng lên trên, sao cho lượng rượu ngập thuốc từ 1 – 2 cm.
- Đậy nắp kín và bảo quản ở nơi thông thoáng, nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời.
- Thời gian ngâm rượu khoảng 1 tháng là có thể đem ra sử dụng. Mỗi ngày uống 10 – 15ml. Điều trị trong vòng 1 tháng.
- Lưu ý: Hai cách làm này đều rất hiệu quả trong việc chữa bệnh đau lưng mỏi gối ở người mắc hội chứng thận hư.
Bài thuốc chữa sưng chân do ngã hoặc sưng gối do phong thấp
- Nguyên liệu: Lá dây đau xương tươi
Cách làm:
- Lấy phần lá cây tươi đã được rửa sạch đem giã nát rồi lọc lấy nước cốt.
- Hòa nước cốt với rượu theo tỷ lệ 3:1 để uống.
- Phần bã của lá thì đem chưng nóng, sau đó đắp vào vùng chân đau. Không đắp phần bã này vào vết thương hở, vết thương đang chảy máu.
- Áp dụng bài thuốc này khoảng 2-3 tuần, các triệu chứng đau mỏi chân sẽ giảm đáng kể.
TVC giới thiệu Cà Gai Leo Sadu
Lưu ý khi sử dụng cây dây đau xương
- Dây đau xương cần tuân thủ những lưu ý sau đây khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất:
- Trước khi sử dụng các bài thuốc có chứa loại dược liệu này, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
- Phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em chỉ nên sử dụng những bài thuốc từ cây đau xương ở dạng uống khi có chỉ định của bác sĩ.
- Cây đau xương rất dễ ẩm mốc, khi thấy các nguyên liệu ẩm mốc tuyệt đối không nên sử dụng.
Thêm đánh giá