Những năm trở lại đây, nghề nuôi bò đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, không chỉ để lấy sữa mà bò thịt ngày càng trở thành thực phẩm chính thiết yếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhưng để có được những chú bò khỏe mạnh cho năng suất cao người nông dân luôn tìm hiểu về nguồn thức ăn tốt nhất giúp cho khẩu phần ăn của bò đa dạng để có đàn bò khỏe mạnh, tạo ra năng suất cao nhất.
Công ty thức ăn chăn nuôi Vina trên dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại mang đến giải pháp hiệu quả nhất cho người nông dân, với sản phẩm thức ăn cho bò có đủ loại thức ăn cho người nông dân lựa chọn:
- VINA 910: Dùng cho bò lai Sind, bò thịt, bò vỗ béo, bê
- VINA 901: Dùng cho bò sữa
- VINA 999: Dùng cho bò sữa
Thành phần dinh dưỡng
- Ẩm độ (%) max: 14
- ME (Kcal/kg) min: 2.600
- Xơ thô (%) max: 15
- Ca (%) min - max: 1,0 - 2,5
- P tổng số (%) min - max: 0,4 - 1,2
- Lysine tổng số (%) min: 0,4
- Methionine + Cystine tổng số (%) min: 0,3
- Dược liệu hoặc kháng sinh (mg/kg) max: Không có
- Hoocmon: Không có
Nguyên liệu: Bắp, tấm, cám gạo, cám mì, bột cá, khô dầu đậu nành, DCP, các acid amin, men tiêu hóa, các chất bổ sung khoáng, vitamin...
Mỗi loài động vật có một bộ máy tiêu hoá khác nhau vì vậy các loại thức ăn dùng cho cũng khác nhau, bà con tận dụng đặc điểm này tạo nguồn thức ăn cho trâu bò.
Bộ máy tiêu hoá của trâu bò và đặc điểm tiêu hoá thức ăn
Khác với ngựa, lợn, chó và người, trâu bò thuộc loài nhai lại, dạ dày trâu, bò chia làm bốn ngăn: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách (ba ngăn này gọi chung là dạ dày trước) và dạ múi khế (gọi là dạ dày thực, có các tuyến tiêu hoá như các loài động vật dạ dày đơn).
Khi bê, nghé mới sinh dạ cỏ rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn dạ tổ ong. Cùng với quá trình tiêu hoá thức ăn thô, dạ cỏ phát triển mạnh và khi trâu bò trưởng thành dung tích dạ cỏ rất lớn, khoảng 100 – 200 lít và chiếm tới 80% dung tích của toàn bộ dạ dày. Ở trâu bò trưởng thành, trong các ngăn, dạ cỏ là ngăn lớn nhất, sau đó là dạ lá sách và dạ múi khế (hai túi này có dung tích tương đương nhau) và cuối cùng dạ tổ ong là bé nhất.
Dạ cỏ là trung tâm tiêu hoá quan trọng bậc nhất của loài nhai lại, quá trinh tiêu hoá trong dạ cỏ quyết định đến năng suất thịt, sữa của gia súc nhai lại.
Dạ cỏ không tiết dịch tiêu hoá và axít chlohydric mà ở đây diễn ra quá trình tiêu hoá nhờ lên men vi sinh vật. Người ta ví dạ cỏ như một thùng lên men lớn. Những vi sinh vật sống trong dạ cỏ là những vi sinh vật có lợi, không gây độc hại cho gia súc. Chúng được cảm nhiễm từ bên ngoài vào (qua thức ăn, nước uống và truyền từ trâu, bò trưởng thành sang bê, nghé). Vi sinh vật sống và phát triển mạnh được trong dạ cỏ là nhờ lại đây có các điều kiện thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm, môi trường yếm khí và nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Chủng loại vi sinh vật dạ cỏ rất phong phú và thuộc về 3 nhóm chính là vi khuẩn, động vật nguyên sinh và nấm. Số lượng vi sinh vật dạ cỏ rất lớn, ước tính trong 1 ml dung dịch dạ cỏ có từ 25 đến 50 tỷ vi khuẩn và từ 200 ngàn đến 500 ngàn động vật nguyên sinh.
Vai trò của vi sinh vật dạ cỏ:
Giúp trâu bò có thể tiêu hoá được chất xơ và các thức ăn thô, chúng biến đổi xơ (chủ yếu là xenluloza) và các chất bột đường thành các axít hữu cơ (các axít béo bay hơi) như: Axít acetic, axít propionic, axít butyric. Các axít này nhanh chóng được hấp thu qua thành dạ cô và cung cấp cho loài nhai lại 60 – 80% nhu cầu năng lượng.
Các vi sinh vật tổng hợp nên các chất dinh dưỡng cho gia súc nhai lại trong mối quan hệ cộng sinh. Chúng tổng hợp tất cả các vitamin nhóm B, vitamin K và tất cả các axít amin thiết yếu. Thậm chí chúng có khả năng sử dụng những hợp chất nitơ phi protein như urê, những chất chứa nitơ khác và tạo thành những chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao.
Giữa các loài vi sinh vật có quan hệ cộng sinh và có sự phân chia chức năng hết sức chặt chẽ. Sản phẩm phân giải các chất trong thức ăn của một loài này lại là chất dinh dưỡng cho một loài khác. Chính vì vậy, nếu một nhóm vi sinh vật nào đó không có được những điều kiện thích hợp để phát triển (ví dụ khẩu phần mất cân đối các chất dinh dưỡng) thì chúng sẽ bị chết dần đi. Điều đó dẫn tới sự thay đổi thành phần của nhiều nhóm vi sinh vật khác. Kết quả là các quá trình tiêu hoá thức ăn bị rối loạn và chắc chắn ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ cũng như năng suất của gia súc nhai lại.
Như vậy, thực chất nuôi dưỡng loài nhai lại là nuôi dưỡng các khu hệ vi sinh vật dạ cỏ, là cung cấp và tạo cho chúng những điều kiện tối ưu để phát triển và sinh sôi, nảy nở.
Sự nhai lại
Sau khi vào miệng, thức ăn được trâu bò nhai và thấm nước bọt rồi được nuốt xuống dạ cỏ. Khoảng 20 – 30 phút sau khi ăn, bắt đầu quá trình nhai lại. Nhai lại là hoạt động sinh lý bình thường ở trâu bò. Đó là quá trình miếng thức ăn được ợ từ dạ cỏ lên miệng và tại đây, trong vòng một phút, nó được nhai nghiền mịn, trộn lẫn với nước bọt và rồi được nuốt trở lại. Trong một ngày đêm trâu bò nhai lại 7 – 10 lần, mỗi lần 40 – 50 phút và tổng thời gian nhai lại trong một ngày đêm là khoảng 7 – 8 giờ, trong đó có tính cả các đợt nghỉ ngơi xen kẽ. Thời gian nhai lại dài ngắn tuỳ thuộc vào loại thức ăn trong khẩu phần. Thông thường, trâu bò cần 30 phút để nhai cỏ khô và cần 60 phút để nhai rơm rạ. Trong khi đó, chúng chỉ tốn từ 5 đến 10 phút để nhai thức ăn tinh và 20 phút đối với thức ăn ủ chua từ cây ngô.
Để chữ trâu bò nhai lại được tốt, cần bảo đảm cho chúng ở trong trạng thái hoàn toàn yên tĩnh. Bất kỳ một hành động gây xáo trộn nào đều có thể làm gián đoạn quá trình nhai lại.
Nhờ nhai lại, các miếng thức ăn to dày đều được nghiền nhỏ, mịn. Cùng với sự phân giải vi sinh vật trong thời gian thức ăn lưu lại ở dạ cỏ, độ bền của thành tế bào các loại thức ăn bị giảm và phá huỷ, các thành phần dinh dưỡng được giải phóng dần, các phần thức ăn chìm sâu dần xuống phần dưới túi bụng dạ cỏ. Và từ đây, chúng được đẩy tới dạ tổ ong và sau đó tới lỗ thông giữa dạ tổ ong và dạ lá sách. Việc vơi dần lượng chất chứa trong dạ cỏ tạo điều kiện cho trâu bò tiếp tục thu nhận thức ăn và tiêu hoá các phần thức ăn mới.
Sự ợ hơi
Trong quá trình tiêu hoá thức ăn, một lượng lớn các chất khí (chủ yếu là khí mêtan-CH4 và khí carbonic-CO2) được hình thành ở dạ cỏ. Các chất khí này được tích luỹ và đến một mức độ nào đó thì được thải ra. Đó là quá trình ợ hơi là một phản xạ thải khí nhờ sự co bóp của thành dạ cỏ.
Các chất khí (chủ yếu là khí carbonic) cũng có thể được hấp thu qua thành dạ cỏ vào máu và sau đó được thải qua đường hô hấp.
Để bò có tốc độ lớn nhanh nhất thì lượng thức ăn đảm bảo năng lượng cao được ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể.
Khẩu phần ăn cho bò nhốt chuồng bao gồm: Thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin và căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa chọn các nguyên liệu.
TVC giới thiệu Vinafeed
- Thức ăn thô xanh: Các loại Cỏ băm nhỏ, thức ăn băm nhỏ ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ Hoa quả) chiếm 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.
- Thức ăn tinh hỗn hợp: Các loại Sắn Nghiền, ngô Nghiền, khô dầu lạc, bột keo dậu. Thức ăn tinh hỗn hợp… chiếm 40-45% vật chất khô trong khẩu phần.
Thức ăn cho bò Vina giải pháp tốt nhất giúp bà con nông dân tăng hiệu quả kinh tế cao nhất trong việc chăn nuôi bò sữa, bò thịt, bò vỗ béo... giúp nâng cao đời sống vật chất tinh thần.
Thêm đánh giá