Lào Cai là vùng đất nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, nổi tiếng với nhiều loại rượu ngon như: Rượu ngô Bản Phố Bắc Hà, rượu sim san y tý, rượu táo mèo SaPa, rượu Na Lang Mường Khương... Khi đặt du khách đặt chân đến đây hỏi ai cũng biết những loại rượu đặc sản trên trong đó không thể thiếu Rượu là Rượu séng cù Bát Xát. Nơi đây có 1 loại thóc đặc sản gọi là thóc séng cù, chính loại thóc này là nguyên liệu chính để nấu thành rượu séng cù nổi tiếng cả núi rừng Tây Bắc.
Rượu từ lâu đã trở thành loại đồ uống tạo nên nét độc đáo trong phong cách ẩm thực của người Việt. Uống rượu là nét văn hoá của người Việt có từ lâu đời. Ngày nay, tuy có rất nhiều loại rượu ngoại nhập, rượu được sản xuất theo dây truyền công nghệ cao. Nhưng phần đa người Việt vẫn thích uống rượu quê. Để nấu được những ly rượu thơm ngon không phải chuyện quá khó nhưng nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố kinh nghiệm, nguyên liệu sử dụng và điều kiện thời tiết, quy trình sản xuất cũng vô cùng quan trọng.
Sản phẩm được chưng cất từ gạo lứt Séng Cù Mường Vi và men bắc truyền thống của người Việt. Gạo dùng để nấu rượu được chọn lựa loại gạo thơm ngon nổi tiếng vùng cao Tây Bắc xứ Mường Vi. Lúa Séng Cù Mường Vi được trồng trên cánh đồng một giống,dưới chân ruộng nước có độ cao 800 – 1000 mét so với mặt nước biển, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, nhiệt độ, thổ nhưỡng. Vì vậy đã tạo nên hương vị đặc trưng của rượu Séng Cù mà không loại rượu nào sánh được.
Đây là loại gạo đặc sản vùng miền, một năm chỉ có hai vụ Chiêm Xuân và vụ Hè Thu, mỗi vụ lúa kéo dài 6 tháng mới được thu hoạch năng xuất lúa không cao nhưng bù lại gạo lại có hàm lượng dinh dưỡng, protein, vitamin, khoáng chất cao gấp nhiều lần so với các loại gạo khác. Cơm Séng Cù nấu lên dẻo dai có vị ngọt đậm, khi nguội vẫn rất mềm và ngon nên độ thẩm thấu với men ủ rất tốt. Đã tạo nên hương vị thơm ngon khác biệt của rượu Séng Cù so với các loại rượu khác.
Để có được rượu ngon phải kể đến men rượu, ngon bởi vị cay thơm mùi nếp cái và thoảng qua vị thuốc bắc cổ truyền của người Việt. Men được làm từ gạo ngon xay mịn, men mồi và chín vị thuốc bắc nổi tiếng như nhục đậu khẩu, nhục quế, bạch truật, cam thảo, bạc hà, uất kim, thảo quả, tiêu hồi, đại hồi. Các vị thuốc bắc được xay nhỏ chộn đều với tinh bột gạo và giống men để tạo lên loại men bắc cổ truyền từ bao đời ông cha ta để lại.
Thông tin chi tiết sản phẩm
- Đòng chai: 500ML
- Đóng can: 5 lít, 10 lít, 20 lít
- Đóng kiện: 12 chai – 24 chai/ 1 thùng
- Rượu nấu từ thóc séng cù, men lá, nước hang đá núi Mường Vi
- Rượu séng cù chưng cất từ 100% thóc séng cù Bát Xát
- Rượu thơm đặc trưng của thóc séng cù, say không đau đầu không khát nước
- Rượu séng cù: Hay còn gọi là rượu thóc séng cù là một loại rượu ngon hàng đầu của Lào Cai.
- Rượu séng cù có nguồn gốc tại xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Gạo được chúng tôi lựa chọn là loại gạo tẻ lứt đã xát sạch vỏ chấu còn vỏ cám và giữ nguyên được vitamin các nguyên tố vi lượng,tốt cho sức khoẻ và giúp rượu thơm ngon hơn.
Men sử dụng để nấu rượu là men bắc truyền thống của người Việt, kết hợp với gạo tẻ ngon và nguồn nước mạch thiên nhiên. Qua quá trình lên men, chưng cất, lọc khử tạp chất nghiêm ngặt chúng tôi cho ra thị trường loại rượu gạo men bắc truyền thống thơm ngon tinh khiết, giá cả phải chăng phù hợp với tất cả người tiêu dùng.
Trên mỗi vùng miền của nước ta mỗi nơi có những đặc sản riêng biệt tạo lên nét đặc trưng đáng nhớ vùng miền. HTX nông nghiệp Hảo Anh cho ra đời dòng sản phẩm rượu đặc sản:
- Rượu gạo Séng Cù Mường Vi
- Rượu nếp nương men bắc
- Rượu gạo men bắc truyền thống.
Rượu được nấu thủ công,sử dụng men bắc truyền thống của người Việt.Với phương trâm ‘’tự hào men Việt’’ chúng tôi luôn tâm niệm giữ gìn, phát triển tinh tuý nguồn men truyền thống để cho ra đời những mẻ rượu thơm ngon, thuần khiết, đậm đà hương vị quê hương.
Quy trình sản xuất tuân thủ đúng phương châm:
- Gạo ngon
- Nước sạch
- Ủ dài ngày.
Các sản phẩm sau khi chưng cất đuợc lọc khử aldehyt, methanol, ủ êm, không đau đầu, không khát nước, say nhanh tỉnh, được kiểm nghiệm tại viện vệ sinh thực phẩm quốc gia đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng.
Quy trình nấu rượu Séng Cù thơm ngon chuẩn vị Tây Bắc
Quy trình nấu rượu, thóc Séng Cù sau khi thu hoạch được phơi sấy khô đủ độ cất vào kho cách ẩm, khi nấu rượu đem thóc ra bóc sạch vỏ chấu lấy nguyên hạt gạo lứt còn vỏ cám để giữ được hàm lượng protein nguyên chất trong hạt gạo. Sau đó vo gạo cho vào chõ, đồ chín thành cơm, xới cơm ra nong cho nguội giã men bắc đủ tỷ lệ rắc đều lên cơm đã nguội, đảo cho cơm và men thẩm thấu rồi cho cơn đó vào thùng ủ lên men.
Với mùa đông ủ khô 10 ngày, mùa hè ủ khô 7 ngày, khi cơm đã thấu thành mật ta đổ thêm nước mạch thiên nhiên vào đủ tỷ lệ và ủ thêm 20 ngày nữa. Khi nào nước rượu ủ ra màu vàng cánh dán lúc đó chúng tôi cho ra chưng cất vừa đủ tỷ lệ độ rượu, để tĩnh rượu rồi lọc khử aldehyt, methanol, ủ êm mới xuất xưởng. Bởi vậy rượu Séng Cù Mường Vi được vinh danh là thương hiệu nổi tiếng đất Việt và là món quà không thể thiếu được trong mỗi gia đình người Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về.
Cách nấu rượu Séng Cù
- Rượu thóc séng cù được nấu 100% từ thóc Séng Cù đặc sản Tây Bắc.
- Đồng bào dân tộc ở Mường Vi Bát Xát không biết từ bao giờ đã có nghề nấu rượu gia truyền với nhiều bí quyết độc đáo.
- Những bí kíp nấu rượu ở nơi đây truyền từ đời này sang đời khác mà chỉ người đồng bào ở Mường Vi mới thấu hiểu hết những tinh hoa trong bí kíp đó được
Các bước nấu rượu séng cù như sau:
- Bước 1: Thóc séng cù được thu hoạch từ ruộng về, phơi thật khô, sàng xẩy cho sạch và cất ở hòm kín
- Bước 2: Đồ chín (hay còn gọi là hấp chin) thóc séng cù bằng (ở mường vị bà con dùng chõ đồ bằng gỗ quý trong rừng chứ không dùng nồi nhôm, sắt như bình thường).
- Bước 3: Chuẩn bị men lá để ủ rượu, men là 1 bí kíp gia truyền của bà con nơi đây.
- Bước 4: Qua men thành phẩm đập nhỏ và trộn với thóc sén cù đã đồ chín để nguội
- Bước 5: Ủ hỗn hợp vừa trộn trong trum to khoảng 20 đến 30 ngày cho hỗn hợp lê men
- Bước 6: Chưng cất rượu bằng nồi và trõ gỗ. Nguồn nước để nấu chưng cất rượu là nước trong hang đá ở ngọn núi Mường Vi Bát Xát
Chính vì thế khi được chúng tôi hỏi họ chỉ chia sẻ một phần nhỏ như này: Men dùng để nấu rượu được trộn từ bột gạo nếp cùng các loại thảo dược tự nhiêu bà con đi lấy trong rừng về, trong đó có (lá giềng, lá nếp, và nhiều loại là khác…). Sau khi trộn lấy được các lá trong rừng về bà con giã vắt lấy nước để trộn với bột nếp, sau đó ủ trong rơm khô 1 thời gian cho qua men lên men và có mùi thơm. Khi men qua men có mùi thơm thì đem ra phơi nắng cho men khô và cất đi để nấu rượu dần.
Rượu gạo là loại thức uống có từ lâu đời, từ xa xưa, ở các vùng quê Việt Nam, trong mỗi bữa ăn, hay trong các dịp cỗ, lễ tết, rượu gạo là thức uống không thể nào thiếu. Rượu gạo là cách gọi của các loại rượu lên men từ gạo tẻ, gạo nếp, có thể qua chưng cất hoặc không. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều sản phẩm rượu gạo khác nhau: rượu Sake, Mao Đài, Sochou, rượu nếp cẩm, nếp than… Mỗi một loại rượu sẽ được làm từ loại gạo khác nhau, và chắc chắn hương vị cũng sẽ khác nhau.
Rượu gạo có vị cay, tính ấm, vì vậy, rượu giúp khí huyết lưu thông, da dẻ hồng hào. Thường chúng ta hay nghe uống rượu là không tốt cho sức khoẻ, gây phá huỷ nội tạng. Đều đó chỉ đúng với những người uống quá nhiều hoặc lạm dụng rượu. Nếu biết cách sử dụng thì rượu gạo sẽ đem lại nhiều sức khoẻ cho người dùng.
Những ai nên dùng rượu gạo?
Như mọi người cũng đã biết, các loại rượu nói chung và rượu gạo nói riêng, cho dù nồng độ cồn cao hay thấp, cũng đều là chất kích thích. Chính vì lý do đó, không phải đối tượng nào cũng phù hợp để sử dụng.
Trẻ em được khuyến cáo không nên sử dụng chất kích thích, trong đó có rượu. Vì vậy, không nên cho trẻ sử dụng rượu gạo. Bởi trẻ nhỏ chưa trưởng thành, cơ thể chưa được phát triển hoàn thiện. Nếu sử dụng chất kích thích trong giai đoạn này, cơ thể của trẻ sẽ bị ảnh hưởng không tốt.
Người lớn tuổi cũng là đối tượng nên hạn chế chất kích thích. Lý do là các cơ quan nội tạng của họ đang dần bị lão hoá. Nếu lạm dụng rượu gạo, chắc chắn tốc độ lão hoá sẽ diễn ra nhanh hơn. Không những thế, uống quá nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến gan, tim mạch, huyết áp…, làm phá huỷ nội tạng.
Những người đang bị bệnh cũng nên hạn chế sử dụng hoặc tuyệt giao với rượu gạo. Đặc biệt là các bệnh nguy hiểm đến cơ quan bộ phận trong cơ thể. Uống rượu gạo sẽ tốt cho quá trình cung cấp máu tới các cơ quan bộ phận. Nguyên nhân là do rượu gạo có tính ấm, làm cơ thể ấm lên, các mạch máu giãn nở, giúp cho máu lưu thông thông suốt trong cơ thể. Nhưng đối với người bệnh về nội tạng, rượu sẽ gây ảnh hưởng tới chính cơ quan nội tạng đó, làm phá huỷ nội tạng. Rượu gạo cũng sẽ không tốt cho những người đang sử dụng thuốc chữa bệnh, làm giảm chức năng của thuốc.
Ngoài những trường hợp trên thì hầu hết những người trưởng thành bình thường đều có thể dùng rượu gạo mỗi ngày, nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng. Mỗi ngày duy trì một ly rượu gạo khoảng 30 ml, cơ thể sẽ nhận được nhiều tác dụng. Tuyệt đối không nên pha rượu với bia hay với các chất kích thích khác, sẽ gây buồn nôn, đầy hơi, táo bón…, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Trong những trường hợp ăn uống bị đầy bụng, khó tiêu, sử dụng rượu gạo cũng kích thích hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn, giúp ăn ngon miệng hơn. Hay những người bị tê tay, tê chân do làm việc nhiều, rượu gạo cũng giúp máu lưu thông tốt đến những chỗ bị tê. Và còn rất nhiều tác dụng nếu sử dụng đều đặn rượu gạo với lượng vừa đủ mỗi ngày.
Hướng dẫn uống rượu gạo hàng ngày đúng cách
- Mỗi ngày người trưởng thành bình thường nên duy trì khoảng 30 ml rượu gạo. Nếu thực hiện được, rượu gạo sẽ giúp cho cơ thể ấm lên. Hơi ấm cực kì quan trọng trong cơ thể. Cơ thể có thân nhiệt tốt, máu huyết cũng lưu thông thông suốt. Vì vậy, các vấn đề do tắc nghẽn mạch máu sẽ được cải thiện và cơ thể cũng sẽ khoẻ khoắn hơn.
- Rượu gạo mang tính nóng. Vì vậy khi sử dụng rượu gạo nên kết hợp với các thực phẩm như rau xanh, mướp, rau cần, cá hấp… Khi kết hợp chung, các thực phẩm sẽ được cân bằng âm dương tốt cho cơ thể.
- Không nên uống rượu gạo cùng với món thịt nướng lò, thịt dê nướng cay. Những thực phầm này sẽ làm nồng độ của rượu mạnh hơn rất nhiều, gây chứng viêm loét miệng, và các triệu chứng liên quan đến bốc hoả.
- Chúng ta không nên pha rượu gạo với các loại đồ uống khác như bia, nước ngọt… Điều này sẽ làm phản tác dụng của rượu gạo. Không những thế, khi nạp vào sẽ khiến cơ thể phải mang thêm gánh nặng. Bởi vì carbon dioxide có trong bia và nước ngọt sẽ làm tăng tác hại của rượu đối với dạ dày. Rượu sẽ nhanh chóng đi vào ruột non, đẩy nhanh tốc độ hấp thụ chất độc hại vào cơ thể.
- Sau khi uống rượu, tuyệt đối các bạn không nên uống trà, đặc biệt là trà đặc. Trà chứa một lượng lớn chất theophylline sẽ làm co mạch, tăng huyết áp, gây nôn nao, làm tăng gánh nặng cho tim và thận.
- Khi uống rượu, nên uống từ từ, vừa uống vừa nói chuyện. Không nên ăn các loại kẹo, bành mứt quá ngọt hoặc các loại thực phẩm cay nồng. Đặc biệt, khi uống rượu không nên hút thuốc. Làm như vậy sẽ khiến cơ thể nhanh chóng bị mệt, tinh thần thiếu minh mẫn, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Những người đang có vấn đề về hệ tiêu hoá, nên hạn chế uống rượu khi đói. Khi dạ dày rỗng, nếu sử dụng rượu gạo sẽ khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng. Chính vì vậy, nên sử dụng rượu gạo trong bữa ăn, vừa ăn vừa uống.
Rượu gạo, một thức uống lâu đời, bình dân nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng rượu để hỗ trợ sức khoẻ. Rượu hầu như có mặt trong các bữa tiệc. Khi bị lạm dụng, chắc chắn rượu sẽ trở thành tác nhân gây bệnh, gây hại cho sức khoẻ cũng như cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đối với những người đang điều trị bệnh, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rượu gạo hàng ngày.
Các sản phẩm của chúng tôi không dành cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai. Thưởng thức có trách nhiệm! Không lái xe khi đã uống rượu bia.
Thêm đánh giá