Nói về đặc sản Long An không thể không nhắc đến rượu đế Gò Đen. Đây là loại rượu có hương vị độc đáo được nhiều người ưa chuộng. Sở dĩ loại rượu này được gắn với địa danh Gò Đen (gồm 3 xã Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi của huyện Bến Lức, tỉnh Long An), bởi Gò Đen là vùng đất nổi tiếng với nhiều lò nấu rượu.
Trong đó, rượu đế Gò Đen là loại rượu nổi tiếng, đã xuất hiện cách đây gần một trăm năm. Khác với rượu Bàu Đá của miền Trung và Làng Vân của miền Bắc là những làng rượu thì Gò Đen lại là một “Vùng” rượu.
Rượu đế Gò Đen có từ thời Pháp thuộc. Thời bấy giờ, thực dân Pháp không cho dân ta nấu rượu hòng độc quyền sản xuất rượu công xi (régie). Vì rượu régie nhạt và không hợp khẩu vị nên dân ta đã lén nấu rượu khác, có mùi vị dễ uống hơn.
Người dân ở mỗi vùng lại nghĩ ra một cách nấu rượu khác nhau, nhưng riêng người dân Gò Đen nấu ra loại rượu ngon, hương vị ngọt ngào đặc biệt. Người dân Gò Đen thời đó nấu rượu trong đám đế (một loại cỏ thân cao), khi nấu xong thì cho vào bong bóng lợn, bong bóng trâu, giấu đi chờ bán. Rượu đế Gò Đen ra đời từ đó và tồn tại cho đến bây giờ.
Rượu Đế Gò Đen là loại r.ượu nếp nổi tiếng trên trăm năm của Việt Nam. Nỗi trăn trở phải hồi sinh loại “hảo tửu” lừng danh đã thôi thúc chúng tôi đi tìm về nguồn cuội xa xưa, tìm về vị nguyên bản của rượu Đế Gò Đen để làm sống lại “Quốc Túy” của Cha Ông để lại.
Rượu hoàn toàn được nấu thủ công theo phương pháp truyền thống, có được thời gian ủ nên r.ượu đầm, mùi nếp lức nguyên bản thơm tự nhiên lan tỏa từ lúc mở nắp chai, uống vào cay mà không sốc, không gắt cổ, hậu ngọt sâu.
Chi tiết sản phẩm
- Các chứng nhận OCOP 4 sao, Tiêu chuẩn an toàn VSTP HACCP là minh chứng tuyệt đối về mức độ đảm bảo cho người tiêu dùng khi sử dụng.
- Hãy nhấp một ngụm để cảm nhận hương vị độc đáo của thời gian, giá trị của dòng Đế thuần túy Việt Nam mà không nơi nào có được.
- Nồng độ: 41%
- Nguyên liệu: Là hạt nếp lứt tách màu (nên loại bỏ được hạt mốc vàng có Afflatoxin), và bánh men truyền thống.
- Công nghệ: Lên men truyền thống và chưng cất thủ công từng “Ơ” rượu. Có thời gian ủ kéo dài.
- Màu: Trắng trong suốt, không tạp chất.
- Mùi: Có mùi thơm tự nhiên ba lớp hòa quyện (mùi mốc trắng nhẹ nhàng, mùi men nồng nàn, hương nếp đồng quê).
- Vị: Nồng ấm toàn thân nhưng không sốc, không làm lạnh bụng, không gây đau đầu và không làm cơ thể người dùng “nặng mùi”.
- Bảo an và môi trường: Nắp được dập nổi sắc sảo, date được in phun rõ ràng, nhãn bị phân hủy khi tiếp xúc với nước vì vậy sản phẩm khó bị giả mạo. Có thể tái xử dụng vỏ chai thủy tinh làm bao bì gia dụng.
Đặc điểm nổi bật của rượu đế Gò Đen là rượu được làm 100% từ nếp và men gia truyền, đảm bảo độ nguyên chất tuyệt đối với người sử dụng, không cồn, uống thơm, ngon, say không váng dầu. Rượu để càng lâu uống càng ngon và càng trong.
Trong tâm trí của nhiều người dân Nam Bộ, rượu đế Gò Đen được xếp hàng “Đệ nhất tửu”. Bởi người dân Gò Đen nấu rượu bằng cái tâm, rượu có được hương vị độc đáo là nhờ cách chọn nguyên liệu và quá trình chưng cất rượu công phu.
Trong quy trình nấu rượu của người dân Gò Đen thì chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Người dân Gò Đen nấu rượu thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm, trắng đục đều. Loại nếp được chọn thường là nếp mỡ, nếp mù u hay nếp than đen tuyền được trồng chính tại địa phương.
Sau khi chọn nếp ngon nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc như quế khấu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương…
Người dân Gò Đen cẩn thận trong từng bước nấu rượu, để tạo ra hương vị rượu độc đáo và thơm ngon nhất. Nếp để nấu rượu thường được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Để rượu ra lò thơm ngon đặc biệt, nhiều người thường cho rượu vào hũ sành, bịt kín rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống.
Dân sành rượu thường lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon, khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, tan chậm hơn so với bình thường. Chỉ cần nấu rượu bằng nếp trồng ở Gò Đen và nấu trên chính mảnh đất này, cuối cùng hãy đảm bảo rượu được cất trong hũ sành đúng điệu là đã đủ làm say lòng thực khách đến đây.
Rượu đế Gò Đen ngày nay đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và được người dân cả nước lựa chọn. Nếu có dịp đến huyện Bến Lức, Long An, bạn đừng quên ghé thăm vùng rượu ở Gò Đen để tìm mua cho mình những chai rượu đế đậm chất miền Tây Nam Bộ.
Trải qua nhiều đời, rượu Gò Đen đã trở thành một chỉ dẫn địa lý để người miền ngoài biết đến một vùng đất của Nam bộ, của Long An.
Bát ngát Gò Đen
Khác hơn Bàu Đá của miền Trung và Làng Vân của miền Bắc, là những làng rượu, thì Gò Đen lại là một vùng rượu. Thị tứ Gò Đen, trung tâm của xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nằm trên quốc lộ 1A, cửa ngõ xuôi về miền Tây, cách TP. Hồ Chí Minh chỉ 25 km. Thị tứ này ngày nay là điểm giáp ranh 3 xã Long Hiệp, Phước Lợi và Mỹ Yên thuộc huyện Bến Lức, là quê hương của rượu Gò Đen từ xa xưa. Nếu “tính đúng, tính đủ” thì khu vực sản xuất rượu Gò Đen còn bao gồm một phần của hai xã Phước Lý và Tân Bửu của huyện Cần Giuộc nằm kề cận.
Rượu Gò Đen đã có tự bao giờ? Chính những nhà lò Gò Đen cũng không trả lời chính xác được. Theo một điều tra, 173 hộ sản xuất rượu trong xã Mỹ Yên thì chưa đến 40 hộ mới sản xuất từ 30 năm trở lại đây, còn lại hơn 140 hộ là nghề truyền lại từ đời này qua đời khác. Nhà anh Tám Minh ở ấp 4, xã Phước Lợi, có đến ba đời truyền nghề nấu rượu, nhưng nhà vợ anh, cũng là người trong xóm, thì có đến 4 đời.
Theo các bô lão, Gò Đen là một vùng gò rộng lớn, đất ở đây có màu đen, là loại đất mùn pha sét, dấu tích của rừng già xa xưa. Theo nhà văn Sơn Nam, Gò Đen là một trong những vùng đất được người Việt khai phá sớm nhất, nằm trong khu vực Ba Giồng, là vựa lúa lớn nhất của Nam bộ thời các chúa Nguyễn, từ tây nam TP.SG kéo dài đến Gò Công ngày nay. Vì là vùng đất gò cao nên đặc biệt thích hợp với cây lúa nếp, thứ nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen.
Vong thân trên chính quê nhà
Nếu đi dọc quốc lộ 1A ngày nay, ta sẽ thấy nhan nhản thứ rượu mang tên Gò Đen bày bán trên dọc dài hơn 50km, bắt đầu từ Bình Chánh, TP.SG xuống khỏi Tân An, giáp đến huyện Châu Thành của tỉnh Tiền Giang. Không chỉ thế, người ta còn thấy không biết bao nhiêu thứ rượu Gò Đen đóng chai, nhãn mác đẹp đẽ, tinh xảo bày bán tràn ngập trên địa bàn TP.SG, vào tận các siêu thị danh tiếng.
Thống kê từ ba xã trong vùng rượu Gò Đen của huyện Bến Lức cho thấy, trong số 412 hộ nấu rượu, thì duy nhất chỉ có một hộ là có bán sản phẩm đóng chai nhựa, nhãn hiệu Gò Đen được in trắng đen đơn giản bằng máy vi tính; không có cơ sở nào có quy mô như công ty hay xí nghiệp sản xuất mặt hàng này; chỉ có 4 hộ là cơ sở sản xuất thường xuyên, còn lại 408 hộ chỉ sản xuất vào những lúc nông nhàn, hình thức bán lẻ (bao bì khách hàng tự mang đến) cho người tiêu thụ trong vùng. Chính những người nấu rượu Gò Đen cũng không biết thứ rượu pha cồn mang tên Gò Đen bày đầy theo đường quốc lộ ấy là từ đâu ra.
Ông Tám Minh – Một trong ít lão nông “Nặng nợ” với những “Giọt nước mắt quê hương” – ngậm ngùi:
“Rượu Gò Ðen có hương vị độc đáo. Nó thành di sản, là một phong cách văn hóa ẩm thực. Nếu người Nga có rượu vodka, người Nhật có rượu sake, dân Pháp thì tự hào với bordeaux thì người Việt cũng có rượu Đế.
Nhiều đoàn khách nước ngoài đến nghiên cứu, kể cả bỏ đô la để mua bí quyết. Nhưng có khéo bắt chước cách mấy họ cũng không sao cất được hương vị giọt rượu Gò Ðen. Vậy mà chính người Gò Ðen đang đánh mất đặc sản của quê hương! Nhìn làng rượu ngày càng buôn bán rầm rộ nhưng hương vị lạt dần, đau lòng lắm! Còn một cái kháp nhỏ tui cũng ráng giữ nghề cho con cháu”.
Vừa nói ông Tám vừa đưa khách tham quan gian bếp ấm nồng men rượu. Ðúng là gian bếp chỉ còn mỗi một cái kháp tròn nhỏ đặt trên ba ông đầu rau cùng ba chiếc thùng ủ. “Ngày trước nấu ba bốn kháp, còn bây giờ nấu cầm chừng cho đỡ nhớ. Chủ yếu là nấu cho đám tiệc”.
Ông Tám vốc một nắm nếp tròn mẩy, giải thích: “Rượu Gò Ðen có nhiều nhưng uống một lần để ngất ngây say, để mềm môi nhớ đời thì rượu phải được nấu bằng chính loại nếp trồng tại địa phương (nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen tuyền cả hạt…)”.
TVC giới thiệu Rượu đặc sản Miền Tây
Sau khi chọn nếp ngon nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương…
Sau ba đêm tiếp tục chan nước rồi để ba đêm sau nữa nấu. Chỉ riêng khâu ủ men truyền thống đã mất gần một tuần (trong khi ủ bằng men Trung Quốc chỉ mất ba ngày ) .
Ông Tám nói: “Ðặc biệt hơn nữa, cái thứ chắt lọc tinh túy của thời gian, men nồng, nếp thơm, lửa đượm này phải được chan bằng nước Gò Ðen, nấu trong không khí Gò Ðen mới có mùi vị đặc sắc”.
Các sản phẩm của chúng tôi không dành cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai. Thưởng thức có trách nhiệm! Không lái xe khi đã uống rượu bia.
Thêm đánh giá