Ngoài mật ong, thì phấn hoa ong cũng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, được sử dụng nhiều trong y học và đời sống hằng ngày. Phấn hoa ong là loại phấn hoa được ong thu thập và trộn với nước bọt của chúng. Phấn hoa được vận chuyển đến tổ ong qua hai chân sau của ong, đóng thành tổ ong, được bao phủ bởi hỗn hợp sáp và mật ong và được sử dụng như một nguồn dinh dưỡng cho ong và ấu trùng.
Mặc dù thành phần dinh dưỡng của phấn hoa ong thay đổi tùy thuộc vào nơi nó được thu hoạch, nhưng nói chung nó là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có chứa: Vitamin, khoáng chất, protein, chất chống oxy hóa, enzyme, axit amin.
Phấn hoa ong có dạng hạt, gồm hàng triệu tế bào sinh sản của giống đực loài hoa được ong thợ dùng mật và nước viên lại. Đây là nguồn thức ăn chủ đạo nuôi sống từ ong non cho tới ong thợ. Do đó, phấn hoa mật ong có lượng dinh dưỡng rất cao, thậm chí còn hơn của trứng, sữa...
Thành phần phấn hoa mật ong
Phấn hoa ong có một danh sách các thành phần dinh dưỡng ấn tượng. Bạn không nên nhầm lẫn phấn hoa ong với các sản phẩm từ ong khác như mật ong, sữa ong chúa hoặc sáp ong. Những sản phẩm này có thể không chứa phấn hoa hoặc có thể chứa các chất khác.
Trong phấn hoa có chứa rất nhiều thành phần phức tạp có chứa 12 đến 20% nước. Từ 20 đến 25% protein và 13% acid amin, 25 đến 48% carbon hydrat cùng với 1 dến 20% lipid, 20 các loại khoáng chất khác nhau như k, Na, Ca, P, Mg, S, Cu, Fe, Mn, Zn, Ni, Ti, Si, Cl và 11 loại vitamin như B1, B2, B3, B6, C, A, D, E, P, K. Ngoài ra, trong phấn hoa ong còn chứa nhiều loại men và hoạt chất sinh học có lợi.
Phấn hoa ong chứa hơn 250 chất hoạt tính sinh học, bao gồm protein, carbs, lipid, axit béo, vitamin và khoáng chất, enzyme và chất chống oxy hóa.
Hạt phấn ong bao gồm khoảng:
- Carbs: 40%
- Protein: 35%
- Nước: 4 – 10%
- Chất béo: 5%
- Các chất khác: 5 – 15%.
Ngoài ra phấn hoa ong còn chứa nhiều chất, bao gồm vitamin, khoáng chất, kháng sinh và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng phấn hoa phụ thuộc vào nguồn thực vật mà ong sử dụng làm phấn hoa ong và mùa chúng được thu thập.
Chẳng hạn, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phấn hoa ong thu thập từ cây thông có khoảng 7% protein, trong khi phấn hoa được thu thập từ các cây cọ lên đến 35% protein. Ngoài ra, phấn hoa ong thu hoạch trong thời gian mùa xuân có thành phần axit amin khác biệt đáng kể so với phấn hoa thu được trong mùa hè.
Phấn Hoa Ong Việt Ý được con ong khai thác từ các loài hoa thiên nhiên của xứ xở nhiệt đới, được dùng làm thuốc phòng bệnh và bổ dưỡng sức khỏe đã có một lịch sử rất lâu đời.
Thông tin sản phẩm
- Thành phần: Phấn hoa nguyên chất
- Bảo quản: Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Công dụng: Phấn hoa là chất giàu đạm thực vật, khoáng chất và các vitamin.
Theo y học cổ truyền, phấn hoa vị ngọt, tính bình thường dùng cho những trường hợp như:
- Tăng sức đề kháng
- Phì đại và u xơ tiền liệt tuyến..
- Hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay quên.
- Đau lưng, mỏi gối, liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, suy giảm tình dục, tiểu đêm nhiều lần, muộn con, tắt kinh sớm.
- Viêm dạ dày, hành tá tràng, viêm gan.
- Huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đái tháo đường.
- Phấn hoa có tác dụng phòng chống ung thư; giúp tăng cường sinh lực.
Cách dùng:
- Ăn trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống, ngâm rượu hay trộn lẫn với mật ong để dùng.
- Người lớn: 5 – 10g/ ngày.
Công dụng của phấn hoa mật ong
Theo y học cổ truyền, phấn hoa có công dụng bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết, bổ thận điều tinh. Phấn hoa ong thường sử dụng cho những trường hợp mệt mỏi rã rời, bồn chồn bực bội, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ăn kém, suy giảm tình dục, đau lưng mỏi gối, và các bệnh về liệt dương di tinh, xuất tinh sớm… Nếu như dùng phấn hoa mật ong lâu ngày thì bạn có cơ thể khỏe mạnh, nhẹ nhàng, khí lực sung mãn và trẻ lâu.
Ngoài ra, tác dụng của phấn hoa còn giúp hỗ trợ điều trị:
- Cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Đái tháo đường
- Rối loạn Lipit máu
- Các bệnh về viêm gan, bệnh về gan
- Hỗ trợ điều trị trong giai đoạn hoá trị của ung thư
- Bệnh về đường tiêu hoá như dạ dày và đường ruột
- Viêm tiền liệt, u phì đại tiền liệt tuyến
- Run tay, run chân và giảm trí nhớ
- Dùng cho những người bị liệt dương, suy giảm tình dục
- Thiếu máu đau đầu, rối loạn tiền đình
- Và bệnh võng mạc, suy giảm thị lực
- Lao lực.
Lưu ý và cách dùng phấn hoa mật ong
Cách dùng thông thường của phấn hoa là ăn trực tiếp. Ngoài ra, có thể trộn với mật ong để ăn, pha với nước ấm để uống hoặc ngâm rượu… Ngày nên sử dụng khoảng 2-3 thìa cafe với người lớn, và 1/2 với trẻ em trên 2 tuổi.
Nếu dùng phấn hoa ong đều đặn vài ngày bạn sẽ nhận thấy tác dụng khá rõ rệt của nó. Ban đầu là kích thích dịch vị, giúp bạn ăn cơm ngon hơn.
Tuy nhiên, không phải vì phấn hoa ong tốt mà lại lạm dụng quá nhiều. Thời tiết nóng ăn nhiều phấn hoa có thể gây nóng trong. Với người có tiền sử dị ứng với hoa, hoặc quá mẫn cảm thì tuyệt đối không nên dùng.
Lưu ý về cách bảo quản phấn hoa tốt nhất
Phấn hoa cần bảo quản thật khô ráo, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Nếu bị ẩm, chất lượng phấn hoa sẽ bị giảm dần dẫn đến mất hết công dụng. Phấn hoa ong cần được bảo quản trong lọ hoặc túi kín, để ở nơi thoáng mát.
- Ngăn mát của tủ lạnh là nơi bảo quản lọ phấn hoa tốt nhất.
- Ngoài ra, bạn có thẻ ngâm phấn hoa với mật ong theo tỷ lệ 2:1 để dùng dần. Hoặc ngâm phấn hoa ong với rượu để uống.
Những lợi ích từ phấn hoa ong
Phấn hoa ong có thể làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
Phấn hoa ong dường như làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh nhờ tác dụng chống nội tiết tố và khả năng ức chế sản xuất estrogen.
Trong một nghiên cứu nhỏ năm 2005, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một loại thảo dược bổ sung chiết xuất từ phấn hoa làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là các cơn bốc hỏa.
Phấn hoa ong có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm
Phấn hoa ong tự nhiên giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm, cả hai đều có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và bệnh Alzheimer.
Viêm là một phần phản ứng của hệ thống miễn dịch của chúng ta đối với bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho tế bào của chúng ta và theo thời gian. Viêm mãn tính có thể gây ra thiệt hại lớn cho sức khỏe của chúng ta, bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính, bệnh tự miễn dịch, bệnh thần kinh và thậm chí là ung thư.
Phấn hoa ong giúp tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan
Gan là một cơ quan quan trọng giúp phá huỷ và loại bỏ độc tố khỏi máu của bạn. Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng phấn hoa ong có thể tăng cường khả năng giải độc.
Ở động vật già, phấn hoa ong đã tăng cường bảo vệ chống oxy hóa gan và loại bỏ nhiều chất thải hơn, như malondialdehyde và ure từ máu.
Các nghiên cứu khác trên động vật cho thấy chất chống oxy hóa phấn hoa ong bảo vệ gan chống lại tổn thương từ một số chất độc, bao gồm cả quá liều thuốc. Phấn hoa ong cũng thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào gan.
Phấn hoa ong có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn
Phấn hoa ong cũng có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, có nghĩa là nó có thể ức chế sự phát triển của các đợt bùng phát nấm và vi khuẩn.
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy phấn hoa của ong có thể ức chế sự phát triển của các chủng nấm kháng với fluconazole – một loại thuốc chống nấm phổ biến được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nấm men.
Phấn hoa ong có thể cải thiện việc hấp thu chất dinh dưỡng, trao đổi chất và tăng tuổi thọ
Một số bằng chứng cho thấy phấn hoa ong có thể cải thiện việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Ví dụ, chuột thiếu sắt đã hấp thụ thêm 66% sắt khi phấn hoa được thêm vào chế độ ăn uống của chúng. Sự tăng trưởng này có khả năng là do phấn hoa có chứa vitamin C và bioflavonoids, giúp tăng hấp thu sắt. Ngoài ra, những con chuột khỏe mạnh được cho ăn phấn hoa đã hấp thụ nhiều canxi và phốt pho từ chế độ ăn uống. Phấn hoa chứa protein và axit amin chất lượng cao có thể hỗ trợ sự hấp thụ đó.
Các nghiên cứu khác trên động vật đã chứng minh rằng phấn hoa ong có thể cải thiện sự phát triển cơ bắp, tăng tốc quá trình trao đổi chất và kéo dài tuổi thọ. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật rất hứa hẹn, nhưng nó không rõ liệu hiệu quả này có tác dụng trên con người hay không. Cần nhiều nghiên cứu thêm để khảo sát tác dụng này.
Ai nên tránh sử dụng phấn hoa của ong?
- Với những người bị dị ứng với phấn hoa ong thường sẽ có các dấu hiệu bạn có thể bị phản ứng dị ứng bao gồm: ngứa, sưng tấy, hụt hơi, lâng lâng, sốc phản vệ. Vì thế cần lưu ý cho những người lần đầu sử dụng phấn hoa ong:
- Ngày đầu tiên sử dụng phấn hoa, hãy đặt 1 hạt phấn hoa bên dưới lưỡi và để hạt phấn hoa này tan từ từ trong miệng. Hạt phấn hoa sẽ được hấp thu dần qua màng nhầy, từ từ đi vào cơ thể. Nếu bạn cảm thấy bản thân không có dấu hiệu gì khác thường thì có khả năng bạn không bị dị ứng. Dấu hiệu dị ứng có thể là ngứa họng, xổ mũi, nhức đầu, đổ mồ hôi, chảy nước mắt hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Ngày thứ hai, vẫn lặp lại cách làm như ngày đầu tiên nhưng thêm 1 hạt phấn hoa nữa. Nếu bạn không cảm thấy cơ thể có dấu hiệu dị ứng, bạn có thể tăng thêm 1 hạt cho các ngày tiếp theo.
TVC giới thiệu Mật ong Việt Ý
Cách thêm phấn ong vào chế độ ăn uống của bạn
- Phấn hoa ong có đặc tính hút ẩm mạnh, do đó, không nên để phấn hoa ong ở nơi ẩm hoặc tiếp xúc ngoài không khí. Nên bảo quản phấn hoa ở nơi thoáng mát, trong hộp kín và sạch.
- Mỗi ngày, người lớn nên sử dụng phấn hoa từ 2 – 3 lần, mỗi lần từ 5 – 10 gram, tương đương 1 muỗng café, trẻ em sử dụng từ 2 – 3 lần, mỗi lần nửa muỗng café.
- Phụ nữ có thai có thể sử dụng phấn hoa như một loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và Vitamin. Tuy nhiên, nếu cơ địa nhạy cảm, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để an tâm hơn khi sử dụng phấn hoa.
- Bởi vì phấn hoa ong phần lớn không được tinh chế, không có đủ thông tin khoa học để xác định liều lượng thích hợp. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng.
- Phấn hoa ong có thể được thêm vào sinh tố, rắc lên món salad và trộn vào thực phẩm như sữa chua hoặc kem.
Thêm đánh giá