Trong cả nước, có rất nhiều cơ sở chế biến nước mắm, tuy nhiên chỉ mỗi Vân Đồn là địa phương có cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm sá sùng. Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường và tận dụng giá trị dinh dưỡng từ con sá sùng - Một trong những sản vật quý của biển Quảng Ninh, năm 2014 Công ty CP Thủy sản Cái Rồng (huyện Vân Đồn) thực hiện quy trình sản xuất nước mắm sá sùng Vân Đồn.
Huyện đảo Vân Đồn không chỉ nổi tiếng với những loại hải sản tươi ngon, mà còn có đặc sản hảo hạng - nước mắm sá sùng. Mỗi một chai nước mắm sá sùng được tạo ra là cả một quá trình hội tụ đầy đủ các cung bậc của thời tiết để cho ra vị mắm hoàn hảo nhất.
Nước mắm Sá Sùng được chế biến qua 6 công đoạn, thời gian kéo dài khoảng 24 tháng. Đó là, lựa chọn cá nguyên liệu; phối trộn cá, muối cho phù hợp; ủ chượp và đánh đảo trong các chum, bể; lọc rút thành phẩm; phơi nâng cao độ đạm; phân loại và đóng chai, phân phối.
Cá và sá sùng nguyên liệu làm nên sản phẩm nước mắm sá sùng được lựa chọn từ những loại cá cao đạm, sá sùng tươi sống không qua chất bảo quản. Trong suốt 24 tháng ủ chượp cá, hằng ngày công nhân dùng dụng cụ đánh tan, trộn đều các nguyên liệu được ủ trong các chum, bể. Sau đó sẽ được lọc rút thành phẩm là mắm cá rồi đem phơi nắng để nâng cao độ đạm.
Nước mắm cao đạm tiếp tục được ủ cùng với nguyên liệu sá sùng trong vòng 2 tháng, rồi tiếp tục lọc rút để lấy nước mắm sá sùng. Đây chính là khâu quan trọng nhất để tạo ra loại nước mắm sá sùng nổi tiếng của Vân Đồn.
Nước Mắm Sá Sùng 35N Cái Rồng Vân Đồn là sản phẩm mới dựa trên sự sáng tạo và kết hợp độc đáo giữa các nguồn nguyên liệu sẵn có và đặc sản sá sùng của vùng vịnh Bái Tử Long. Nguyên liệu không thể thiếu là đặc sản sá sùng tươi ngon được nhập ngay tại địa phương, sơ chế ngay tại công ty. Cá và sá sùng được dùng với một lượng nhất định sau đó được ướp muối rồi trải qua quy trình phơi, ngấu hoàn toàn tự nhiên theo phương pháp truyền thống nơi đây. Nước mắm Sá Sùng không những dậy mùi, thơm ngon, có màu vàng cánh gián rất đẹp mắt mà còn giúp tăng cao độ đạm trong đó.
Chi Tiết Sản Phẩm
- Vitamin và khoáng chất trong nước mắm sẽ được lưu giữ khi thêm vài giọt nước mắm lúc canh/rau chín.
- Hạn sử dụng: 02 năm kể từ ngày sản xuất.
Chỉ tiêu chất lượng:
- Hàm lượng đạm nitơ toàn phần 35gN/l. (Độ đạm tự nhiên- nguyên cốt không pha)
- Hàm lượng đạm Acid Amin 56 % so với đạm tổng
- Hàm lượng Nito ammoniac 18%
- Vitamin B1, B2, B12, PP, vi khoáng và 17 loại axit amin thiết yếu
Chi tiêu cảm quan:
- Màu sắc: Vàng cánh gián.
- Mùi: Mùi thơm nhẹ, đặc trưng của nước mắm truyền thống nguyên chất, không có mùi lạ.
- Vị: Vị ngọt của đạm tự nhiên – đạm amin, có hậu vị rõ.
- Độ trong: Trong, không vẩn đục.
Chi tiêu vi sinh vật:
- Hàm lượng chì: Không phát hiện
- Tổng số vi sinh vật hiếu khí: Không phát hiện
- Clostridium perfringens: Không phát hiện
- Echerichia Coli: Không phát hiện.
- Staphylococcus aureus: Không phát hiện
- Coliforms: Không phát hiện
Dung tích và quy cách đóng chai:
- Dung tích : 500ml/chai thủy tinh
- Hộp xách (mầu ghi) 2 chai - sang trọng làm quà biếu
- Thùng: 6 hộp/thùng.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời, đậy nắp kín sau khi sử dụng.
- Việc kết tinh muối có thể xảy ra và nước mắm có thể chuyển màu sậm hơn sau khi mở nắp sử dụng. Đấy là điều tự nhiên của dòng nước mắm truyền thống nguyên chất, không ảnh hưởng đến chất lượng. Để hạn chế điều này, bạn nên mua lượng mắm vừa đủ dùng và đậy nắp kín sau khi sử dụng.
Sản phẩm nước mắm sá sùng Cái Rồng, đã đưa nguồn nguyên liệu thủy sản bấy lâu nay vẫn xuất thô của bà con ngư dân gia tăng thêm giá trị, doanh thu nước mắm Cái Rồng tăng 30% hàng năm, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động địa phương.
Sản phẩm OCOP đạt chất lượng 5 sao
Từ khi triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” do Ban xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh thường trực nhằm đưa nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm của bà con nông dân, ngư dân trên thị trường; chính quyền huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) và Công ty chế biến thủy sản Cái Rồng đã xây dựng thành công thương hiệu nước mắm sá sùng, được thị trường đón nhận và tiêu thụ rộng rãi. Đây là một trong số ít các sản phẩm được Ban điều hành Đề án OCOP tỉnh công nhận sản phẩm đạt chất lượng 5 sao.
Nhờ tận dụng được lợi thế địa lý, kinh nghiệm sản xuất cũng như qua khảo sát nắm bắt đúng nhu cầu thị trường, năm 2013 nước mắm sá sùng được đưa vào thử nghiệm sản xuất. Qua 3 năm thử nghiệm và tiến hành sản xuất, quy trình sản xuất sản phẩm nước mắm sá sùng Cái Rồng đã hoàn thiện và đi vào sản xuất với số lượng lớn, được tiến hành liên kết tiêu thụ rộng rãi ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang…
Từ thành công của sản phẩm này đã mở ra một hướng đi mới các sản phẩm nước mắm Cái Rồng đó là việc kết hợp giữa các sản phẩm truyền thống với những đặc sản sẵn có của địa phương để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng.
Nâng cao giá trị thủy sản cho bà con ngư dân
Được chế biến từ nước mắm cốt của cá và sá sùng, là hai loại đặc sản của huyện đảo Vân Đồn. Trong đó nguồn nguyên liệu cá tươi được khai thác từ ngư trường vịnh Bái Tử Long, Cô Tô, Bạch Long Vỹ, có độ tươi ngon cho đạm cao, hương thơm, vị đậm có hậu, sánh đặc, màu sắc tự nhiên bắt mắt.
Đặc biệt là sá sùng được khai thác từ các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, nổi tiếng chất lượng con to, mình dày, nhiều dinh dưỡng, có độ ngọt đậm mà nơi khác không có. Do vậy, nước mắm sá sùng Cái Rồng đã trở thành loại nước mắm riêng có ở huyện Vân Đồn, thơm ngon, được khách hàng gần xa ưa chuộng.
TVC giới thiệu Nước mắm Cái Rồng Vân Đồn
Nước mắm là loại nước chấm không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình người Việt Nam, nhất là nước mắm cốt chế biến theo phương pháp cổ truyền, đem lại vị ngọt đậm có hậu, thơm ngon, có nhiều nguyên tố khoáng chất, bổ dưỡng và có tác dụng tốt cho cơ thể.
Việc đổi mới sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm nước mắm sá sùng Cái Rồng, đã đưa nguồn nguyên liệu thủy sản bấy lâu nay vẫn xuất thô của bà con ngư dân gia tăng thêm giá trị, doanh thu nước mắm Cái Rồng tăng 30% hàng năm, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động địa phương trong khai thác thủy sản, khai thác sá sùng, các dịch vụ thu mua vận chuyển cá nguyên liệu và cho cán bộ, công nhân lao động trực tiếp làm ra sản phẩm.
Thêm đánh giá