Nón Lá Sai Nga Giá Sỉ
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng được sử dụng mã QR Code này để in lên các bao bì sản phẩm.
Mã SP : Chiếc

Nón Lá Sai Nga - Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia

65,000₫ 0 Off 65,000₫

Thông tin chi tiết

  • Nhà cung cấp:Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ Nón lá Sai Nga
  • Xuất xứ: Phú Thọ
  • Đơn vị tính: Chiếc
  • Sản phẩm: Nón lá Sai Nga
  • Sản lượng: 25.000 chiếc/năm
Trong kho
Giao hàng toàn quốc ! Giao hàng thu tiền, phí vận chuyển tùy theo từng khu vực. Quý khách được kiểm tra hàng trước khi thanh toán và được đổi trả tại chỗ nếu Sản phẩm bị lỗi hỏng không đạt yêu cầu! Quý khách hàng mua hàng vui lòng bấm nút Đặt Mua và điền đầy đủ thông tin! Chúng tôi sẽ giao hàng khi nhận được đơn đặt hàng!

  • Địa chỉ Địa chỉ: Thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ, Việt Nam
  • Liên hệ với người bán Liên hệ với người bán: 0985320082

Thông tin chi tiết

  • Hạn sử dụng
    Tư Vấn
  • Ghi chú
    Tư Vấn
  • Xuất xứ
    Nón Lá Sai Nga
  • Mã sản phẩm
    Chiếc

Mô tả sản phẩm

Video giới thiệu Làng nghề nón lá Sai Nga

Phú Thọ có hai làng làm nón nhiều và nổi tiếng nhất đó là làng nón Sai Nga (Cẩm Khê) và làng nón Gia Thanh (Phù Ninh). Đến với làng nón chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ lên năm lên mười, các cụ già đã qua tuổi thất thập ngồi cần mẫn khâu từng chiếc nón lá.

Làm nên chiếc nón giản dị, người nghệ nhân ở làng nón Sai Nga tận dụng nguyên liệu có sẵn ở địa phương từ búp non của cây cọ, chặt về phơi khô rồi là cho phẳng, còn người nghệ nhân Gia Thanh phải tìm mua nguyên liệu từ trong vùng núi đá Thanh Hóa. 

Để làm ra một chiếc nón phải trải qua rất nhiều công đoạn như tìm chọn mua nguyên vật liệu, làm vành, là lá, quay khâu, nức, nhôi, sấy… Sau khi người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. 

Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm sinh làm cho màu nón trở nên trắng muốt và không bị mốc. Một chiếc nón đẹp phải đảm bảo mái nón phẳng phiu, đường khâu mượt mà, đều tăm tắp. Giữa hai lớp lá mỏng, người ta gài vào lòng nón những hình trổ như hình hoa lá, đôi nét kiến trúc cổ kính. 

Nón lá từ lâu đã trở thành nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam; những chiếc nón trắng nhấp nhô giữa những cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mướt hay những cánh đồng lúa vàng trĩu bông từ lâu đã trở thành hình ảnh bình yên của vùng quê Việt Nam.

Hình ảnh nụ cười cô gái Việt Nam mặc áo dài, tay cầm nón đã từng là biểu tượng quảng bá cho ngành du lịch và đã mang lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách trong nước, quốc tế. Do đó, chiếc nón lá ngày càng trở nên quen thuộc với du khách khi đến Việt Nam, dù đi đâu thì hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn đậm sâu trong trái tim mỗi người, hình ảnh mộc mạc, chân chất lại rất nhiều ý nghĩa; đặc biệt chiếc nón lá còn là một trong những món quà ý nghĩa dành tặng bàn bè Quốc Tế mỗi khi đến thăm những làng nón lá truyền thống của Việt Nam nói chung và vùng đất Tổ Phú Thọ nói riêng.

Những tưởng thời gian và cuộc sống hiện đại sẽ làm nón lá đi vào dĩ vãng, thế nhưng có một ngôi làng, qua nhiều thế hệ vẫn đang âm thầm “giữ hồn” nón Việt. Đó là những nghệ nhân đất Sai Nga (thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ). Nổi tiếng là vậy nhưng có lẽ ít ai biết rằng: “Ông tổ” làng nón Phạm Văn Quất, là người có công truyền nghề cho bà con nơi đây.

Nằm bên dòng sông Thao hiền hòa đỏ nặng phù sa, bao đời nay người dân xã Sai Nga vẫn cần mẫn và tỉ mỉ với nghề làm nón lá truyền thống. Cũng bởi vậy, mà nhắc tới làng nghề nón lá Sai Nga, người ta thường nghĩ ngay tới câu ca quen thuộc:

“Hỡi ai đi ngược về xuôi

Muốn đội nón đẹp thì về Sai Nga”

Tới làng nón Sai Nga, hỏi thăm các cụ cao niên về “ông tổ” làng nón Phạm Văn Quất, ai nấy đều tự hào và truyền tai nhau về một người đàn ông đã mang nghề gia truyền dạy cho vợ con mình và những người dân nơi đây.

Một chiếc nón hoàn thiện cần trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Nguyên liệu làm nón gồm: Lá, khuôn, vành, mo tre, hoặc mo vầu, sợi cước, sợi len và công cụ để là phẳng lá. Ðủ nguyên liệu, bà con mới bắt tay vào từng công đoạn. Lá làm nón được thu mua từ nhiều vùng miền, bán theo chợ phiên của làng. Mất khoảng ba giờ đồng hồ mới hoàn thành một chiếc nón, chưa kể, muốn thành phẩm đẹp hơn, cần xử lý qua diêm sinh và giữa hai lớp lá mỏng, có thể cài hoa lá trang trí. Chiếc nón đẹp phải tròn vành, cân đối, mầu trắng sáng, đường khâu mượt mà, khoảng cách đều tăm tắp.

Người dân Sai Nga chủ yếu làm hguyễn Đức Trường - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Khê cho biết: Chịu ảnh hưởng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các nghề thủ công truyền thống sang phát triển kinh tế ở các khu, cụm công nghiệp, số lao động trẻ gắn bó với nghề ở địa phương ngày càng giảm. Thêm vàoai loại: Nón kỹ và nón thưa. Nón kỹ là loại nón tuyển chọn các nguyên liệu kỹ càng, bên trong được lót ni-lông, cài hoa hoặc hình ảnh đẹp của quê hương, đất nước. Khi làm xong, nón được quang dầu bóng, cài quai, chóp nón khâu kỹ lưỡng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề nón Sai Nga là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đây là niềm tự hào của người dân, đồng thời mở ra nhiều hướng phát triển mới cho làng nghề.

Nét đẹp làng nghề nón lá Sai Nga

Làng làm nón lá Sai Nga, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê nằm bên bờ sông Thao. Ban đầu nghề làm nón lá chỉ là nghề phụ, nhưng trải qua bao đời, người dân nơi đây đã giữ gìn và phát triển thành nghề truyền thống, không chỉ tạo việc làm, phát triển kinh tế mà còn góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa đặc sắc của quê hương.

Nói về gốc tích của nghề làm nón, một số người dân làm nghề ở Sai Nga cho hay, đầu tiên là một số người dân ở làng Chuông (nay thuộc Thanh Oai, Hà Nội) trong thời kỳ tản cư về đất Sai Nga đã mang theo nghề làm nón. Theo đó, tính đến thời điểm này, nghề làm nón đã có tại xã khoảng 70 - 80 năm, tập trung ở các khu Văn Phú 1, 2, 3.

Chị Trần Thị Hằng - khu Văn Phú 1, thị trấn Cẩm Khê cho biết: Trong làng, từ người già đến trẻ nhỏ đều biết làm nón, người cao tuổi nhất trên 80 tuổi, ít tuổi nhất như các cháu học sinh cấp 2 là có thể phụ giúp một số công đoạn trong làm nón. Như trong gia đình tôi, có ba thế hệ cùng làm nón, gồm bà nội, con dâu và cháu gái. Tuy nhiên, vì con gái tôi mới học lớp 7 nên chủ yếu giúp đỡ một số công đoạn đơn giản như nhồi, may nón... trong lúc rảnh rỗi. Những công đoạn khó hơn nhờ bà và mẹ làm giúp.

Để làm ra một chiếc nón phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó nguyên liệu gồm: Lá, khuôn, vành, mo tre hoặc mo nứa, sợi cước, sợi len để nhồi. Trước kia, người dân thường sử dụng thêm một lưỡi cày để là phẳng lá, tuy nhiên, ngày nay đã chuyển đổi sang dùng mảnh giang, bếp điện để là lá. Khi có đủ nguyên liệu thì bắt tay vào làm từng công đoạn. Nón lá sau khi hoàn thiện được bán đi khắp các thị trường trong và ngoài tỉnh với giá giao động từ 25-100 nghìn đồng tùy nón thưa hay mau. Một người làm nghề lâu năm trung bình một ngày có thể làm được 2 nón mau hoặc 6-7 nón thưa.

Bà Nguyễn Thị Bích Hải - khu Văn Phú 1 chia sẻ: Nghề làm nón ở làng Sai Nga đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, thời kỳ hoàng kim, nón làm ra không kịp bán tuy nhiên cũng có thời điểm ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường, người trẻ đi làm công nhân ở các khu công nghiệp nên nghề cũng bị mai một, trong làng chỉ còn một số ít người cao tuổi gắn bó với nghề. Mặc dù vậy, người dân làng Sai Nga vẫn luôn trân trọng nghề nón, bởi từ khi bén duyên với nghề, người dân trong xã đã có thêm việc làm trong những lúc nông nhàn, vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vừa tạo nên một điểm nhấn văn hóa tại địa phương.

Được biết, hiện nay cả làng có khoảng 500 hộ làm nón, sản xuất được khoảng 550.000 chiếc nón/năm, doanh thu hàng chục tỉ đồng. Năm 2004, Sai Nga chính thức được công nhận là làng nghề, với 40% thu nhập từ làm nón. Năm 2021, Nón lá Sai Nga được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, năm 2024 được nâng hạng là sản phẩm OCOP 4 sao.

Thông tin thêm về tình hình phát triển làng nghề hiện nay, đồng chí N đó, do nhu cầu của cuộc sống, thói quen dùng nón che mưa che, nắng của người dân đã có những đổi thay nên nghề làm nón đang giảm dần quy mô so với trước.

Để tiếp tục phát triển làng nghề, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân đa dạng hóa các sản phẩm nón lá. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các sản phẩm nón lá phục vụ đời sống, phát triển thêm các sản phẩm thương mại, du lịch, giới thiệu, quảng bá tại các địa điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm nón còn được đóng gói trong các hộp đựng làm quà tặng; tạo điều kiện đón tiếp các đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, du lịch trải nghiệm không khí làng nghề.

Với những nỗ lực đó, tin tưởng rằng, thời gian tới nghề nón lá Sai Nga sẽ tiếp tục khẳng định được “thương hiệu”, giữ được nét văn hóa của làng nghề truyền thống, đem lại hiệu quả kinh tế giúp bà con có cuộc sống ổn định.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nón lá Sai Nga vẫn mang dáng dấp của nón làng Chuông. Bên cạnh những yếu tố đẹp, mềm mại, uyển chuyển, độ bền cao thì nón lá Sai Nga ít nhiều đã có sự cải biên so với bản gốc. Nếu nón lá làng Chuông màu trắng đục thì nón Sai Nga màu trắng ngần, nón làng Chuông nức nón bằng chỉ đỏ thì nón Sai Nga nức bằng chỉ trắng.

Có dịp về thăm làng nón Sai Nga, chúng tôi không khỏi ấn tượng với hình ảnh các bà, các mẹ, các chị ngồi quây quần dưới hiên nhà khâu nón lá. Khung cảnh đó để lại cho chúng tôi một cảm giác thư thái, bình yên trên vùng quê hương đất Tổ.

Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:

✔ Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toán

✔ Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.

✔ Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!

✔ Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!

✔ Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.

✔ Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.

✔ Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.

✔ Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.

Bình luận

Đánh giá (0)

Không có bài đánh giá nào!

Thêm đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên đến 5 hình ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 5120 kilobytes

Chia sẻ với mọi người

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !