Măng là 1 trong những món ăn không thể thiếu trong Ẩm thực ngày Tết của người vùng cao Tây Bắc. Có nguồn gốc từ măng trẻ tự nhiên măng lá mọc cả năm nhưng thời điểm phát triển nhất là vào mùa mưa. Măng lá tươi được có vị thơm, ngọt, đắng và giòn đều hội tụ trong măng. Măng lá được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: vịt nấu măng tươi, măng tươi xào tỏi,...
Những lợi ích khi ăn măng lá tươi
Trong măng tre rất giàu chất chống oxy hóa nên phòng chống ung thư hiệu quả.
Ăn măng lá tươi tốt cho hệ tim mạch nhờ lượng khoáng chất có trong măng nhu kali, selen.
Hệ miễn dịch trong cơ thể được tăng cường do trong măng lá tươi có chứa nhiều các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Chống viêm là một đặng tính nổi bật của măng lá tươi. Măng có thể giúp giảm đau và chữa lành các vết loét hiệu quả.
Các vấn đề hô hấp như khó thở, viêm phế quản, hen suyễn,.. cũng được giải quyết do đặc tính chống viên có trong măng.
Giúp giảm cân do trong măng lá tươi chứa nhiều chất xơ.
Chất xơ trong măng giúp kiểm soát cholesterol trong máu.
Chữa các vấn đề về hệ tiêu hóa và đường ruột.
Cách làm món vịt nấu măng tươi
Vịt nấu măng tươi là một món ăn rất ngon, hấp dẫn. Trong mùa đông lạnh mà có một bát canh măng thì thật ấm lòng.Vịt nấu măng tươi Đối với món vịt nấu măng tươi này thì cách chế biến cũng khá đơn giản, các bạn hãy xem những hướng dẫn dưới đấy để thực hiện:
Nguyên liệu chế biến món vịt nấu măng tươi
- Măng củ tươi 500gr.
- Hành, mùi tàu.
- Muối, nước mắm và các gia vị cơ bạn khác.
Cách thực hiện món vịt nấu măng tươi
- Bước 1: Măng lá tươi đem rửa sạch sau khi mua về, thái nhỏ thành những miếng vừa ăn tùy thích. Sau đó đem luộc trong khoảng 10 phút làm như vậy khoảng 2 lần. Việc làm này để loại bỏ hết chất độc có trong măng. Đối với sản phẩm măng lá tươi của Dũng Hà phân phối thì việc bạn cần làm là chần qua bằng nước sôi.
- Bước 2: Xào măng với lửa lớn cùng 1/3 muỗng muỗi và 2/3 muỗng nước mắm. Xào lửa lớn như vậy trong khoảng 5 phút thì có thể tắt bếp và làm công đoạn tiếp theo.
- Bước 3: Luộc qua vịt và vớt bỏ bọt trong nồi nước đi.
- Bước 4: Cho vịt vào xào tiếp cùng măng khoảng 2 phút rồi đổ nước luộc vịt vào nồi ninh nhỏ lửa trong vòng 15 phút là được. Lúc này thì bạn nêm thêm gia vị cho vừa miệng
- Bước 5: Múc canh ra tô rồi thêm mùi tàu, hành vào bát để tăng hương vị. Vậy làm món vịt nấu măng tươi đã thành công.
Cách làm măng khô vàng đều
Cách làm măng khô là công thức bảo quản măng độc đáo của bà con các dân tộc miền núi. Không chỉ đơn thuần giúp giữ măng lâu hơn, món măng khô sau khi hoàn thành còn có thể chế biến thành nhiều món ngon. Để làm măng khô, bạn thực hiện theo công thức như sau.
Chuẩn bị nguyên liệu làm măng khô
- Măng tươi: 2 – 3 kg
- Muối ăn: 200 gram
- Dụng cụ cần có: Dao sắc, nồi luộc, sàng hoặc nia để phơi măng
- Măng tươi – cach lam mang kho
Cách làm măng khô
Bước 1: Làm sạch măng
Sau khi mua măng hoặc đào măng về, bạn đem rửa măng thật sạch để cây măng không còn bám đất. Rửa xong, nhẹ nhàng dùng dao tách toàn bộ lớp áo măng ra khỏi thân măng.
Tách áo măng xong, bạn dùng dao cắt bỏ phần gốc măng già, chỉ giữ lại ngọn măng non. Làm tới đâu, bạn cho luôn ngọn măng vào ngâm trong chậu nước muối pha loãng tới đó để măng ra bớt nhựa, chất độc có trong măng.
Bóc hết và ngâm bẹ măng – cách làm măng khô
Bước 2: Luộc măng
Ngâm măng từ 1 – 2 tiếng sau đó rửa kỹ với nước. Rửa xong, bạn xếp măng vào nồi, đổ nước ngập măng rồi cho 50 – 70 gram muối (tuỳ lượng măng trong nồi) vào chung. Đặt nồi măng lên bếp rồi đun lửa to cho nhanh sôi. Sau khi nồi măng sôi, hạ nhỏ lửa và luộc từ 15 – 20 phút.
Luộc xong, vớt măng ra và để nguội. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể tiến hành luộc măng lần 3. Tuy nhiên với lần luộc này, nên giảm thời gian và lượng muối luộc măng để tránh măng bị nát.
Bước 3: Thái và phơi măng
Thái măng: Măng nguội hẳn, bạn sẽ tiến hành tới bước thái măng. Đối với măng củ, bạn thái lát có độ dày từ 0,3 – 0,5 cm. Đối với măng lá, bạn thái tuỳ độ dày của cây măng và hết sức cẩn thận để tránh làm vỡ lá măng.
Phơi măng: Thái măng xong, bạn tiến hành xếp các miếng măng dàn đều lên nia hoặc những miếng cót lớn. Xếp các miếng măng với khoảng cách vừa đủ để măng được khô đều khi phơi. Nếu bạn phơi măng dưới trời nắng to thì từ 3 – 5 ngày, bạn sẽ có được mẻ măng khô. Nếu phơi trong điều kiện nắng nhẹ thì thời gian này cần lâu hơn.
Thêm đánh giá