Hạt vừng hay được gọi là hạt mè với nhiều loại, phổ biến là vừng vàng, vừng trắng và vừng đen. Hạt vừng có một hồ sơ dinh dưỡng rất kinh ngạc. Ngoài những vitamin thì trong hạt mè còn chứa lượng lớn các khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ bao gồm canxi, sắt, magiê, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein, và tryptophan. Do vậy mà những lợi ích mà hạt vừng mang lại cho sức khỏe cũng vô cùng lớn.
Ngày còn bé khi thu hoạch mè thì bà sẽ phơi cây mè trước sân dưới ánh nắng chiều lại bà sẽ dùng gốc tre hoặc đòn gánh để đập cây mè khi ấy hạt mè sẽ rơi ra sau đó mang hạt mè sàn lọc rồi đãi hạt mè qua nước cho sạch đất cát. Qua biết bao công đoạn mới cho ra được những mẻ mè sạch.
Thân cây mè thì mang đi đốt lấy tro rồi ngâm trong nước, chờ nước trong lấy ngâm với gạo nấu cháo mè lúc này cháo có mùi rất thơm rất đặc trưng của tro mè.
Kẹo mè vừng là một trong số những loại kẹo dân dã được rất nhiều người ưa chuộng. Với món kẹo vừng giòn tan thơm ngon này sẽ giúp cho những câu chuyện của gia đình và của bạn bè gần xa trở nên ấn tượng và độc đáo hơn.
Chi tiết sản phẩm
- Kẹo mè vừng được làm từ đường và mè vừng
- Kẹo mè vừng có vị giòn tan, thanh ngọt của mạch nha và thơm bùi của vừng.
- Nguyên liệu chính của kẹo vừng là những hạt vừng được tuyển lựa kỹ càng, trăm hạt vừng đều nhau cả trăm, không một hạt lép hỏng.
- Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng là mạch nha. Những giọt mạch nha vàng óng, mang vị ngọt thanh cùng thoang thoảng hương hoa bưởi.
Mộc Truly Hue's đảm bảo:
- Chế biến từ nguyên liệu sạch ATVS Thực Phẩm đóng gói bao bì hút chân không an toàn.
- Không sử dụng chất bảo quản
- Không sử dụng phẩm màu
- Không sử dụng nguyên liệu bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hạt vừng phổ biến là vừng vàng, vừng trắng và vừng đen. Ngoài những vitamin thì trong hạt mè còn chứa lượng lớn các khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ bao gồm canxi, sắt, magiê, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein, và tryptophan. Do vậy mà những lợi ích mà hạt vừng mang lại cho sức khỏe cũng vô cùng lớn.
Cách thực hiện:
- Mè rang chín vàng, khi rang mè đảo tay hoặc xoay chảo liên lục cho đến khi nghe tiếng nổ lách tách mè chuyển sang màu hơi vàng là được
- Làm caramel đường với công thức 2 phần đường 1 phần nước với 1 chút muối nấu trên bếp cho đường chuyển sang màu cánh gián.
- Cho mè đã rang vào đường caramel đảo nhanh tay cho mè và đường đều nhau.
- Đổ hỗn hợp lên bánh tráng lấy vá ép nhanh tay cho hỗn hợp kẹo mè được bằng phẳng; chia khối nhỏ dùng dần.
Vừng và mạch nha trải qua các công đoạn chế biến sạch và hiện đại, vẫn sử dụng nhiệt lượng từ than củi để có mùi vị đặc trưng, sau nhiều giờ sẽ hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị đặc biệt khó tả, len lỏi vào những góc tận cùng của sự cảm nhận tinh tế. Kẹo mè khi ăn có vị thơm béo giòn của mè vị ngọt ko quá gắt của đường caramel.
Bất ngờ với lợi ích của vừng, loại hạt “Nhỏ nhưng có võ”
Tuy không phải thành phần chính của các món ăn nhưng hạt vừng (mè) lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích sức khỏe. Hạt vừng (mè) có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp cơ thể tiêu hóa và giảm cholesterol “Xấu” hiệu quả. Ăn hạt vừng mỗi ngày bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện bởi hạt vừng có nhiều lợi ích sức khỏe như:
Giảm cholesterol và chất béo trung tính
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bàn luận về khoa học thực phẩm và dinh dưỡng và tạp chí Dinh dưỡng (Anh) chỉ ra ăn hạt vừng thường xuyên giúp giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính) - 2 tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 2 hợp chất thực vật trong hạt vừng là lignans và phytosterol có tác dụng giảm cholesterol hiệu quả.
Trong nghiên cứu từ tạp chí Khoa học quốc tế về Thực phẩm và Dinh dưỡng, các nhà khoa học thông báo rằng: cho 38 người có mỡ máu cao, ăn 40g hạt vừng mỗi ngày trong vòng 2 tháng. Kết quả kiểm tra sức khỏe của các tình nguyện viên cho thấy lượng cholesterol “xấu” – tức LDL cholesterol giảm 10%, chất béo trung tính giảm 8%.
Giàu chất xơ
3 muỗng canh (30g) hạt vừng sống chứa 3,5g chất xơ hoặc 12% RDI (khẩu phần ăn theo khuyến nghị). Chất xơ không chỉ cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa mà còn giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bệnh tim, béo phì và đái tháo đường type 2.
Chứa protein thực vật
Protein đóng vai trò hình thành cơ bắp, các loại hormone và duy trì sức khỏe toàn diện. Hạt mè là nguồn cung cấp protein tương đối cao, cứ 30g hạt vừng có thể cung cấp 5g protein. Để tối đa hóa lượng protein trong hạt mè, bạn nên ngâm và rang hạt mè trước khi sử dụng. Bởi quá trình này giúp loại bỏ oxalat và phytates trong loại hạt này. Đây là 2 hợp chất cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể.
Tuy nhiên, hạt vừng chứa hàm lượng lysine thấp - loại acid amin thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Để bù đắp loại acid amin này, bạn có thể ăn nhiều thực vật có hàm lượng lysine cao như: Đậu xanh và đậu thận.
Hạt vừng giúp hạ huyết áp
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch và đột quỵ. Hạt vừng chứa nhiều magne giúp hạ huyết áp hiệu quả. Đồng thời, loại thực phẩm này cũng chứa lignans, vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch và điều hòa huyết áp.
Tăng cường sức khỏe xương
Hạt vừng nguyên vỏ hay đã tách vỏ đều chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của xương.
Cách làm kẹo vừng thơm ngon và bổ dưỡng
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho 15 phần:
- 400g hạt vừng
- 60g bột hạnh nhân
- 60g dừa vụn
- 60g sốt bơ vừng
- 80ml mật ong
- 60ml dầu dừa
- 1ml tinh chất vani
- Muối.
Cách làm:
- Trộn đều bột hạnh nhân, dừa vừa, hạt vừng và muối trong một cái bát lớn
- Đun nóng hỗn hợp: Dầu dừa, mật ong, sốt bơ vùng và tinh chất vani
- Trộn 2 hỗn hợp: Các loại hạt và sốt
- Dàn đều và nén hỗn hợp trong khay lót giấy nến, bọc khay bằng nắp hoặc màng bọc thực phẩm
- Cho khay kẹo vào tủ đông 1 giờ. Sau đó, cắt kẹo vừng thành các miếng nhỏ hình vuông hoặc hình chữ nhật và thưởng thức.
- Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung hạt vừng trong nhiều món ăn khác như: salad, sinh tố, món xào.
Hạt mè hay được gọi là hạt vừng với nhiều loại, phổ biến là mè vàng, mè trắng và mè đen. Hạt mè có một hồ sơ dinh dưỡng rất kinh ngạc. Ngoài những vitamin thì trong hạt mè còn chứa lượng lớn các khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ bao gồm canxi, sắt, magiê, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein, và tryptophan.
TVC giới thiệu Mộc Truly Hue’s
Tác dụng mà hạt mè mang lại cho sức khỏe
Huyết áp
Một số nghiên cứu đã chứng minh được dầu mè có thể làm giảm huyết áp cao, giúp hệ thống tim mạch hoạt động nhẹ nhàng hơn, đồng thời ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, Magie được biết tới như một thần dược giãn mạch máu giúp giảm huyết áp cao, vì vậy mà magie có trong dầu mè cũng có tác dụng như thế. Có thể bạn không biết, hàm lượng magie trong dầu mè trong 1 khẩu phần ăn cung cấp cho cơ thể 25% nhu cầu magie hàng ngày của bạn. Con số này không nhỏ phải không?
Phòng chống ung thư
Với giá trị dinh dưỡng cùng các vitamin, khoáng chất có trong hạt vừng thì không ai có thể phủ định khả năng phòng chống ung thư của loại hạt nhỏ bé này. Bên cạnh các khoáng chất thì hạt vừng còn chứa axit phytic là một hợp chất chống ung thư mà ít ai biết tới và nó hoạt động như một chất chống oxi hóa, ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Do đó mà không chỉ ngăn ngừa bệnh ung thư, hợp chất này còn giúp cơ thể tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện và ngăn ngừa bệnh tim mạch, ngăn chặn các bệnh liên quan đến rối loạn nhận thức. Một số loại bệnh ung thư mà hạt mè có thể ngăn ngừa được là ung thư bạch cầu, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của magie và các khoáng chất trong hạt mè, các sản phẩm từ hạt vừng có tác dụng ngăn chặn và kiểm soát bệnh tiểu đường ở mọi tình trạng khác nhau. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng dầu mè có những tác động tích cực trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Dầu mè có thể cải thiện và nâng cao tác động của thuốc điều trị tới tình trạng bệnh, điều hòa lượng insulin và glucose trong cơ thể, từ đó có thể kiểm soát tình hình bệnh lý.
Đường tiêu hóa
Cũng như các loại hạt khác, trong hạt mè có chất xơ. Chất xơ giúp cho đường tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng hơn, giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Do vậy mà cơ thể cũng tránh được các loại bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, các bệnh về ruột già và đồng thời phòng chống ung thư đường tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ còn là địch thủ của cholesterol LDL nguy hại từ thịt động vật, chất xơ loại bỏ những cholesterol có hại đó ra khỏi cơ thể giúp bạn phòng tránh được các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch.
Sức khỏe xương
Hàm lượng cao các chất khoáng chất cần thiết trong hạt mè như kẽm, canxi và phốt pho có tác dụng cải thiện sức khỏe xương của cơ thể. Các khoáng chất này có thể bổ trợ quá trình tái tạo và cung cấp canxi cho xương, phòng chống bệnh loãng xương.
Chống viêm nhiễm
Đồng có trong hạt mè có rất nhiều tác dụng, một trong số đó là hỗ trợ giảm đau do viêm xương, khớp, cơ bắp; nó cũng có thể làm giảm tình trạng bệnh viêm xương, khớp, cơ bắp. Hơn nữa, đồng là khoáng chất cần thiết cho việc bảo vệ thành mạch mạch máu, xương và khớp. Thêm vào đó, đồng là yếu tố cần thiết cho sự hấp thu hợp chất sắt ở cơ thể.
Bảo vệ dưới các tác nhân bức xạ
Sesamol là một hợp chất có trong hạt mè và nó có thể bảo vệ ADN khỏi tác động của các tác nhân bức xạ. Bức xạ có thể do những tình huống tình cờ hoặc trong quá trình điều trị bệnh bằng hóa trị hay xạ trị. Hạt mè có thể bảo vệ ADN khỏi biến đổi bức xạ, từ đó ngăn ngừa ung thư hay các bệnh lý liên quan tới biến đổi ADN.
Sức khỏe răng miệng
Hạt mè có tác động mạnh mẽ tới sức khỏe răng miệng. Khi chà bột vừng hoặc vừng giã lên răng sẽ giúp bạn kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn bám trên răng. Đặc biệt là hạt mè có thể ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn chính gây ra sâu răng là vi khuẩn Streptococcus.
Da và tóc
Hạt mè có chứa kẽm hỗ trợ hiệu quả trong quá trình hình thành collagen, tăng cường sức khỏe cơ bắp, tóc và da. Dầu mè còn có thể làm giảm sự xuất hiện của các vết đồi mồi và các dấu hiệu lão hóa khác trên da.
Chức năng chuyển hóa
Trong hạt mè có một lượng protein khá lớn và chúng có thể phân tán hoặc tập trung lại trong quá trình chuyển hóa. Vì vậy, hạt mè có thể tăng cường năng lượng cơ thể, củng cố hoạt động của tế bào và hệ thống trao đổi chất.
Thêm đánh giá