Nếu đã đến Huế mà không thử một lần ăn kẹo cau quả là một điều đáng tiếc đấy nhé. Kẹo cau được biết đến là món ăn quà vặt tuổi thơ ngon ngọt ngào của người dân Cố đô. Có thể nói một lần ăn vào bạn chỉ muốn hòa mình vào Huế, không muốn rời khỏi nơi đây nhất là những lúc stress, căng thẳng vì công việc. Bên cạnh các món đặc sản ngon như: Bún bò Huế, cơm hến, bánh bột lọc, kẹo mè xửng… Thì không thể không kể đến món ăn vặt kẹo cau – Một loại kẹo tuổi thơ dành cho trẻ con cũng như người dân ở xứ Huế.
Kẹo có hình như miếng cau chẻ sáu hoặc bốn, được chia thành 2 phần bên ngoài màu trắng viền kẹo được làm từ bột gạo và đường thể hiện vỏ cau. Bên trong là phần cứng màu vàng nhạt được làm từ đường cô đặc thể hiện nhân cau. Kẹo nhìn hoàn toàn giống như một phần của quả cau chẻ 4 chẻ 6 gói trong giấy bóng sạch sẽ cực kỳ ngon mắt. Ngày xưa, khi làm kẹo cau người ta có bỏ thị quả cau vào trong kẹo nhưng vì mùi của thị cau khá hăng, khó chịu nên thịt quả cau đã không còn đưa vào làm nhân kẹo nữa.
Mặc dù, kẹo hơi cứng mà không mềm mại như kẹo dừa nhưng lại làm say đắm biết bao người. Chỉ ngậm chờ tan dần, bạn cảm nhận hương vị ngọt thanh, nhẹ nhàng càng ngậm lâu độ ngọt trong kẹo sẽ được hòa tan vào miệng khiến cho người ăn có cảm giác nhớ quê hương nhất là những ai đang xa quê.
Trước đây kẹo được các mẹ gói trong lá chuối để bán cho trẻ con ở xóm, còn giờ khi công nghệ phát triển kẹo cau trở thành đặc sản và được biết đến nhiều hơn. Để đáp ứng nhu cầu mua kẹo, kẹo được làm bằng máy và đóng gói chỉn chu vừa tinh tế vừa lịch sự dễ dàng mua để làm quà tặng.
Kẹo cau là loại kẹo dân dã gắn liền với tuổi thơ của nhiều trẻ em xứ Huế. Mỗi lần nhìn thấy kẹo cau lại thấy kí ức xưa cũ quay về thật hạnh phúc biết bao. Cái cảm giác ngậm cái kẹo cau ngọt ngọt béo béo thật là lâu trong miệng thích ơi là thích...
Kẹo cau có hình dáng giống trái cau chẻ làm sáu, trông rất bắt mắt. Phần trong của kẹo có màu vàng nhạt được làm từ nước đường đông đặc lại, thể hiện cho nhân cau. Phần ngoài của kẹo có màu trắng, được làm từ hỗn hợp bột gạo và đường, thể hiện cho vỏ cau.
Chi tiết sản phẩm
- Chế biến từ nguyên liệu sạch ATVS thực phẩm đóng gói bao bì hút chân không an toàn.
- Không sử dụng chất bảo quản
- Không sử dụng phẩm màu
- Không sử dụng nguyên liệu bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Chắc hẳn tuổi thơ ai cũng từng gắn bó với nhiều loại kẹo, nào là kẹo gừng, kẹo dừa, kẹo bông, kẹo cao su, kẹo kéo… Trong ký ức tuổi thơ, kẹo là món ăn vặt ngon ngọt, giúp giải tỏa mọi mệt nhọc sau những giờ học căng thẳng. Hôm nay, Viet Fun Travel sẽ giới thiệu một loại kẹo đặc biệt cũng từng gắn bó với tuổi thơ nhiều người, đó là kẹo cau Huế.
Người Huế không ai không biết đến kẹo cau – Thứ kẹo dân dã, mộc mạc như chính tên gọi nhưng là “Đặc sản tuổi thơ” của biết bao thế hệ người dân Cố đô. Kẹo có vị ngọt thanh, ngậm tan từ từ vì kẹo khá cứng. Người lớn thường ăn kẹo cau khi uống trà, vị ngọt của kẹo cau thêm vị đắng đắng của trà tạo nên mùi vị mới lạ kích thích vị giác.
Với những người Huế xa quê, hẳn mới nghe thấy tên “Kẹo cau” chắc cũng ngẩn ngơ nhớ về những ký ức tuổi thơ với bạn bè cùng trang lứa, với những lần ngóng mẹ đi chợ về với chút quà mọn nhưng đầy dư vị.
Nguyên liệu chính để làm kẹo cau là bột gạo và đường. Kẹo cau gồm có hai phần: Phần trong cứng màu vàng nhạt, tượng trưng cho hạt cau, được làm từ nước đường cô lại vàng óng; Phần ngoài màu trắng, làm bằng bột trộn đường, tượng trưng cho thịt cau.
Ngày xưa, khi làm kẹo cau, người ta có bỏ thịt quả cau vào trong kẹo nhưng vì mùi vị của cau khá hăng, không nhiều người ăn được nên sau này không cho vào nhân kẹo nữa. Kẹo cau ngày xưa thường được gói trong lá chuối để bán cho trẻ con xứ Huế. Ngày nay, kẹo cau được đóng gói chỉn chu lịch sự để bán cho các du khách dễ dàng mua về làm quà.
Kẹo cau – Món quà vặt quen thuộc của trẻ con xứ Huế
Kẹo cau là loại kẹo dân dã gắn liền với tuổi thơ của nhiều trẻ em xứ Huế. Kẹo cau có hình dáng giống trái cau chẻ làm sáu, trông rất bắt mắt. Phần trong của kẹo có màu vàng nhạt được làm từ nước đường đông đặc lại, thể hiện cho nhân cau. Phần ngoài của kẹo có màu trắng, được làm từ hỗn hợp bột gạo và đường, thể hiện cho vỏ cau.
Kẹo cau không mềm như kẹo dừa nên khi ăn chỉ cần ngậm để miếng kẹo tan dần là được. Trước đây, kẹo cau thường được các o các mệ gói trong lá chuối khô hoặc giấy báo bán cho đám trẻ con trong làng. Ngày nay, khi công nghệ phát triển, kẹo cau được làm thủ công bằng máy và được đóng gói trong bịch chỉn chu.
Kẹo cau có giá thành tương đối rẻ. Bởi vậy, trong giỏ hàng của các bà, các mệ xứ Huế ngày trước đều không thể thiếu 1 – 2 bịch kẹo cau. Lũ trẻ con ngày ấy lúc nào cũng chờ sẵn trước cổng chờ mẹ về thì ùa vào dành lấy bịch kẹo cau.
Kẹo cau chứa đựng bao nhiêu tâm tình của người dân Cố đô. Người Huế xa quê hay du khách thập phương mỗi lần về thăm Huế đều không quên mang theo một ít kẹo cau đi làm quà. Kẹo cau cứ thế “Phiêu bạt” bao nhiêu phương trời, đi tới đâu đều để lại ấn tượng ở nơi đó.
Du lịch Huế nhớ thử kẹo cau
Huế không chỉ hấp dẫn du khách bởi hương vị bún bò Huế độc đáo, thơm ngon. Huế không chỉ quyến rũ du khách bởi những món bánh dân dã như bánh lọc, bánh bèo, bánh nậm, bánh khoái… Huế còn khiến du khách thương nhớ bởi hương vị kẹo cau đặc biệt.
Kẹo cau ngọt và cứng, vì thế khi ăn phải ngậm từ từ. Miếng kẹo ngọt thanh ngấm từ từ, khơi dậy mọi giác quan trong lòng du khách. Ăn kẹo cau uống trà nóng là thú vui của nhiều người, đặc biệt là những cụ ông cụ bà lớn tuổi ở Huế. Vị ngọt béo của kẹo kết hợp với vị đắng của trà tạo nên mùi vị mới lạ.
Đặc sản kẹo cau ngon ngọt – món quà tuyệt vời của xứ Huế
Mặc dù kẹo khá ngọt và cứng không thể ăn nhanh như kẹo sữa hay kẹo dừa mà phải ngậm từ từ. Nhưng khi ngấm vào lưỡi sẽ đánh thức mọi giác quan cảm xúc của người ăn, đặc biệt nếu vừa ăn kẹo vừa uống trà ấm nóng bạn sẽ cảm nhận chân chính vị ngọt béo của kẹo kết hợp với vị đắng của trà sẽ mang đến một cảm giác mới lạ. Đây cũng chính là một thú vui tuyệt vời nhất của những người có tuổi tại Huế từ xa xưa đến ngày nay.
Với cách đóng gói như giờ đây, bạn không chỉ được thử kẹo tại vùng đất Huế mà còn có thể mua những túi kẹo nhỏ làm quà biếu tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp mỗi khi có dịp đến Huế. Hoặc nếu bạn là người ở Huế cũng có thể chuẩn bị những túi kẹo để làm quà tặng cho những người con Huế xa nhà xa quê giúp họ gợi nhớ đến sông Hương, núi Ngự hay chợ Đông Ba….
Và đặc biệt là nhớ tất cả những gì thuộc về vùng đất Huế mộng mơ này. Có thể nói rằng sự giản dị mà thân thương, ngon ngọt của kẹo cau đã khiến hầu hết du khách khi đến Huế đều không thể bỏ qua món đặc sản này.
Trong bài viết “Tết về nhớ cái kẹo cau”, tác giả Hoàng Hải Lâm miêu tả: Ôi cái kẹo cau ngọt thanh đến lạ lùng, giòn tan đến từng thớ. Tôi thường bỏ cái kẹo cau vào miệng nhai rau ráu, âm thanh phát ra cứ như bắp rang trên chảo. Chị và em gái tôi chọn cách ăn rất con gái, cứ bỏ cái kẹo cau vào miệng để chúng tự tan ra từ từ, nước đường ngọt bùi ngấm vào trong miệng rồi nuốt đánh ực. Ăn kẹo cau kiểu này thì vài ba cái cũng được một buổi sáng, còn vài cái để sang đến chiều thế là suốt ngày được ăn kẹo cau.
TVC giới thiệu sản phẩm Mộc Truly Hue’s
Một miếng kẹo cau ngòn ngọt mà trở thành hương vị của cả quãng trời tuổi thơ; ngòn ngọt thôi mà dư vị theo cho đến hết năm dài tháng rộng. Những khi khốn khó, lại nhớ về kẹo cau của thửa hàn vi. Khá giả rồi, đủ đầy rồi với biết bao loại quà bánh sặc sỡ, nhiều chủng loại, cũng lại nhớ miếng kẹo cau hồn nhiên, dân dã. Nếu có món gì ăn “ngậm mà nghe”, thì kẹo cau là một trong số đó…
Nếu có dịp ghé Huế, kẹo cau chắc chắn là món đặc sản không thể bỏ qua cho du khách. Những người Huế xa quê hương mỗi khi về thăm nhà, lúc ra đi cho dù có nặng nề đến mấy, trong xách tay họ cũng có vài bì kẹo cau làm quà. Và trên hành trình tha hương ấy, ngậm một miếng kẹo cau để kéo dài thêm sự luyến lưu với sông Hương, núi Ngự…
Ngày nay, kẹo cau được bày bán ở rất nhiều địa điểm như các cửa hàng bán đặc sản Huế, chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự, trạm dừng chân… rất dễ dàng để sở hữu một món kẹo đặc trưng của Huế. Có người nói nghe tiếng Huế đã thấy ngọt ngào, ăn kẹo Huế vào nữa chỉ muốn tan chảy ra mà ở lại Huế, không muốn bước chân đi. Ôi, kẹo Huế!
Thêm đánh giá