Nuôi dưỡng chăm sóc heo nái chửa là một bước rất quan trọng của quá trình chăn nuôi heo nhằm đảm bảo cho bào thai heo con phát triển bình thường, heo nái đẻ được nhiều con, heo con khỏe mạnh, có trọng lượng sơ sinh cao.
- Mã sản phẩm: TD18M
- Khối lượng tịnh: 25kg
- Thương hiệu: Sunfeeds
- Sản phẩm sử dụng nấm men SC47
Tính năng
- Đảm bảo độ bền nái và đạt tể trạng mong muốn
- Tăng tỷ lệ động dục đến 99% ở nái chờ phối trong vòng 7 ngày
- Tăng số lượng phôi trong thời kỳ mang thai
- Tăng tỷ lệ đẻ đến 95% bằng việc an thai trong suốt thời kỳ
- Tiêu diệt vi khuẩn, tăng kháng thể, giảm bài nhiểm vi khuẩn gây bệnh
- Giảm tỷ lệ loại thải tới 50% do thể trạng
- Tăng trọng lượng sơ sinh lên tới 1.7 kg/kg
Phương án giải quyết vấn đề
- Sử dụng công thức thức ăn đặc biệt có các thành phần: Lycopene, các hoạt chất nhuận tràng chống stress, sử dụng nhiều tinh dầu đặc hiệu được triết xuất thừ thảo dược để tăng số lượng phôi thai, các hoạt chất phát triển buồng trứng, làm trứng chín và rụng đồng thời.
- Cung cấp trong khẩu phần nấm men có 7 chức năng: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột, giảm bài thải vi khuẩn ra môi trường, giảm áp lực bội nhiểm vi khuẩn. Tăng miễn dịch, tăng hấp thu dưỡng chất, tiêu diệt vi khuẩn ecoli và các vi khuẩn gây hại trong đường ruột, vá các ổ viêm do vi khuẩn gây bệnh.
Những điều cần biết và kỹ thuật nuôi lợn nái
Việc chăm sóc heo nái mang thai rất quan trọng đối với sự thành công của người chăn. Sau khi phối 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang kéo dài từ 3 tháng + 3 tuần + 3 ngày ( trung bình từ 114 – 116 ngày). Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con, dù có sữa nhưng con yếu ớt, sức bú mẹ kém và khả năng đề kháng kém nên tỷ lệ nuôi sống thấp. Trong thời kỳ mang thai có thể chia ra làm 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn chửa kỳ 1: 1-84 ngày mang thai.
Thời kỳ này phôi và thai còn nhỏ, sử dụng ít chất trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau này. Thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi thai như hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống khi đẻ mà chứa nhiều thôi khô (thai gỗ). Thừa chất dinh dưỡng cũng dẫn đến tiêu phôi và làm nái trở nên mập mỡ. Nái khi cai sữa quá gầy ốm không dự trữ đủ dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ thiếu sữa khi cho con bú trong lứa đẻ kế tiếp. Vì vậy phải định lượng thức ăn cho nái ở giai đoạn này phải hết sức chặt chẽ.
Thường trong giai đoạn mang thai kỳ một khẩu phần ăn: 1,8 -2 kg thức ăn.
Giai đoạn heo nái chửa kỳ 2: 85 ngày – 110 ngày
Đây là thời kỳ thai đã lớn và sử dụng nhiều dưỡng chất trong máu mẹ để phát triển. Do đó việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ trong giai đoạn này là rất quan trọng.
Khác với thời kỳ 1, thời kỳ này cần cho nái vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng (đối với nái đẻ lứa đầu), nên cho nái ra sân cỏ hay sân cát vận động tùy thích, tiếp xúc với môi trường tự nhiên, để tăng sức đề kháng bệnh và nhờ đó gia tăng hàm lượng kháng thể chống bệnh cho heo con trong sữa đầu.
Ở thời kỳ này, tầm vóc nái năng nề chuồng trại phải khô tránh mưa, gió lùa, mật độ phù hợp, theo dõi kỹ bộ vú và bộ phận sinh dục, vệ sinh chuồng đẻ…
Thời kỳ này khẩu phần ăn của nái vẫn giữ nguyên như thời kỳ 1.
Giai đoạn heo nái chửa kỳ 3: 110 -116 ngày(sinh)
Lúc này nái sắp đẻ nên chuyển nái đến chuồng đẻ. Khu chuồng đẻ cần phải vệ sinh trước đó và chuẩn bị chuồng úm cho lợn con.
Khẩu phần ăn của lợn trong giai đoạn này cân giảm dần cho đến lúc nái đẻ: 2,5kg – 2kg – 1,5kg – 1kg – 0,5kg – 0. Việc giảm khẩu phần ăn cho nái khi gần đến ngày sinh, giúp cho bào thai không bị chèn ép và tạo stress làm cho nái tăng tiết hoocmon, làm nái dễ đẻ.
Heo nái chửa rất cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt và phù hợp nhằm đáp ứng cho sự phát triển của bào thai, duy trì sự hoạt động của bản thân heo mẹ và tích lũy cho sự tiết sữa nuôi con sau này.
Nhu cầu dinh dưỡng
Heo nái chửa trong thời gian từ 113 -116 ngày, gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn I (84 ngày chửa đầu) khối lượng bào thai đạt khoảng 25-30%; giai đoạn II (khoảng 30 ngày chửa cuối) bào thai phát triển nhanh, chiếm khoảng 65-70% khối lượng heo con sơ sinh. Vì vậy, để heo con đạt khối lượng sơ sinh cao cần tăng khoảng 25-30% lượng thức ăn cho heo nái chửa kỳ II. Thông thường, heo nái chửa cần 14% tỉ lệ protein thô, 0,9% tỉ lệ canxi và 0,45% tỉ lệ phốt pho trong khẩu phần ăn. Mùa hè có thể giảm mức ăn nhưng phải tăng lượng protein từ 14% lên 16%, nâng mức khoáng và vitamin trong khẩu phần.
Lưu ý: Bã rượu và thức ăn ủ men có chứa chất kích thích, dễ gây sẩy thai. Vì vậy chỉ nên cho heo ăn dưới 15% trong khẩu phần.
* Khẩu phần ăn của heo nái chửa:
Trong thời kỳ mang thai, heo nái cần lượng chất khoáng nhiều hơn để phát triển hệ xương của bào thai. Khi khẩu phần ăn của heo mẹ không đủ, sẽ phải huy động nhiều chất khoáng từ cơ thể heo mẹ (đặc biệt là canxi và phốt pho từ xương) để nuôi thai. Vì thế, heo mẹ bị thiếu chất khoáng dễ dẫn tới bại liệt. Tuy nhiên cũng cần tránh vỗ béo heo quá mức trong giai đoạn heo gần sinh.
– Chửa kỳ I: Cho ăn từ 1,8 – 2 kg/con/ngày.
– Chửa kỳ II:
+ 85 – 110 ngày, cho ăn: 2 – 2,5 kg/con/ngày.
+ 111 – 113 ngày, cho ăn : 2 kg/con/ngày.
+ Trước khi đẻ 1 ngày – không nên cho ăn.
* Mức ăn cho heo nái chờ phối và nái chửa(kg thức ăn/ ngày) (xem bảng dưới).
Chăm sóc & Thú y
Tắm chải cho heo nái, tăng cường xoa bóp bầu vú để mạch máu dễ lưu thông, phát triển tuyến sữa, heo dễ quen người và dễ tiếp xúc khi đỡ đẻ, không tắm chải 5 ngày trước khi đẻ.
Cần tắm ghẻ cho heo 10 -14 ngày trước ngày dự đẻ. Đây là yêu cầu bắt buộc để đề phòng heo mẹ bị ghẻ lây truyền sang heo con. Trước ngày dự đẻ 14 ngày tắm ghẻ lần 1 và sau đó 7 ngày tắm ghẻ lần 2.
Tiêm phòng định kỳ 1 năm 2 lần (tháng 5 và tháng 10 hoặc trước khi phối giống) các loại vắc xin dịch tả, tụ dấu, lép to, LMLM.
Chú ý: Không tiêm phòng cho heo nái những loại vắc xin trên từ giai đoạn phối giống đến 30 ngày sau phối giống (trừ trường hợp có dịch bệnh xảy ra).
TVC giới thiệu lợn nái mang thai và những điều cần biết
Chuồng nuôi
– Chuồng nền hoặc sàn cách đất, đảm bảo chuồng nuôi ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
– Sử dụng điều hoà bằng hơi nước.
– Chuồng cần ánh sáng dọi vào buổi sáng, tránh mưa từ phía tây và gió bấc lùa vào mùa rét.
– Cần chuẩn bị: Ô úm, lót chuồng và dụng cụ đỡ đẻ (vải xô mềm, cồn i-ốt, bông, kéo, panh, chỉ buộc rốn, kìm bấm nanh…).
Bài viết được cung cấp bởi Công ty CP GreenFeed VN có trụ sở tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Công ty là nhà sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy hải sản chất lượng cao với những thương hiệu nổi tiếng như GreenFeed, HiGain (thức ăn gia súc), AquaGreen và SuperWhite (thức ăn dạng viên cho cá nước ngọt và nước mặn).
Thêm đánh giá