Hiện nay, ở Việt Nam có trên 80% diện tích lúa được trồng bằng các giống lúa cải tiến và người nông dân dùng phổ biến nhất là các giống lúa có năng suất cao, có khả năng chịu hạn, phẩm chất tốt và phù hợp với xuất khẩu là lựa chọn tốt nhất để mang lại hiệu quả kinh tế cao như các giống lúa OM1490, OM2517,OM3536, OM 4900...
Giống lúa 4900 mang những đặc điểm cơ bản của nguyên bản OM 4900, nhưng tỏ ra vượt trội hơn ở khả năng chống chịu phèn mặn, kháng sâu bệnh, phẩm chất gạo và cho năng suất cao hơn, là giống lúa cao sản ngắn ngày, bông đóng hạt dầy, gạo thơm dẻo, hạt dài, khả năng chống chịu rầy nâu và bệnh vàng lùn khá, thuộc nhóm giống lúa đặc sản, gạo rất trong và có mùi thơm nhẹ. Khi canh tác giống OM 6162, OM 4900 cần chú ý bón phân nuôi hạt hoặc phun phân bón lá bổ sung kết hợp phun ngừa sâu bệnh giai đoạn trỗ để giúp cho bông lúa rọi hạt hơn.
Thông tin sản phẩm
- Trọng lượng 1000 hạt: 29.8 g.
- Chống chịu mặn: EC = 10d/m, chiụ mặn (EC = Electrical Conductivity: độ dẫn điện của dung dịch thí nghiệm càng cao, tỷ lệ muối càng cao, giống lúa càng chống chiu măn tốt.
- Phản ứng chống chọi với sâu bệnh: cấp nhiễm rầy nâu trung bình là 4.7, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Năng suất trung bình: 5-7 tấn/ha.
- Bông to, đùm, chịu phèn mặn khá, thích hợp cả 3 vụ/năm.
- Phẩm chất gạo: Gạo dài, trắng đẹp, ngon cơm, thơm nhẹ.
Trước đây có 3 dòng:
- 90-95 ngày
- 95-100 ngày
- 100-105 ngày
Hiện tại phân phối dòng 95-100 ngày, thích hợp vùng 3 vụ.
Giống lúa thuần OM 4900 đã được lai tạo chọn lọc bởi các cán bộ khoa học tại Bộ môn di truyền chọn giống thuộc Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (VLĐBSCL). Tác giả là PGS.TS. Nguyễn Thị Lang và GS.TS. Bùi Chí Bửu. Phương pháp lai cổ truyền được áp dụng với giống bố là Jasmine 85 và giống mẹ là C53 (Lemont). Trong quá trình chọn lọc các đời con lai có áp dụng kỹ thuật trợ giúp của dấu chuẩn phân tử (MAS= marker assisted selection) từ năm 2002. Mục đích đặt ra là kết hợp các đặc điểm di truyền cho năng suất cao, mùi thơm và hàm lượng amylose thấp.
Năng suất, mức độ kháng sâu bệnh và mùi thơm:
Năng suất: Kết quả khảo nghiệm tại VLĐBSCL qua 5 vụ từ đông xuân 2004 đến đông xuân 2006 cho thấy năng suất trung bình của giống OM 4900 là 5,58T/ha, trong khi đó giống OMCS 2000 là 5,14T/ha và Jasmine 85 là 5,02T/ha. Trong vụ hè thu năm 2006, tại 12 điểm trình diễn trên các huyện khác nhau trong tỉnh An Giang cho thấy năng suất trung bình của giống OM 4900 là 4,1 T/ha và IR 64 là 3,9 T/ha. Tương tự, trong vụ hè thu năm 2007 tại 10 điểm trong tỉnh An Giang, năng suất giống OM 4900 là 5,0 T/ha trong khi giống OMCS 2000 là 4,8 T/ha và Jasmine 85 là 4,9T/ha. Trong năm 2005, bảy giống lúa đã được nghiên cứu tại 6 tỉnh là Bình Thuận, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang và Trà Vinh, năng suất giống OM 4900 đạt 5,94 T/ha trong khi giống OMCS 2000 đạt 5,83T/ha và Jasmine 85 đạt 5,88T/ha.
Kết quả nghiên cứu so sánh bộ A2 gồm 14 giống do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương (TTKKNGCTTU) tiến hành trong vụ đông xuân trên 7 địa điểm thuộc 6 tỉnh vùng ĐBSCL và hai tỉnh miền Đông Nam bộ cho thấy năng suất trung bình của giống OM 4900 là 5,83T/ha và năng suất trung bình của giống đối chứng VNĐ 95-20 là 5,74T/ha. Cũng trong bộ A2 với 18 giống nghiên cứu trong vụ hè thu tại 9 điểm các tỉnh phía Nam cho thấy năng suất trung bình của giống OM 4900 là 4,73T/ha và đối chứng VNĐ 95-20 là 4,44 T/ha.
Phản ứng đối với sâu bệnh: Kết quả nghiên cứu chủng rầy nhân tạo của TTKKNGCTTU cho thấy trong vụ đông xuân và hè thu, tiến hành tại các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng và Đồng Tháp cho thấy cấp nhiễm rầy nâu trung bình của giống OM 4900 là 4,7 trong khi đó giống OMCS 2000 là 6,1 và VNĐ 95-20 là 5,1. Giống chuẩn kháng PTB 33 cũng cho mức nhiễm là 4,7 và giống chuẩn nhiễm TN1 cho mức nhiễm là cao nhất, cấp 9. Thí nghiệm trong điều kiện nhân tạo bằng nương mạ đạo ôn trong vụ đông xuân và hè thu cũng cho thấy giống OM 4900 nhiễm đạo ôn cấp 5 trong khi đó mức trung bình của giống OMCS 2000 là 8,5 và VNĐ 95-20 là 6.
Năm 2007, diện tích trồng giống OM 4900 trong sản suất đại trà đạt 2.369 ha và năm 2008 đã tăng lên 19.562 ha. Giống OM 4900 đã được Bộ NN-PTNT công nhận cho sản xuất thử vào tháng 7 năm 2008 và hiện nay VLĐBSCL đang lập thủ tục để xin được công nhận chính thức. Về quyền sở hữu trí tuệ, Bộ môn di truyền chọn giống thuộc VLĐBSCL đã nộp đơn số 20080027 ngày 8 tháng 9 năm 2008 về chủ sở hữu giống lúa OM 4900. Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới thuộc Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT đã chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ vào ngày 4/12/2008.
Về tỷ lệ nhiễm bệnh siêu vi trùng lùn lúa cỏ của giống OM 4900 cũng thấp so với 42 giống nghiên cứu. Trong 28 giống nghiên cứu trong vụ đông xuân 2006-2007, chỉ có một số ít giống có tỷ lệ nhiễm bệnh siêu vi trùng (virus) lùn lúa cỏ thấp hơn 50% là: HĐ1(45%), OM 5930 (26,8%), VN 121 (35,4%), OM 4900 (50%). Hai giống đối chứng là OMCS2000 (98%) và VNĐ 95-20 (100%). Trong vụ hè thu, có 37 giống nghiên cứu, các giống có tỷ lệ nhiễm lùn lúa cỏ dưới 50% là: HĐ1 (40% ), OM 5930 (37,5%), HG1 (46%), OM 5636 (40,4%), VN 24-4 (32,6%), VN 121 (41,7%), VN 124 (40,8%), OM 2488 (39,6%) và OM 4900 (50%). Tỷ lệ nhiễm của các giống đối chứng là: OMCS 2000 (68%) và VNĐ 95-20 (73,5%).
Mùi thơm: Giống OM 4900 có mùi thơm nhẹ. Hoạt chất quan trọng nhất có ảnh hưởng đến mùi thơm của lúa là chất 2-acetyl-1-pyrroline. Hàm lượng của chất này trong chồi của giống OM 4900 là 307 ppb (phần tỷ), vỏ trấu là 289 ppb, cám là 301 ppb, gạo lức là 283 ppb và gạo trắng là 200 ppb.
Đặc tính:
Giống OM 4900 có thời gian sinh trưởng từ 95-100 ngày, cao 114 cm, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, số bông trên khóm biến thiên từ 8 đến 12, số hạt chắc trên bông là 156. Trọng lượng 1.000 hạt là 29,8 gram; chiều dài hạt gạo từ 7 đến 7,3 mm; độ bạc bụng cấp 0 (đánh cấp từ 0-9); hàm lượng amylose từ 16- 16,8%; tỷ lê protein đạt 8,4%, có mùi thơm nhẹ. Giống tương đối chịu mặn; chống chịu khá tốt với rầy nâu, đạo ôn và bạc lá. Giống trồng được trong cả vụ hè thu và đông xuân, phù hợp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ, năng suất biến thiên từ 5-7 tấn/ha, gia tăng 10-15% so với các giống đối chứng đang được trồng phổ biến trong vùng.
Giống lúa thuần OM 4900 có đặc điểm di truyền cho năng suất cao, mùi thơm và hàm lượng amylose thấp, được lai tạo từ phương pháp lai cổ truyền được áp dụng với giống bố là Jasmine 85 và giống mẹ là C53 (Lemont) bởi PGS.TS. Nguyễn Thị Lang và GS.TS. Bùi Chí Bửu thuộc Bộ môn di truyền chọn giống thuộc Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt thích hợp thổ nhưỡng vùng Cát Tiên (Lâm Đồng) đã làm nên thương hiệu gạo Cát Tiên nổi tiếng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
TVC giới thiệu giống lúa OM 4900
Đặc điểm
- Chiều dài hạt gạo: 7.0 – 7.3 mm
- Mùi thơm: thơm nhẹ, hàm lượng 2-acetyl-1-pyrroline trong gạo trắng là 200 ppb (phần tỷ)
- Amylose: 16 – 16.8 %
- Protein: 8.4 %
- Cơm dẻo và mềm, khi nấu có mùi thơm, thích hợp làm cơm văn phòng.
Giống lúa OM 4900 của Tập đoàn Lộc Trời là loại gạo ưu chuộng cho những ai thích ăn cơm dẻo và mềm, với chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, có giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm mang đến cho người tiêu dùng bữa cơm thơm ngon nhất.
Thêm đánh giá