Xoa bóp có đặc điểm là dùng sự khéo léo và sức mạnh của đôi tay là chính để tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người được xoa bóp một lực thích hợp tạo cho người được xoa bóp cảm giác sảng khoái nhằm làm dịu đi chứng đau mỏi của cơ, khớp, thần kinh. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt có thể mang lại những hiệu quả tốt. Xoa bóp là một phương pháp phòng và trị được nhiều chứng bệnh hiệu quả, đơn giản và kinh tế. Tuy nhiên xoa bóp cần đảm bảo đúng kỹ thuật, áp dụng đúng lúc, đúng chỗ mới phát huy tác dụng.
Dầu Xoa Bóp Thảo Dược Sinh Dược là một liệu pháp xoa bóp thư giãn, giảm đau, làm ấm, ''Kỵ gió'' hiệu quả, an toàn. Đây là món quà tặng ông bà, bố mẹ cực kỳ ý nghĩa, dành cho sức khoẻ người thân yêu của bạn.
Đánh cảm, cạo gió, chống lạnh, đề phòng trúng gió bằng thảo dược là 1 liệu pháp dân gian đã trở thành tập tục văn hóa Việt Nam. Dầu xoa bóp thảo dược Sinh Dược được tạo ra từ cảm hứng với thói quen đó, cải tiến dựa trên phương pháp và công thức cổ truyền độc đáo của thôn Sinh Dược.
Thông tin sản phẩm
- CBMP 18/19/CBMP-NB
- Sản xuất : HTX Sinh Dược, Ninh Bình.
- Đóng gói: Chai thuỷ tinh 10ml
- Thành Phần: Sáp ong, tinh dầu bạc hà, quế, gừng, tràm, khuynh diệp.
- Mục Đích Sử Dụng: Bôi, xoa bóp massage, làm ấm và làm dịu vết côn trùng cắn.
- Công Dụng: Làm dịu vết muỗi và côn trùng đốt, giảm đau nhức cơ. Thận trọng khi dùng cho trẻ em – vì cao chứa nhiều tinh dầu tính nóng, có thể gây nóng, rát.
- Hướng Dẫn Sử Dụng: Thoa 1 lớp mỏng, nhỏ lên mu bàn tay trước. Nếu thấy không quá nóng, rát thì có thể thoa tiếp lớp mỏng lên vết đốt, các cơ bị đau.
- HSD: 24 tháng
- Lưu ý: Sản phẩm dùng cho người trưởng thành, để xa tầm tay trẻ em, chỉ dùng bôi ngoài da, không được uống.
Dầu xoa bóp thảo dược Sinh Dược được sản xuất từ các loại tinh dầu và thảo dược quý, là nguồn nguyên liệu sạch từ tự nhiên, không hoá chất với các công dụng đặc biệt:
- Dầu Chùa Dù: còn được dân gian gọi là cây kinh giới rừng, có công dụng chính là hỗ trợ kháng viêm, giảm ho, viêm họng, giảm đau nhức mình mẩy.
- Dầu Bạc Hà: Giảm đau cơ và khớp, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, giảm dị ứng, tăng cường năng lượng.
- Dầu Quế: làm ấm, hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm, ho, giảm đau đầu, giảm đau nhức xương khớp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp ngủ ngon và sâu giấc.
- Dầu Khuynh Diệp: làm ấm, hỗ trợ long đờm, giảm nghẹt mũi, giảm đau cơ, giảm đau đầu, xua đuổi côn trùng, khử trùng vết thương.
Lợi ích của việc mát-xa
Nếu thường xuyên được mát-xa, bạn sẽ nhận được những lợi ích cho sức khỏe dưới đây:
Hỗ trợ điều trị táo bón
Mát-xa giúp cải thiện tình trạng bệnh ở những người mắc chứng táo bón. Một nghiên cứu thực hiện trên 60 người mắc bệnh táo bón và chia thành 2 nhóm. Trong đó, nhóm 1 được cho uống thuốc nhuận tràng kết hợp với xoa bóp bụng trong khi nhóm 2 chỉ uống thuốc nhuận tràng. Sau 8 tuần, kết quả cho thấy nhóm 1 có sự cải thiện các triệu chứng ruột − dạ dày, ít bị đau bụng và đi đại tiện dễ dàng hơn nhóm 2 (nhóm không áp dụng mát-xa).
Chống lại bệnh tật
Mát-xa mang lại hiệu quả rất tốt cho cơ thể từ sâu bên trong. Những người áp dụng trị liệu mát-xa Thụy Điển thường xuyên có hệ miễn dịch cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, xoa bóp giúp tăng cường lượng tế bào lympo lưu thông (tế bào bạch huyết giúp chống lại chứng nhiễm trùng) tốt hơn.
Giảm các cơn đau lưng
Cơn đau thắt lưng mãn tính rất khó trị khỏi hoàn toàn. Theo nhiều nghiên cứu, bạn không nên dùng các loại thuốc để giảm đau. Do đó, mát-xa chính là cách khiến bạn cảm thấy khá hơn một cách nhanh chóng mà không cần uống thuốc. Khoảng 50% người mắc bệnh đau thắt lưng mãn tính áp dụng liệu pháp xoa bóp trong 10 lần và đạt được những cải thiện đáng kể về tình trạng bệnh. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh hiệu quả này trong một thử nghiệm áp dụng mát-xa cho những người thường xuyên trải qua các cơn đau nhức. Kết quả cho thấy 75% người bệnh có sự cải thiện dần từ tuần 12 đến 24 tuần.
Giúp ngủ sâu hơn
Những người bị đau lưng thường mất ngủ hoặc khó ngủ. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo vì các liệu pháp xoa bóp có thể cải thiện tình trạng này.
Trong một nghiên cứu, 30 người bị đau thắt lưng được mát-xa trong 30 phút, áp dụng 2 lần mỗi tuần, trong vòng 5 tuần liên tục. Kết quả cho thấy những người tham gia có sự cải thiện đáng kể về chất lượng giấc ngủ, ít thức dậy giữa đêm hoặc khó ngủ.
Giúp giảm đau cơ sau khi tập luyện
Nếu một bài tập với cường độ mạnh khiến bạn mệt mỏi và đi khập khiễng, thì tại sao bạn không thử áp dụng các liệu pháp xoa bóp? Bạn hoàn toàn có thể làm giảm bớt các cơn đau cơ sau tập luyện chỉ sau 10 phút xoa bóp các vùng cơ bắp bị sưng, nhức.
Giúp tăng cường cảm xúc tích cực
Đây không phải chỉ là trí tưởng tượng của bạn mà hoàn toàn là sự thật. Bạn thật sự có thể cảm thấy khá hơn sau khi xoa bóp. Trên thực tế, xoa bóp có thể mang lại lợi ích cho người mắc bệnh trầm cảm (những người luôn có cảm xúc tiêu cực) nhiều hơn so với người bình thường.
Các nhà khoa học đến từ Đài Loan đã phân tích và kết luận rằng liệu pháp xoa bóp có thể giúp giảm đi đáng kể các triệu chứng bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này cũng như tìm ra liệu pháp mát-xa nào mang lại hiệu quả lớn nhất.
Giảm tình trạng lo âu
Theo một nghiên cứu gần đây, những người bị chứng rối loạn lo âu toàn thể (gọi tắt là GAD) có thể cải thiện tình trạng bệnh khi áp dụng liệu pháp xoa bóp. Sau 6 tuần áp dụng liệu pháp mát-xa theo phương pháp Thụy Điển, người mắc bệnh GAD cho thấy tiến triển tốt hơn thể hiện qua các bài kiểm tra chỉ số lo âu Hamilton – bài kiểm tra có tác dụng đo lường cảm xúc lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, khô miệng và tình trạng không nghỉ ngơi của cơ thể.
Giảm chỉ số huyết áp cơ thể
Mát-xa không chỉ giúp cơ thể bạn cảm thấy nhẹ nhõm mà còn giúp huyết áp trở nên ổn định hơn. Sau khi thực hiện liệu pháp xoa bóp trong vòng 10−15 phút, 3 lần mỗi ngày trong 1 tuần, nữ giới mắc chứng tiền tăng huyết áp sẽ giảm được 12 mm Hg trong huyết áp tâm thu sau khi hoàn thành điều trị. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp huyết áp người bệnh ổn định trong 72 giờ sau khi xoa bóp.
TVC giới thiệu HTX Sinh Dược
Trường hợp nào nên và không nên xoa bóp?
Nên xoa bóp trong các trường hợp sau:
- Chống đau: Đau đầu, đau vai gáy, đau lưng mạn tính, đau cơ, viêm đau dây, rễ thần kinh do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng, đau quanh khớp vai.
- Các trường hợp co cứng cơ: Liệt cứng, co cứng cơ do kích thích rễ, dây thần kinh; tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng cho da, dưới da, cơ, thần kinh trong các bệnh bại liệt, teo cơ; kích thích phục hồi dẫn truyền thần kinh trong tổn thương dây thần kinh ngoại vi hoặc tổn thương các đám rối thần kinh do các nguyên nhân khác nhau; thư giãn, chống mệt mỏi căng thẳng thần kinh, giảm stress; phục hồi cơ bắp sau tập luyện thể thao hay lao động nặng.
Các trường hợp sau không nên xoa bóp:
- Gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng, khớp; bệnh tim phổi nặng như nhồi máu cơ tim, suy tim, cơn hen ác tính, suy hô hấp.
- Không xoa bóp ở vùng lở loét mụn nhọt vì sẽ gây nhiễm khuẩn và lở loét thêm. Khi các cơ quan bị tổn thương thực thể về ngoại khoa như: Viêm ruột thừa, thủng dạ dày, bệnh truyền nhiễm… cũng tuyệt đối không được xoa bóp.
Một số động tác xoa bóp cơ bản
- Xát: Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da (mô ngón tay là phần thịt ở bàn tay dưới ngón tay), theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái). Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh.
- Xoa: Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau. Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ.
- Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc. Tác dụng của day là làm giảm sưng, hết đau, khu phong, thanh nhiệt, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Ấn: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ để bấm vào các huyệt và những nơi cơ co cứng để điều trị một số bệnh cấp và mạn tính.
- Miết: Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoặc xuống hoặc sang phải, sang trái. Tay của thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh. Thủ thuật này thường được thực hiện ở vùng đầu, bụng.
- Phân: Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay, từ cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng ngược nhau. Thủ thuật này thường được thực hiện ở đầu mặt, ngực, lưng.
- Xoa bóp là một biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất hiệu quả trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên nếu áp dụng phương pháp này không đúng lại gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người bệnh.
- Hợp: Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay từ hai chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một chỗ. Tay của thầy thuốc như ở thủ thuật phân. Thủ thuật này thường được thực hiện ở vùng đầu, bụng, lưng.
- Véo: Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ hoặc những đốt thứ hai của ngón cái với đốt thứ ba của ngón tay trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp sao cho da của người bệnh luôn luôn như bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc. Véo thường được dùng ở lưng, trán.
- Bóp: Có thể dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón trỏ, ngón đeo nhẫn hoặc ngón cái và bốn ngón tay kia hoặc hai đầu ngón tay cái và trỏ (khi bóp vào huyệt). Lúc đó vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên. Nói chung không nên để thịt và gân trượt dưới tay, vì làm như vậy gây đau. Nên dùng đốt thứ ba các ngón tay để bóp, cũng không nên dùng đầu ngón tay để bóp vào cơ vì làm như vậy gây đau. Thường thực hiện thủ thuật này ở vùng cổ, gáy, vai, nách, lưng trên, mông và tứ chi. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy từng đối tượng được xoa bóp.
- Đấm: Nắm tay lại dùng ô mô út đấm vào chỗ bị bệnh, thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi.
Ngoài ra, còn có các thủ thuật như chặt, lăn, phát… Tuỳ từng trường hợp cụ thể người thầy thuốc sẽ áp dụng thủ thuật thích hợp nhằm đạt được hiệu quả trong phòng và trị bệnh.
Thêm đánh giá