Đặc thù trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung, cuộc sống ngày càng được nâng cao nhu cầu trang trí làm đẹp cho không gian ngày càng nhiều và theo quan niệm, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý không chỉ để trang trí trong nhà hay để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn, sung túc cho gia đình. Đối với phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể, còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số…
Trong tứ quý mỗi bức tranh lại mang một ý nghĩa và sắc thái khác nhau và trên mỗi bức tranh đều có 1 câu thơ gắn với mỗi mùa trong đó, nó tựa như những lời chúc mà con người ta mong muốn được đạt tới, hay dành tặng cho những người yêu thương.
Cũng chính vì thế mà tranh tứ quý ngày càng được biết đến phổ biến và rộng rãi, người mua về treo trong nhà, người mua tặng gia đình, bạn bè... Dù mục đích là gì thì tranh tứ quý vẫn mang rất nhiều giá trị nhân văn trong nó. Bộ tranh tứ quý cổ đồ bình an Mai - Xuân, Sen - Hạ, Cúc - Thu, phù dung - Đông, có thể treo bộ tranh từ trái sang phải theo lối hiện đại hoặc từ phải sang trái theo lối cổ điển.
Chất liệu tranh sứ bền màu được các nghệ nhân làng nghề Bát Tràng đắp nổi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống tạo sự mềm mại, uyển chuyển cho sản phẩm, kết hợp khung gỗ bên ngoài tạo thêm nét sang trọng, quý phái, tạo điểm nhất cho sản phẩm đầy tính nghệ thuật, bộ tranh sứ Bảo Khánh với nhiều hoa văn khác nhau phù hợp phong thủy cũng như sở thích của mỗi người khác nhau để có lựa chọn phù hợp:
- Bộ tranh sứ Tứ Quý Cổ Đồ
- Bộ tranh sứ Lý Ngư Vọng Nguyệt
- Bộ tranh sứ Lý Ngư Vọng Nguyệt màu lam
- Bộ tranh sứ Tứ Quý Cổ Đồ màu lam
Ý nghĩa bộ tranh tứ quý cổ đồ Mai – Sen – Cúc – Mẫu đơn
Bộ tranh tứ quý biểu tượng cho sự luân chuyển của bốn mùa, sự tuần hoàn của thời gian là ước mong, hi vọng những điều may mắn, thịnh vượng của mỗi người.
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân tràn đầy sức sống, màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu hy vọng, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý (vì trùng với màu của vàng), hợp với niềm hân hoan chờ đón Tết đang rạo rực trong lòng người dân.
“Cứ mỗi độ thu sang, hoa cúc lại nở vàng”, cúc là đại diện cho mùa thu, hoa cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào, trong Phong Thủy, nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời, nó cũng mang đến may mắn cho căn nhà, cúc cũng có chí khí quân tử của nó, ai chơi tranh phong thủy hoa cúc đều biết Hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi.
Hoa sen tượng trưng cho mùa hè, mọc lên từ bùn nhưng vẫn ngát hương, là những tinh hoa từ bùn đất, vươn mình xòe cánh đón bình minh, rồi theo gió thoảng nhẹ hương thơm, giản dị, tao nhã, thuần khiết, như một sự lan tỏa của một cuộc sống đầy mến thương, để vơi đi những căng thẳng giữa cảnh đời chông gai. Vì vậy, hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, giúp con người xóa bỏ mọi ưu phiền để tĩnh tâm an hưởng hạnh phúc. Cốt cách “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” của hoa sen được người đời để cao, trọng vọng; được các bậc chí nhân, quân tử thờ phụng và học tập.
Trong bộ tứ quý, hoa mẫu đơn tượng trưng cho mùa đông, hoa mẫu đơn ở các nước phương Đông được mệnh danh là “bà chúa của các loài hoa” mang vẻ đẹp vừa sang trọng, quý phái vừa đài các, quyền uy; vừa kiêu hãnh, đạo mạo nhưng lại có sức hấp dẫn nồng nàn lan tỏa; vừa thục nữ, duyên dáng nhưng lại mạnh mẽ, rạo rực sức sống.
Nói về mẫu đơn, Âu Dương Tu đã từng nói: “Thiên hạ chân hoa độc mẫu đơn” (Chỉ có mẫu đơn mới xứng đáng là hoa thật trong thiên hạ). Trong phong thủy, hoa mẫu đơn biểu tượng cho phú quý, giàu sang và thịnh vượng.
Bộ tranh tứ quý Mẫu đơn – Sen – Trúc – Mai biểu tượng cho sự luân chuyển của bốn mùa, sự tuần hoàn của thời gian là ước mong, hi vọng những điều may mắn, thịnh vượng của mỗi người.
Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác kế cận. Cho tới nay, tứ quý trở thành một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ. Tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng trong văn hoá truyền thống.
Còn một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên biểu tượng trang trí của tranh tứ quý đó là quan niệm về bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.
Thứ hai là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong bộ bài, bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng, người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn.
Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.
TVC giới thiệu Bộ tranh tứ quý đồ cổ
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau, tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
Bộ tranh sứ Tứ Quý Bảo Khánh sẽ là lựa chọn tốt nhất cho mọi gia đình mang lại may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc, phú quý đồng thời là bộ tranh trang trí giúp không gian ngôi nhà thêm sang trọng, bắt mắt, tinh tế hơn.
Thêm đánh giá