Vùng đất cố đô nổi tiếng là thiên đường ẩm thực với vô vàn những món ăn ngon. Bánh ép Huế là một trong số đó. Đi dọc đường phố, mùi thơm lừng tỏa ra từ các quán bánh bên đường đã khiến du khách không thể kìm lòng mà ghé vào, “Lót dạ” một vài chiếc bánh. Đến Huế, du khách tò mò khi bắt gặp tấm biển có hai chữ "Bánh ép" tại nhiều hàng quán. Bánh này là bánh gì, có ngon hay không, tại sao lại có tên này... là những thắc mắc của du khách.
Bánh ép Huế to khoảng bằng một bàn tay người lớn, mới ra lò, nóng hôi hổi được đặt trên những chiếc đĩa màu xanh, xung quanh là nước chấm pha theo công thức “Gia truyền” cùng các loại rau ăn kèm. Món ăn này không chỉ thơm ngon khó cưỡng mà còn dễ dàng làm tại nhà để bạn chiêu đãi cả gia đình ngày cuối tuần.
Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa nhiều điều đặc biệt: Vị béo ngậy, dai của bánh, chua giòn đu đủ ngâm, mùi thơm của hành lá, thịt, trứng...
Bánh ép là đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp thăm cố đô. Món ăn này có nhiều cách chế biến đa dạng nhờ sự sáng tạo của người bán. Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản là bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá... Trước khi ép, chủ quán đã viên sẵn bánh thành từng cục bột nhỏ, phía trên điểm thêm một ít thịt lợn rim, ớt và hành lá. Sau khi khách gọi món, cục bột được chủ quán đặt vào giữa hai tấm gang nóng đỏ rực đã được bôi dầu, đóng lại và dùng hai tay ép khuôn thật chặt trong khoảng 5 - 6 giây. Tiếp đó, họ mở khuôn ra, thêm 1 quả trứng cút sống rồi tiếp tục ép lần 2 trong khoảng vài giây nữa. Trong quá trình ép bánh, chủ quán sẽ lật tấm gang khoảng 2 - 3 lần để bánh được chín đều.
Nếu khách muốn ăn dẻo, chỉ cần để thời gian nhanh, còn ai muốn ăn thật giòn có thể yêu cầu quán ép lâu hơn một chút. Nghe cách chế biến có vẻ đơn giản nhưng món ăn này cũng cần người có tay nghề mới canh được lửa làm nóng khuôn gang. Đủ thời gian và ép đủ lực bánh mới chín, mới đều. Tên gọi của nó cũng bắt nguồn từ cách chế biến này - ép bột trong tấm gang. Mùi hương thơm phức và tiếng bột xèo xèo vui tai khiến thực khách đang đợi bánh ai cũng thấy thèm thuồng.
Khi nhà Mộc phát triển dự án “Gói ân tình xứ Huế” gửi đi khắp muôn nơi. Mộc đã tìm tòi và phát triển công thức bánh ép khô cho riêng nhà Mộc. Cam kết không chất bảo quản.
Cũng là từng ấy nguyên liệu: Tôm rào, Thịt nạc ngon nhất.Bột lọc tinh nhất. Trứng gà quê tươi nhất. Thêm chanh, tỏi, ớt, hành và công thức gia vị chuẩn.
Bánh ép Huế được bán ở nhiều hàng quán. Từ những quán bình dân góc phố Cố Đô đến những nhà hàng chuyên về đặc sản Huế. Nếu bạn ở Sài Gòn thì đâu đó, bạn vẫn tìm được hương vị quen thuộc rất Huế. Món ăn vặt ngon này ngày càng trở nên phổ biến hơn với món bánh khô. Thật dễ dàng bảo quản và mang đi khắp mọi nơi làm quà.
Những chiếc bánh ép ngon được làm từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản gồm: Bột lọc (hay còn gọi là bột năng), thịt heo, trứng gà, hành lá… Đơn giản thế thôi chứ để làm được món đặc sản Huế này. Nhân được gia giảm, ướp với các loại gia vị cơ bản. Phải khéo, để nhân bánh không bị lạt. Và cũng không được đậm để khách còn thưởng thức công thức nước chấm tuyệt vời của Huế nữa. Từng viên bột nhỏ mà ép thành bánh mỏng giòn.
Thưởng thức đặc sản Huế đúng gu Huế mới ngon
Ngày xưa khi du lịch chưa phát triển rầm rộ như bây giờ. Mình đi ăn món bánh ép này thích nhất là được xem các O các Mự ép bánh. Tiếng xèo xèo của bánh trên bếp than hoa đến mùi hương thơm nức mũi cũng đủ khiến mình thèm phát cuồng lên được.
Bánh ép Huế chuẩn là phải ngon từ bánh đến nước chấm
Những chiếc bánh nóng hôi hổi được bày trên bàn. Đi kèm là bát nước mắm chua ngọt đậm đà vị Huế. Mình thích ăn cay nên thêm ớt xay vào. Cuộn bánh với đu đủ
ngâm, dưa chuột, thêm tí rau rắm.
Món bánh ép Huế nổi tiếng trên các trang du lịch trong nước và ngoài nước. Du khách Tây, khoác balo đến khám phá vẻ đẹp Cố Đô cũng không thể bỏ qua món ăn đặc sản này.
Nhiều chủ quán chia sẻ, cứ đến giờ tan trường, tan sở là làm lúc làm không ngơi tay. Khách Tây cũng ra vào nườm nượp, họ không quen hương vị mắm Việt nên họ ăn bánh thôi cũng khen nức nở. Họ ăn rồi họ còn gói mang đi nữa là đằng khác.
Bánh ép khô mang Huế đến gần bạn hơn
Sự thật là, “Chỉ có người nhà quê mới có thể thổi hồn quê vào món ăn quê nhà thôi”. Có khi xa xứ, thèm tí hương vị quê nhà mà khó lắm. Nếu có tìm thấy thì không phải là đặc sản chuẩn Huế, khó mà cảm nhận được cái hương vị tuổi thơ.
Mộc Truly Huế’s – Gói ân tình xứ Huế đi muôn nơi
Khi nhà Mộc phát triển dự án “Gói ân tình xứ Huế” gửi đi khắp muôn nơi. Mộc đã tìm tòi và phát triển công thức bánh ép khô cho riêng nhà Mộc. Cam kết không
chất bảo quản.
Cũng là từng ấy nguyên liệu: Thịt nạc ngon nhất. Bột lọc tinh nhất. Trứng gà quê tươi nhất. Thêm chanh, tỏi, ớt, hành và công thức gia vị chuẩn. Giòn tan, thơm nức, đậm đà! – Chinh phục cả teen Việt lẫn khách Tây.
Thành phẩm nhà Mộc rất tiện để dùng ngay. Không cần dùng kèm nước mắm mà vẫn đậm đà. Bánh thành phẩm tiêu chuẩn giòn tan như snack ấy. Mọi người
thường đùa vui với Mộc đây là snack của nhà Mộc, snack của Huế thương.
Bánh ép khô đang là món đặc sản Huế làm quà bán chạy tại nhà Mộc. Bánh được kiểm định và chứng nhận không chất phụ gia độc hại. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bánh ép khô dù bạn đi mô hắn cũng theo bạn được
Bánh nhà Mộc được sản xuất dưới dây chuyền công nghệ hiện đại. Chất lượng bánh xuất xưởng giòn hơn, ngon hơn. Bạn có thể bảo quản bánh dễ dàng ở nhiệt độ thông thường. Chỉ cần lưu ý tránh nơi có độ ẩm và khu vực bảo quản thực phẩm có mùi, thực phẩm tươi sống để đảm bảo hương vị và tránh nhiễm khuẩn chéo.
Ở nước ngoài họ gọi bánh ép Huế là Thin Pin Cake
Nhà Mộc luôn đủ để phục vụ thực khách yêu thích bánh ép Huế và du khách gần xa muốn mua làm quà tặng. Nhà Mộc cũng có nhiều chính sách mở hấp dẫn dành cho đối tác bán buôn và các doanh nghiệp xuất khẩu đặc sản Huế ra nước ngoài.
Cách làm bánh ép Huế truyền thống
Làm bánh ép Huế cần chuẩn bị những nguyên liệu gì? Quy trình hoàn chỉnh để cho ra lò một chiếc bánh thơm ngon, chuẩn vị sẽ như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên liệu làm bánh ép Huế
Du khách ai nấy đều “trầm trồ” khi lần đầu được thưởng thức bánh ép Huế. Họ ngạc nhiên bởi không nghĩ rằng chiếc bánh hòa quyện hài hòa, đầy đủ các vị: béo ngậy, dai dai, chua chua, giòn giòn mà mình đang ăn lại được làm từ những nguyên liệu quen thuộc và dễ kiếm đến vậy.
Bánh ép Huế “khai sinh” được làm từ bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá, ăn kèm rau sống và mắm ngọt. Hiện nay, nhiều cửa hàng đã biến tấu thêm các phiên bản bánh ép khác cho phù hợp với khẩu vị và thị yếu của người dân như bánh ép nhân thịt, bánh ép nhân tôm, bánh ép nhân xúc xích,... Về cơ bản, để làm bánh ép Huế, nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: bột lọc, trứng, thịt lợn, hành lá, rau thơm, dưa chuột, mắm, sả, ớt tươi...
Khi lựa chọn nguyên liệu, bạn cần lưu ý:
- Chọn thịt lợn sạch, có cả nạc, cả mỡ để nhân bánh không bị khô, mềm và dễ ăn hơn.
- Chọn trứng gà tươi, rõ nguồn gốc. Loại trứng này sẽ có màu vàng tươi tự nhiên, đẹp mắt và rất giàu protein.
- Bột lọc nhồi kỹ với một chút nước, cho thêm một chút muối để bột bánh đậm và thơm mùi bột hơn.
- Các loại rau sống ăn kèm có thể là: giá đỗ, dưa chuột, xà lách, xoài xanh, cà rốt,...
Quy trình làm bánh ép Huế
- Quy trình làm bánh ép Huế chia làm hai công đoạn chính. Cụ thể:
Công đoạn nặn nhân bánh:
- Trộn thịt với một ít hành lá và ớt.
- Bột lọc được nặn thành những cục nhỏ, đặt nhân thịt đã chuẩn bị lên trên.
Công đoạn ép bánh:
- Bôi dầu vào khuôn gang, để trên bếp than đỏ lửa.
- Canh đến khi lửa làm nóng khuôn gang thì cho cục bột vào giữa, ép xuống thật chặt khoảng 5-6 giây.
- Mở khuôn ra, thêm trứng, tiếp tục ép xuống vài giây nữa.
- Lật đều tay khoảng 2-3 lần để bánh được chín đều.
Việc ép bánh rất quan trọng, là công đoạn để quyết định xem bánh ra lò có ngon không. Nếu bạn canh được đúng thời điểm khuôn bánh nóng vừa phải, ép đủ lực tay, lật bánh đúng lúc bánh sẽ chín vàng đều, bay đến mùi thơm nức mũi.
Công đoạn pha nước chấm:
- Nước chấm chính là “Vũ khí bí mật” để món bánh ép Huế trở nên trọn vị. Bạn có thể chế biến nước chấm theo nhiều cách khác nhau. Hai cách phổ biến mà người Huế hay làm là:
- Pha nước chấm bằng nước mắm chua ngọt kèm ớt và tỏi.
- Dùng nước mắm trộn tương ớt hoặc ớt tươi.
Như vậy là đã hoàn thành xong món bánh ép Huế. Vị béo ngậy của thịt và trứng, vị giòn tan của bột lọc chín, hòa cùng với mùi thơm nồng của rau sống, quyện thêm chút chua chua cay cay từ nước chấm khiến cho bạn đã ăn là không thể dừng được.
Những chiếc bánh nóng hổi khi chín được đặt vào chiếc đĩa nhựa màu xanh. Sau đó, khách tùy ý thêm chút rau răm, đu đủ chua ngọt, dưa leo, cuộn tròn bánh lại rồi chấm vào bát nước mắm chua cay. Bánh nóng, ai ăn cũng phải vừa thổi vừa xuýt xoa. Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa đầy đủ hương vị: vị béo ngậy của dầu mỡ, dai của bánh, chua giòn của đu đủ ngâm thêm vào đó là mùi thơm của hành lá, của thịt, trứng... Tất cả hòa lẫn tạo một hương vị rất riêng của bánh ép. Món ăn "gây nghiện" đến mức khách chưa ăn hết cái này đã phải gọi cái khác, rồi họ xếp chồng những chiếc đĩa xanh lên thật cao. Khi thanh toán, chủ quán chỉ việc đếm số đĩa rồi tính tiền. Việc đếm dĩa, so sánh với bạn bè xem ai ăn được nhiều hơn cũng là thú vui của người ăn bánh ép.
Có lẽ yếu tố quyết định món bánh ép ngon hay không là nước chấm và tay nghề của chủ hàng. Có quán dùng nước mắm công nghiệp nguyên chất, pha ớt bột. Nơi thì làm sẵn nước mắm chua ngọt kèm ớt tỏi, nơi lại dùng nước mắm trộn tương ớt hoặc ớt chưng. Chính cái vị cay xè và thơm nồng của ớt trong nước mắm đã kích thích vị giác người ăn.
TVC giới thiệu Mộc Truly Hue’s
Quá trình ép bánh tốn nhiều thời gian, chủ quán cũng không thể ép sẵn vì bánh sẽ mất đi độ nóng giòn. Nên nếu đến vào lúc đông khách, sẽ phải đợi khá lâu và có phần sốt ruột bởi mùi thơm khiến bụng đói cồn cào. "Người ta mê món này vì dễ ăn, lại vừa túi tiền. Cũng rất an toàn, vì ép với nhiệt độ cao nên khi ăn hoàn toàn yên tâm. Có khách Tây đến đây ăn, hỏi tại sao ăn ở khách sạn 5 sao vẫn đau bụng còn đây thì không. Tôi cười, bảo chảo nóng như vậy thì làm gì còn vi khuẩn", chị Kiều, người đã bán bánh ép tại Thuận An, Huế chia sẻ. Khoảng 17 năm trước, sau khi học hỏi ở nhiều nơi, thêm sự sáng tạo của mình và chị bắt đầu bán món bánh ép từ bột lọc với tôm, thịt rim, trứng. Nhờ vào vị ngon có "chất riêng" mà quán chị nổi tiếng, giúp nuôi sống cả gia đình.
Món ăn này được xem là món ăn tuổi thơ đối với nhiều người Huế trong thế hệ 8x trở về sau, bởi nhiều học sinh, sinh viên thường lựa chọn bánh ép làm món ăn vặt mỗi khi chiều về vì giá thành rẻ. Trước đây, bánh truyền thống chỉ có bột lọc, trứng, ăn kèm rau sống và mắm ngọt. Tuy nhiên với sự biến tấu đa dạng ở thời nay món bánh ép Huế đã có thêm nhiều loại nhân ăn kèm như thịt, tôm, pate, xúc xích... tùy khẩu vị.
Thêm đánh giá