Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗng
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗng
Năm 2023

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗng

  • Email:
    anbienfood@gmail.com
  • Điện thoại:
    0945348008

Thương Hiệu Việt Nổi Tiếng - Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗng

Công ty cổ phần thực phẩm An Biên (Tên tiếng Anh: An Bien Food JSC) với tên thương hiệu Ngỗng được thành lập ngày 31/03/2018 bởi CEO & Founder Bùi Ngọc Cường. Ngỗng - An Biên là doanh nghiệp được xây dựng trên triết lý “Doanh nghiệp xã hội” với mục tiêu kết nối, đồng hành cùng nông dân, chuyên gia và khách hàng xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững nhằm mang đến những sản phẩm nông nghiệp an toàn, tự nhiên, hữu ích cho cộng đồng và xã hội. 

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗn

Giai Đoạn Phát Triển Của Ngỗng

  • Tháng 02 năm 2018: Mở vùng nguyên liệu ruộng rươi đầu tiên tại Hải Phòng  
  • Tháng 03 năm 2018: Thành lập Công ty CPTP An Biên
  • Tháng 04 năm 2019: Tour đầu tiên của “Chuyến Đi Của Ngỗng”    
  • Tháng 12 năm 2019 : Khởi động dự án “Vườn Đồng Hành” với Cam Chú Phúc, bột sắn dây ông Hòa     
  • Tháng 04 năm 2020 : Ra mắt sản phẩm Bột Sữa Hạt Đòng Đòng và Mật Trà Kombucha trong dự án “Dự Án Trứng Vàng”                   
  • Tháng 06 năm 2021: Ra mắt “Sổ Gạo-Cánh Đồng Sẻ Chia”
  • Tháng 06 năm 2022: Khởi động dự án “Đôi Cánh Của Ngỗng”

Tầm Nhìn và Sứ Mệnh:

Tầm nhìn: Ngỗng - An Biên hướng đến một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững mà ở đó có sự hợp tác chặt chẽ, mở rộng không ngừng và mang lại lợi ích cho tất cả các đối tác tham gia từ nông dân, chuyên gia, xưởng chế biến, chính quyền địa phương đến hệ thống phân phối, khách hàng…

Sứ mệnh:Đồng hành xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

Giá trị cốt lõi:

  • Minh (Minh Bạch): luôn trung thực với bản thân và đối tác trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm.
  • Trí (Trí Thức): Làm việc với tinh thần học hỏi, sáng tạo, cập nhật kiến thức khoa học hiện đại và sẵn sàng chia sẻ cùng phát triển.
  • Tín (Tín Nhiệm): Đặt sự tin cậy, tín nhiệm của đối tác (nông dân, khách hàng, đối tác phân phối…) là thước đo của thành công.
  • Đồng (Đồng Đội): Tinh thần đồng đội, đoàn kết là kim chỉ nam phát triển bền vững, lâu dài.
  • Tâm (Tâm An): Làm việc với cái tâm an lành, luôn tin tưởng vào những giá trị tạo ra từng công việc đang làm, dù là nhỏ nhất

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗn

Định hướng phát triển:

  • Ngỗng mong muốn trở thành doanh nghiệp đi đầu trong thị trường nông nghiệp sạch với tâm thế kết nối cộng đồng nhằm xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

Lĩnh Vực Hoạt Động

  • Ngỗng hoạt động trong các lĩnh vực sau:
  • Sản xuất và phân phối gạo
  • Sản xuất và phân phối các sản phẩm nông nghiệp chế biến như bột sữa hạt Đòng Đòng, Mật Trà Kombucha, Mật Ong Đảo Bầu, Dấm gạo ruộng rươi, Dầu mè hữu cơ
  • Phân phối các sản phẩm từ dự án “Vườn Đồng Hành”
  • Du lịch sinh thái kết nối khách hàng và vùng nguyên liệu

Thành Tựu Và Giải Thưởng

  • 2019: Én xanh 2019 với sáng kiến “Phát triển sản phẩm nông nghiệp và du lịch sinh thái”
  • 2020: Doanh nghiệp tạo tác động trong dự án EFD của Oxfam và CSIP
  • 2021: Én xanh 2021 với danh hiệu “Cánh én kiên cường - Vượt bão giông”
  • 2021: Chung kết “Câu chuyện khởi nghiệp - Kinh doanh thời covid”
  • 2021: Giải ba “Sao Hy Vọng” cuộc thi Siêu Sao Xanh của Oxfam và Greenhub

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗn

Câu Chuyện Tạo Thương Hiệu Ngỗng

Giai đoạn 1: Câu chuyện khởi nguồn: Chàng trai Ngông đi tìm triết lý Ngỗng

Với đam mê nông nghiệp và truyền truyền thống gia đình gắn bó với nông nghiệp được tiếp xúc nhiều với nông dân, anh Bùi Ngọc Cường founder của Ngỗng quyết tâm theo học nông nghiệp tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Sau đó, Cường tiếp tục sang Hà Lan du học về phát triển bền vững với mong muốn nông dân Việt Nam có thể sản xuất công nghiệp hóa , đưa khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất giúp nông dân đỡ vất vả thoát cảnh bán mặt cho đất bán lưng cho trời, cải thiện thu nhập.

Tuy nhiên, trong quá trình học Cường phát hiện ra ngay cả những nước có nền nông nghiệp hiện đại như Pháp, Hà Lan, nông dân vẫn biểu tình phản đối, đổ sữa, nông sản ra đường vì giá quá rẻ. Người tiêu dùng Mỹ vẫn xuống đường biểu tình phản đối dù các sản phẩm nông nghiệp mang tính cách mạng như hạt giống biến đổi gen GMO. Những mảnh đất đang tưới đẫm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chai sạn vì phân bón hóa học. 

Cường không bài trừ công nghệ cao, nhưng tin rằng, giải pháp tốt nhất phải mang lại giá trị không chỉ về kinh tế mà còn là sự phát triển bền vững cho con người và môi trường.

Năm 2016, Cường gặp year về nước để hiểu hiện trạng nông nghiệp Việt Nam và hướng đi nào cho con đường phát triển một “hệ sinh thái nông nghiệp bền vững” của chính mình. Cường đã dành hơn 1 năm trải nghiệm từ Bắc vào Nam để tìm hiểu thực trạng nông nghiệp Việt Nam các mô hình nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, gặp gỡ và giao lưu xây dựng network với các bạn trẻ các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Lúc đó trong đầu Cường vẫn chỉ là ý tưởng, niềm tin còn mơ hồ với ngay chính bản thân bạn nên không thể giải thích rõ ràng cho mọi người xung quanh. Bố mẹ Cường đã không hiểu và gần như thất vọng hoàn toàn vì “DDứa con phá gia chi tử” đã không nối nghiệp kinh doanh của gia đình còn bỏ học lang thang, không nghề nghiệp ổn định.

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗn

Trên hành trình của mình, Cường đã dừng lại rất lâu ở Hội An khi lần đầu tiên gặp mô hình rau hữu cơ PGS.Thấy thực sự bất ngờ vì nông dân đã làm rất tốt không chỉ sản xuất được những sản phẩm hữu cơ, mà còn giáo dục cho các em nhỏ về nông nghiệp và hướng dẫn viên du lịch cho các khách hàng, điều quan trọng nhất là nhìn họ vô cùng hạnh phúc.

Sau đó Cường tìm hiểu thêm về PGS - Hệ thống chứng nhận hữu cơ đảm bảo có sự tham gia-dành cho các hộ nông dân và xin vào làm việc tại Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ để hiểu hơn về bản chất, cách thức vận hành, thanh tra giám sát, làm việc với nông hộ.

Giai đoạn 2: Câu chuyện trưởng thành: từ triết lý Ngỗng đến hệ sinh thái Ngỗng

Tin rằng hành trình vạn dặm cũng cần những bước đi đầu tiên, những điều Cường thấy và học hỏi trong những năm qua và những giải pháp Cường tin rằng sẽ bền vững và tốt cho người nông dân, khách hàng và cả hệ sinh thái cần được thử thách để thực tế trả lời về tính khả thi của nó.

Năm 2018, Cường quyết định không quay lại Hà Lan hoàn thiện chương trình học mà thành lập công ty cổ phần thực phẩm An Biên với thương hiệu Ngỗng. Bắt đầu trên chính mảnh đất quê hương mình, khi thấy vùng bãi nuôi rươi Hải Phòng có nguồn gạo dù rất sạch do đặc thù nông dân nuôi rươi không sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học độc hại và lúa trồng để xốp đất và làm mát ruộng, gạo thì sạch nhưng chi phí sản xuất cao nông dân không bán được phải bán giá rẻ cho đội nấu rượu hay nuôi gà, vịt, Ngỗng.

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗn

Hơn nữa GẠO cũng là sản phẩm thiết yếu, có mặt trong mọi bữa ăn gia đình Việt, diện tích sản xuất lúa thì rất lớn trong khi thu nhập của người nông dân trồng lúa thì bấp bênh. Bốn năm làm anh “hàng sáo "bán gạo cũng lên bờ xuống ruộng đồng hành với nông dân càng thấm, càng hiểu tại sao nông dân không bán được và chính bản thân Ngỗng là những người trẻ nhiệt huyết và năng động được đào tạo bài bản cũng gặp rất nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu, sâu hại dịch bệnh, thiếu vốn sản xuất, không ổn định đầu ra trong khi giá bán, chi phí sản xuất cao, vận chuyển, hàng hỏng hủy nhiều khiến giá thành sản phẩm đội nên cao. khách hàng khó tiếp cận. Quá nhiều khó khăn quá nhiều thách thức, nhưng chính mong muốn xây dựng một giải pháp nông nghiệp bền vững, những trải nghiệm về hệ sinh thái trong nông nghiệp hữu cơ, và hình ảnh đàn Ngỗng cùng bay về một hướng, không có con đầu đàn mà thay phiên nhau bổ trợ nhau đã củng cố niềm tin rằng nông nghiệp bền vững cần một hệ sinh thái, có sự tham ra cùng giải quyết vấn đề chung của tất cả các thành tố trong nó, từ người nông dân, chuyên gia, chính quyền, đơn vị chế biến, thương mại, bán hàng... đến khách hàng chứ không chỉ riêng mình Ngỗng.

 Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp Bền Vững Của NGỖNG Với 5 Dự Án Chính:

  • "Vườn đồng hành": Kết nối chuyên gia trong nước và quốc tế, đồng hành cùng nhà vườn xây dựng quy trình canh tác sinh thái, đồng thời nâng cao năng lực, tự chủ cho nông dân, đảm bảo chất lượng sản phẩm nông sản dựa trên năng lực sản xuất và tính tự chủ, tự trọng của người nông dân. 
  • "Cánh đồng sẻ chia": Kết nối cộng đồng tiêu dùng bền vững với nông dân sinh thái qua đó đảm bảo đầu ra và vốn đầu tư sản xuất chuyển đổi mô hình nông nghiệp bền vững, khách hàng nhận được sản phẩm với giá và chất lượng tốt hơn.
  • "Chuyến đi của Ngỗng": Là tour tái kết nối "Reconnect tour"  hoạt động trải nghiệm đưa mọi người tới gần hơn với các mô hình canh tác, sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp bền vững bằng các hoạt động trải nghiệm thực tế và chia sẻ chân thật từ những nông dân sinh thái góp phần mình bạch và lan tỏa quảng bá các điểm sản xuất, du lịch bền vững. Thông qua tour, Ngỗng cũng mong muốn các bạn nhỏ và gia đình có thể tái kết nối nhau với thiên nhiên, môi trường và người nông dân, hiểu và trân trọng giá trị nông sản và nghề nông chứ không phải chỉ là nghề thu nhập thấp vất vả, chân lấm tay bùn.
  • "Dự án Trứng vàng": Phát triển hệ sinh thái cá sản phẩm chế biến từ nguyên liệu thuần Việt với tiêu chuẩn quốc tế để giải quyết vấn đề dư thừa do tính mùa vụ của nông sản. Đồng thời gia tăng giá trị cho nông sản đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và hướng tới xuất khẩu. 
  • "Dự án đôi cánh của Ngỗng": Hỗ trợ cộng đồng đại lý, cộng tác viên bán và phân phối các sản phẩm nông nghiệp bền vững, tối ưu chi phí vận hanh, hỏng hủy, quảng cáo, logistics, cùng nhau đưa nông sản sinh thái, lan tỏa các giải pháp bền vững để nhiều khách hàng, nhiều nông dân có cơ hội sản xuất và xử dựng các sản phẩm và sống trong môi trường tốt đẹp hơn.

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗn

Câu chuyện của Ngỗng

Tấm sổ gạo của Bùi Ngọc Cường - Giám đốc Công ty CP Thực Phẩm An Biên (489 đường Hoàng Quốc Việt, TP Hà Nội) có sự kết nối với quá khứ bằng bức tranh cổ động các nhân vật đại diện cho nhiều tầng lớp lao động, trong đó một người đang cầm sổ gạo và dòng slogan “Mua gạo trả trước. Ích nước lợi nhà”. Bên dưới là dòng chữ to “Hợp đồng sổ gạo”, họ tên khách hàng. Lật giở bên trong là thư ngỏ về dự án “Cánh đồng sẻ chia”:

“Chúng tôi đang số hóa giải pháp này, khách lên chỉ cần lên web, lên app có thể theo dõi gạo còn bao nhiêu, xem được quy trình sản xuất của nông dân và không sợ bị mất sổ nữa, lúc đó sổ chỉ là vật để chụp ảnh check in. Sổ gạo trước kia là của thời bao cấp, còn ngày nay là của thời đổi mới, công nghệ 4.0. Hơn cả hợp đồng mua bán, nó là biểu tượng niềm tin của khách vào nông sản chất lượng, vào những nông dân chân chính, vào những người trẻ đam mê và theo đuổi nông nghiệp bền vững như chúng tôi. Chúng tôi tin rằng giải pháp bán hàng này khắc phục được tình trạng giải cứu nông sản, giúp cho nông dân có đầu ra ổn định, giá bán tương xứng với chất lượng”.

Cường học Khoa Chăn nuôi thú y của Học viện Nông nghiệp Việt Nam với ý định về tiếp nối trang trại rộng tới 76ha của bố ở Hải Phòng, sau đó học tự túc văn bằng hai ở Hà Lan vì muốn xem làm nông kiểu Tây. Ở đó anh tiếp cận khái niệm phát triển bền vững và nhân kỳ gap year (kỳ nghỉ kéo dài để tự nâng cao kiến thức xã hội) anh trở về, đi xuyên Việt hơn 1 năm trên chiếc xe máy đến mức đứt cả công tơ mét để xem người Việt đang làm nông nghiệp bền vững thế nào.

Cứ "Sớt" mạng ở đâu có các trang trại, các cộng đồng nông nghiệp bền vững là anh tìm đến. Đi mà không xác định điểm đến tiếp theo, thời gian dừng lại bao lâu, làm cùng chủ trại đến khi học đủ kinh nghiệm thì lại lên đường tiếp. Dọc đường anh còn gặp cả những chuyên gia nông nghiệp quốc tế và đồng hành cùng họ. Ở Hội An (Quảng Nam) tiếp xúc với nhóm sản xuất hữu cơ kết hợp du lịch, giáo dục, lúc đó anh cùng tham gia và quen cô gái mà sau này thành vợ.

Có đi anh mới biết không phải Việt Nam không sản xuất được nông sản an toàn mà là câu chuyện niềm tin. Muốn tạo niềm tin thì các trang trại hay phải làm chứng nhận. Anh vào một tổ chức chứng nhận là PGS Việt Nam làm để xem cách người ta làm chứng nhận hữu cơ cho hơn 400 nông dân thế nào, chất lượng đến đâu, học kiến thức về giám sát, thanh tra… Hơn 1 năm làm như thế, anh mở ra thương hiệu gạo Ngỗng.

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗn

 “Chữ Ngỗng là mong muốn của những người trẻ rất "ngông" chấp nhận khó khăn, vấp ngã để mang nông sản chất lượng của nông dân đến với khách, ra thế giới. Nhưng nó cũng là câu chuyện của nông dân không bán được gạo sạch mà phải mang đi nuôi ngỗng là bố tôi, ông Bùi Minh Họa. Bố tôi ở góc độ nào đó là nông dân rất giỏi so với nhiều nông dân khác. Nhưng giỏi đến như ông, lại có sự hỗ trợ của Nhà nước qua các chương trình nông thôn mới như cho máy cày, máy gặt, máy gieo hạt, máy cấy, thêm vào đó gạo ruộng rươi rất sạch mà vẫn phải loay hoay về đầu ra.

Sau khi đem biếu, đem cho công nhân ăn (trang trại của ông có tới 100 công nhân) vẫn không hết, ông không biết bán đi đâu dù chào giá chỉ bằng giá gạo thông thường, cuối cùng đành nuôi gà, vịt, ngỗng. Thấy cả trăm tấn thóc trong kho bị mọt, tôi quyết định đi bán gạo, sau mấy năm mới hiểu tại sao bố không bán được. Thứ nhất là dù có sản phẩm sạch thật nhưng khách hàng không biết đó là sạch, sản xuất ở đâu, quy trình như thế nào. Thứ hai là giá, nếu bán như gạo thông thường nông dân sẽ không duy trì được sản xuất mà muốn bán được giá cao thì phải làm thương hiệu, phải có chứng nhận.

Có tờ giấy chứng nhận, nếu khách hàng không tin thì cũng chẳng nghĩa lý gì mà lại đội chi phí lên. Thay vì chi phí làm chứng nhận, quảng cáo ấy thì tôi chuyển sang làm tour, đưa khách về trực tiếp nơi sản xuất, gặp nông dân để họ hiểu hơn. Khi sản phẩm có vấn đề gì đó, khách phản hồi thì nông dân cũng điều chỉnh cách sản xuất của mình. Một khi kết nối được như thế thì cả hai bên đều có niềm tin.

Dựa vào mối quan hệ của bố, tôi đến các đầm để hợp tác sản xuất. Tôi muốn xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững và những nhát cuốc đầu tiên là gạo Ngỗng dựa vào tài nguyên bản địa ở Hải Phòng đang có cỡ 2.000ha ruộng rươi. Ở đó họ có 2 nguồn thu, chính là rươi và phụ là lúa nên giảm được áp lực phun thuốc, chỉ dùng mỗi phân hữu cơ. Chúng tôi đồng hành cùng  nông dân dựa vào vùng sản xuất đã sạch sẵn rồi đưa chuyên gia trong nước, quốc tế đến hướng dẫn thêm về nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và minh bạch hóa thông tin”.

Bán hàng khi hạt giống chưa được gieo

Theo cách bán hàng cũ, doanh nghiệp sẽ mua lúa của nông dân, dự trữ rồi bán theo kênh phân phối truyền thống, tức bày lên kệ đợi khách đến. Khi không bán hết thì họ hoàn trả lại, hàng tồn kho, hàng hủy, công nợ, vốn đọng rất nhiều, vụ cũ còn chưa thu, chưa bán đã phải hợp đồng với nông dân để làm vụ tiếp. Mọi thứ đều theo dự đoán nên nhiều lúc doanh nghiệp không thể thực hiện cam kết với nông dân và nông dân cũng không gắn bó với doanh nghiệp, giá sản phẩm bị đội lên rất nhiều. Bởi thế gạo hữu cơ, gạo sinh thái bán tới 50, 60, 70 nghìn đồng/kg, khách phải có thu nhập rất cao mới sử dụng được và sản phẩm cũng không được tươi mới.

 “Tôi cắt chuỗi cung ứng quá dài đó đi bằng cách đưa khách đến với nông dân, khi cả hai tin tưởng nhau rồi mới xây dựng sổ gạo, tức khách trả trước cho nông dân rồi dùng gạo dần với số lượng 60kg dành cho gia đình ăn ít giá 42.000 đồng/kg, 100kg dành cho gia đình ăn trung bình giá 39.000 đồng/kg, 200kg dành cho gia đình ăn nhiều giá 36.000 đồng/kg, thậm chí 500kg dành cho các đơn vị, trường học giá 33.000 đồng/kg, so với giá gốc trước là 54.000 đồng/kg.

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗn

Sổ gạo không phải là hình thức mua chung với giá rẻ mà là khách đồng hành cùng nông dân ngay từ đầu vụ bằng ứng vốn trước, sau đó lấy dần sản phẩm trong thời gian dài. Gạo luôn tươi mới bởi 1 năm Ngỗng có 3 vụ, tháng 2 vùng lúa tôm Sóc Trăng, Bạc Liêu, tháng 6 vụ chiêm vùng rươi lúa Hải Phòng, tháng 10 vụ mùa vùng rươi lúa Hải Phòng. Tất cả đều chỉ sản xuất lúa 1 vụ trong năm và nuôi trồng kết hợp để đảm bảo đa dạng sinh học. 

Về phía doanh nghiệp, biết được sản lượng khách đặt để làm việc với nông dân, cam kết không chỉ qua hợp đồng mà còn bằng tiền trả trước từng giai đoạn của mùa vụ. Thay vì kinh doanh gạo phải mất các chi phí logistic qua nhiều khâu, hỏng, hủy, vay vốn, tồn kho, công nợ… thì doanh nghiệp làm thuê cho chính khách hàng và nông dân, không phải bỏ vốn, bán hàng từ khi hạt giống còn chưa được gieo nên có thời gian 4 - 5 tháng để chủ động. Về phía nông dân thì yên tâm sản xuất vì có đầu ra chắc chắn. Về phía khách hàng thì được sản phẩm chất lượng, giá hợp lý. Về môi trường sinh thái thì bền vững vì không sử dụng hóa chất”. 

Lúc đầu anh Cường có trồng giống lúa Nhật nhưng giờ đây chỉ trồng ST25 - giống cho gạo ngon nhất thế giới, thích ứng với biến đổi khí hậu do nhà khoa học Việt nghiên cứu với 3 tùy chọn xát trắng hay xát dối, xát lứt. Mới thực hiện sổ gạo được nửa năm nhưng giờ đã có 800 cái được phát hành và tốc độ đăng ký mỗi lúc một nhiều hơn, dự kiến năm nay sản lượng sẽ đạt 1.000 tấn và kế hoạch 1 - 2 năm tới sẽ có hàng vạn sổ với số lượng 20.000 - 30.000 tấn gạo.

“Vụ đầu chúng tôi phát hành được 200 sổ gạo, chủ yếu ở Hà Nội là những khách cũ, đã tham gia tour “Chuyến đi của Ngỗng”, sau đó giới thiệu cho bạn bè, người thân, nhưng giờ thì ở khắp mọi nơi. Có những khách mới còn đến tận nơi xem bọn Ngỗng này là ai, đến thăm ruộng xem nông dân sản xuất ra sao, trước dịch chúng tôi đã tổ chức được hơn 20 tour như vậy. Thậm chí có khách là nhà đầu tư khá lớn trong ngành, sau khi dùng thử sổ gạo đã bay từ Sài Gòn ra để nghe Ngỗng kể cụ thể về ý tưởng này. Còn nông dân cũng tự giới thiệu cho nhau để cùng hợp tác”.

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗn

Cam Kết Với Khách Hàng

  • Trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững mà Ngỗng đang xây dựng, khách hàng là người đồng hành đáng tin cậy vì thế chúng tôi cam kết:
  • Cam kết sản phẩm chất lượng an toàn, lành mạnh minh bạch thông tin
  • Cam kết sản phẩm tới tay khách hàng hình thức, chất lượng đúng như thỏa thuận
  • Cam kết dịch vụ, tư vấn chuyên nghiệp thỏa mãn nhu cầu đặt hàng của khách hàng
  • Cam kết lắng nghe ý kiến, góp ý của khách hàng
  • Cam kết không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất đến khách hàng, người sản xuất và môi trường

Công ty Chúng tôi Cam kết bán hàng 100% chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã công bố trong gian hàng:

Quý khách mua hàng được kiểm tra trước khi thanh toán.

Được đổi trả nếu hàng bị lỗi hỏng không đặt yêu cầu do vận chuyển.

Quý khách mua hàng thanh toán theo hình thức:nhận hàng và gửi tiền cho người Ship hàng!

Thời gian giao hàng: Đơn mua lẻ phụ thuộc vào đơn vị ViettelPost. Đơn mua Sỉ Chúng tôi sẽ thuê xe chuyên chở tận nơi nhận!

Quý khách mua hàng bấm nút: Đặt Mua sau đó điền đầy đủ thông tin và ghi chú thời gian có thể nhận hàng.

Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp gửi hàng về địa chỉ Quý khách yêu cầu.

Đơn cần Gấp trong phần Đặt Mua ghi chú: Gửi Grab và Quý khách tự trả phần phí này.

Quý khách đặt đơn không cần đăng ký thành viên.

Quý Khách hàng cần tư vấn xin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm An Biên - Ngỗng 

  • Nhà Máy: Số 74 Trường Chinh, Phường Lãm Hà, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
  • Địa chỉ: 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 0945348008
  • E-mail: anbienfood@gmail.com

Chúng tôi đã tìm thấy 32 tổng số mặt hàng cho bạn!

Bình luận

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !