CẨM NANG DU LỊCH
Tháp Bà Ponagar - Quần thể kiến trúc Chăm cổ xưa
Đến thành phố biển Nha Trang, bạn không thể không đến thăm khu Tháp Bà Ponagar - Một trong những di tích lịch sử và văn hoá (đã được nhà nước xếp hạng) nổi tiếng nơi đây. Tháp Bà Nha Trang hay còn gọi là Tháp Bà Thiên Y Ana nơi tôn thờ nữ thần mẹ xứ sở Poh Yang Inư Nagar của dân tộc Chăm đứng sừng sững trên ngọn đồi cao sát biển thuộc dãy núi Cù Lao, phía Nam giáp cửa sông Cái, phía Tây và Bắc giáp núi và đồng bằng, sau lưng là sông rộng, bên trái là núi đồi, trước mặt là biển cả mênh mông.
Đây là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của xứ Trầm Hương và là cơ sở tín ngưỡng của cả người Việt lẫn người Chăm. Ngôi đền này là khu đền thờ của Vương quốc Champa được tạo dựng và duy trì suốt một thời gian gian dài, ít nhất là từ thế kỷ thứ 7 đến nay. Mặt khác, đây là khu đền thờ Champa duy nhất được người Việt tiếp tục bảo tồn và phát triển làm cơ sở tín ngưỡng cho chính cộng đồng của mình.
Vốn là di tích thờ tựu vị nữ thần hộ quốc quan trọng của Vương quốc Champa xưa nên trải qua lịch sử các triều đại Champa đều chú tâm tôn tạo và để lại những bia ký ghi lại các sự kiện lịch sử của di tích cũng như thần tích bà mẹ xứ sở này. Còn thần tích bà mẹ xứ sở mà người Việt tôn xưng là Thiên Y Ana được Hiệp điện đại học sĩ Lãnh Lệ Bộ Thượng Thư Phan Thanh Dãn biên soạn khắc vào bia đá dựng trước tháp chính vào năm Tự Đức thứ 9 tức năm 1856 nội dung văn bia kể về nguồn gốc vị nữ thần là một câu chuyện thần kỳ vốn đã được cộng động cư dân Việt thời bấy giờ xác tính là Thần Tích Tối Thiên.
Lịch sử của Tháp Bà Nha Trang
Thửa xưa có hai ông bà lão tiều phu ở trong căn nhà bên núi trồng dưa trên núi Đại Điền khi dưa chín, có người đến hái trộm ông để ý rình xem thì thấy một thiếu nữ lên 10 cầm dưa chơi dưới trăng, hỏi ra biết cô gái ấy mồ côi nên ông bà đem về nuôi nấng yêu quý như con đẻ.
Núi Hoa Sơn, Núi Dưa nay gọi là Núi Chúa thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh có Am Chúa là di tích nơi Bà giáng thế. Đường lên Am Chúa phải leo qua 144 bậc cấp qua Tam Quan Môn, lên bậc Nhị Môn bên góc trái là mộ của Ông Bà tiều phu, trước mộ là áng thờ với hai câu đối ghi rõ tung tích cũ:
TVC giới thiệu Tháp Bà Ponagar Nha Trang
“Tiều phu Ông khai sơn qua Điền Tích
Đại An địa lưỡng tháp thế chang tuyền”
Đứng ở cổng Tam Quan phóng tầm nhìn về trước mặt Am Bà là cánh đồng lúa Đại Điền phẳng phiu xanh ngát một màu vốn là rẫy dưa ngày xưa của Ông Bà tiều phu đã bỏ công khai phá. Chính vì vậy mà đời sau dựng bia để ghi lại sự tích Bà giáng trần ở Núi Chúa và hiển Thánh ở Cù Lao.
Thực ra ngôi đền thờ đầu tiên của Bà Thiên Y Ana được xây dựng giữa cánh đồng song về sau làng Đại An đông đúc nên dân chúng rước Bà lên núi Hoa Sơn lập Am mới quy cũ hơn để thờ tựu. Ngoài Am Chúa các địa phương còn xây dựng nơi thờ tựu Bà, đặc biệt là các địa điểm thiêng liên quan đến hành trạng của Bà.
Có điều Thái Tử Bắc Hải mặc dù để quan lính làm điều bất xứng, thường xua quân đi cướp phá các nơi gây ra bao cảnh chết chóc đau thương song Thái Tử cũng được hậu thế lập đền thờ ở xã Diên Hòa nhận được sắc phong khá muộn là năm Khải Định thứ 2 năm 1917 và Khải Định thứ 7 năm 1927.
Khác với đền thờ Thái Tử đền Qúa Quang lập rất sớm, từ năm 1735 thời Hậu Lê thờ Bà Thiên Y Ana dưới chân Hòn Lúa, thôn Xuân Phong nay thuộc thành phố Nha Trang. Tục truyền mỗi khi Bà từ Núi Chúa xuống Tháp ở Cù Lao hoặc ngược lại đều ghé qua nơi này. Theo lời truyền khẩu lúc Bà đi về thì hào quang tỏa sắc xanh và như tấm lụa bay giữa trời đến đền Qúa Quang thì Bà dừng lại trong dây lát rồi bay đi tiếp do đó đền có tên là đền Qúa Quang.
Tục truyền thời xưa mỗi năm vào dịp tế xuân tế thu các quan tỉnh đều phải đích thân đến dâng lễ vật cúng tế. Ở Khánh Hòa việc thờ tựu Bà Thiên Y Ana rất phổ biến hoặc ở đền chùa hoặc ở các Lăng Thờ Cá Ông. Riêng ở Nha Trang có 3 làng Cù Lao, Xương Huân, Cửa Bé cúng đền hàng năm đều có rước sắc Bà mối quan hệ giữa Tháp Bà Nha Trang nơi Bà hiển Thánh và các nơi thờ tựu trong vùng phản ánh tầm ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Thiên Y Ana từ ngôi tháp Chăm đến cộng đồng dân tộc Việt.
Hiện nay khu di tích Tháp Bà còn lại 5 công trình kiến trúc nằm trên ngọn đồi Cù Lao có 2 bậc, bậc dưới cao khoảng 10m là một Cung đình nơi chuẩn bị hành lễ. Cung Đình được xây trên nên gạch hình chữ nhật, xây cao 1m chiều dài 20m, chiều rộng 15m có 4 hình cột hình bát giác song song chạy dài theo hướng Đông Tây.
Hai hàng cột lớn ở phía trong hai hàng cột nhỏ, giờ đây dịp cúng lễ hàng tháng vào ngày xuất vọng hay lễ vía Bà vào tháng 3 âm lịch, nơi đây là nơi diễn ra các hình thức diễn xướng nghi lễ quan trọng, đặc biệt là hình thức múa bóng rỗi do các nghệ nhân múa của các địa phương nhất là nghệ nhân của xóm Bóng Nha Trang đảm nhận họ diễn nghi lễ điệu múa có từ hàng mấy trăm năm để dâng bông, dâng tháp, lễ vật lên cho Vị Nữ Thần tôn kính thờ ngự ở Tháp chính của Tháp này.
Tháp Bà là quần thể kiến trúc của người Chăm xây dựng, có quy mô lớn nhất của nghệ thuật Champa thuộc giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn thế kỷ thứ 10 và phong cách Bình Định từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 13. Bên trong Tháp ở chính giữa là tượng Bà Ponagar bằng đá ngự trên bệ hình đài sen 2 lớp cánh.
Hiện nay tượng Nữ Thần Ponagar được mặc xiêm y, áo mão và trở thành Bà Thiên Y Thánh Mẫu của người Việt. Phía sau lưng Bà là tấm tựa lưng hình lá đề chạm khắc tinh vi cả hai mặt, cao hơn đầu tượng. Phía dưới tạc hình đầu KaLa và hai đầu thủy quái Makara, đây là đồ án biểu tượng cho điều cát tường, hai góc điện thờ phía bên trái Bà là bàn thờ Thái Tử Trí nhìn về hướng Nam, bên phải Bà là bàn thờ Công Chúa Qúy nhìn về hướng Bắc.
Đây là sự tiếp biến văn hóa của người Việt chuyển từ đối tượng thờ tựu tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Ponagar người Chăm sang tín ngưỡng thờ Phúc Thần của các cộng đồng cư dân Việt.
Tháp Nam đứng giữa Tháp Chính và Tháp Đông Nam, tháp cao 18m gồm 2 tầng, mái của Tháp Nam được tạo dáng khung khung dần lên đỉnh nhọn, trên đỉnh gắn một khối đá trụ hình Linga, đặc biệt ở Tháp Nam là hai khối đá lăng trụ hai bên cửa đều khắc chạm hình cánh sen nhọn đối xứng nhưng một trụ có bia ký còn trụ kia thì không và làm bằng hai loại đá khác nhau.
Nơi đây người Việt phối tự Thái Tử Bắc Hải chồng Bà Thiên Y Ana, tượng thờ trong tháp này là bộ Linga Yoni, bộ sinh thực khí của nam và âm vật khí của nữ bằng đá. Linga được trang trí quanh chân hình cánh sen cách điệu.
Ngôi Tháp nhỏ nhất của khu di tích này là Tháp ở phương Đông Nam, tháp xây đơn giản cao 5,7m thân hình chữ nhật gồm 3 mặt tường xung quanh và tiền sảnh quay về hướng Đông, xung quanh Tháp và mái không trang trí cột ốp cột giã và các con vật thiêng bằng đá theo hướng Đông Nam. Tháp là nơi người Việt thờ Ông Bà tiều phu, cha mẹ nuôi, Bà Thiên Y Ana.
Tháp Tây Bắc nơi thờ con của Bà nằm sau lưng Tháp Chính có quy mô nhỏ hơn Tháp Nam và cao 9,1m, đây là công trình tương đối nguyên vẹn so với 3 Tháp thuộc khu di tích. Tháp có 2 tầng thân và mái, thân hình vuông có cạnh 3,8m mặt hướng Đông kéo dài ra làm tiền sảnh nhưng không dài như các Tháp khác, tầng mái hình thuyền chạy theo chiều Nam Bắc, nóc dài 3,73m nhỏ dần về phía dưới. Tượng thờ trong lòng Tháp là bộ Linga Yoni bằng đá, Tháp này là nơi người Việt thờ Công Chúa Qúy và Hoàng Tử Trí con của Bà Thiên Y Ana.
Góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật kiến trúc của Tháp Bà là các bức phù điêu trang trí và tiếp đó là các tượng thờ. Bức phù điêu chạm nổi trên đá gắn ở mặt tiền Tháp Chính là một trong những kiệt tác điêu khắc Chăm còn lại đến ngày nay.
Ở đây các dạng hoa văn trên nóc Tháp là một tập thành nghệ thuật đa dạng, mặt khác các tượng Thần hết sức sống động đến mức khiến người xem cảm giác tuồng như các tiên nữ nhỏ bé cùng nhau bay lượn trên các tầng của đỉnh Tháp. Ngoài các tượng thần còn có vô số các tượng hình linh vật bằng đá... Đây không chỉ là một di tích tín ngưỡng mà còn là di tích mỹ thuật. So với các di tích Chăm thì sau Mỹ Sơn, Tháp Bà Nha Trang là nơi lưu giữ nhiều nhất các bia ký chữ Chăm cổ và kế đó là các bia ký...
Tháp Bà Nha Trang ở đâu?
Tháp Bà Nha Trang nằm ở đường 2 tháng 4, Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa. Để tới đây, bạn có thể đi dọc theo đường Trần Phú, băng qua cầu Trần Phú sau đó rẽ trái vào đường Tháp Bà Nha Trang, đi tiếp khoảng 500m là tới nơi.
Khu di tích lịch sử Tháp Bà Nha Trang (hay Tháp Bà Ponagar) nằm trên đường Hai tháng Tư, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km về hướng Bắc. Nơi đây nằm trên đỉnh của đồi Cù Lao, cao chừng 10m và sát bên bờ sông Cái.
Tháp Bà Nha Trang có gì đặc sắc?
Bên cạnh kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa – lịch sử, Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang còn nổi bật với các hoạt động như múa Chăm và lễ hội lớn hàng năm.
Tháp Bà là nơi đầu tiên và duy nhất đưa múa Chăm vào trình diễn thường nhật. Du khách sẽ được thưởng thức những điệu múa truyền thống của người Chăm Pa, trong đó những nghệ nhân diễn tấu trống và kèn, những thiếu nữ trình diễn múa đều là người dân tộc Chăm.
Hoạt động được tổ chức vào mỗi buổi chiều, không chỉ giúp gìn giữ nét đẹp văn hóa Chăm mà còn góp phần đưa văn hóa vùng miền tới du khách quốc tế và ra thế giới.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang – Di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia, diễn ra từ 21 – 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang là một trong những hoạt động văn hóa lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, được xếp hạng là một trong 16 lễ hội cấp Quốc gia.
Du khách tham gia lễ hội sẽ được xem các nghi lễ truyền thống như lễ tắm tượng, lễ thay xiêm y, lễ cúng và hiến tế, đặc biệt là lễ thả hoa đăng bên dòng sông vào đêm 20/3 âm lịch. Ngoài ra còn có hội thi rước, bày mâm quả vào chiều ngày 23 và những tiết mục múa bóng, ca hát diễn ra trong suốt những ngày lễ tại sân khấu trước Tháp chính. Du khách được xem các lễ rước, lễ tế truyền thốngThưởng thức các tiết mục múa bóng, ca hát suốt những ngày lễ
Nên đi tham quan Tháp Bà Ponagar Nha Trang vào thời điểm nào?
Thời điểm tham quan: Nên đi vào mùa khô từ tháng 1 đến tháng 9 (mùa mưa rất bẩn). Ngoài ra, nên đến vào khoảng tháng 3 âm lịch (tháng 3, tháng 4 dương lịch) để xem lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang.
Lưu ý, bạn nên đi vào buổi sáng, buổi chiều thường có các tour du lịch đến thăm nên rất đông khách.
Giá vé Tháp Bà Nha Trang – vé vào cửa và vé tắm bùn
Giờ mở cửa Tháp Bà Nha Trang: 6h – 17h30
- Vé vào Tháp Bà Nha Trang (vé tham quan): 22.000 VNĐ/người
- Hồ bơi suối khoáng nóng: 100.000 VNĐ/người lớn, 50.000 VNĐ/trẻ em
- Bùn khoáng tập thể: 200.000 VNĐ/người lớn, 100.000 VNĐ/trẻ em
- Ngâm bùn khoáng nóng riêng biệt: Không thảo dược: 400.000 vnđ/người lớn, 120.000 VNĐ/trẻ em - Có thảo dược: 500.000 VNĐ/người lớn, 170.000 VNĐ/trẻ em
- Núi Spa: 1.100.000 VNĐ – 1.900.000 VNĐ/người
- Mud Relax & Spa: 2.000.000 VNĐ/người
- Massage – Xông hơi: Body Massage: 250.000 VNĐ/45 phút/người - Foot Massage: 200.000 VNĐ/45 phút/người
- Xông hơi: 50.000 VNĐ/15 phút/người
Khám phá quần thể di tích
Tham quan 3 tầng khu tích
Quần thể di tích gồm 3 tầng, du khách sẽ men theo đường lên đồi để tham quan từng phần:
- Tầng thấp nhất: Là ngôi tháp cổng nằm ngang mặt đất, theo thời gian bị tàn phá mà nay chỉ còn là phế tích, du khách bước lên những bậc đá hoa cương để lên đến tầng thứ hai.
- Tầng giữa: Nơi đây tọa lạc hai dãy trụ đá chính bằng gạch nung hình bát giác, mỗi trụ có đường kính hơn 1m và cao hơn 5m, ở bên cạnh có thêm 12 cột nhỏ và thấp hơn. Khi nhìn vào kiến trúc này, người ta cho rằng xưa kia đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách tha hương dừng chân và chuẩn bị lễ vật dâng lên đền.
- Tầng trên cùng: Gồm 2 dãy và 4 tòa tháp được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung cứng màu vàng, trong đó 2 tòa tháp chính thời nữ thần Ponagar (dịch theo tiếng Chăm nghĩa là Mẹ Xứ Sở). Trên đỉnh tháp có thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandi và các tượng linh vật khác.
Tham quan hàng bia ký
Hiện tại ở Tháp Bà Nha Trang còn lưu lại những bia ký lâu đời nhất của người Chăm, nằm tại tầng trên cùng đằng sau Tháp chính. Đây được coi là dấu tích có giá trị lớn cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu lịch sử tòa tháp, và cho đến nay vẫn chưa được giải mã hoàn toàn.
Ngắm cảnh Tháp Bà Nha Trang về đêm
Khi màn đêm buông xuống, cả quần thể Tháp Bà sẽ được thắp sáng bởi ánh đèn tạo nên khung cảnh với vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa lung linh giữa lòng thành phố biển.
Trải nghiệm tắm bùn ở Tháp Bà Nha Trang
Suối khoáng nóng Tháp Bà ở 15 Ngọc Sơn, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa, mở cửa từ 7h – 19h30.
Ngay sau khi tham quan xong di tích, du khách di chuyển tới khu du lịch Tháp Bà Nha Trang gần đó (cách khoảng 2km) để trải nghiệm dịch vụ tắm bùn khoáng. Trong các khu tắm bùn tại Nha Trang thì Tháp Bà Spa là nơi nổi tiếng và đông khách nhất do vị trí thuận tiện, chất lượng được du khách hết lời ca ngợi và menu đa dạng với các tầm giá vừa túi tiền.
Du khách đắm mình trong hồ bơi nước khoáng ấm, trải nghiệm massage bằng cách tắm phun mưa, tắm thác nước, tắm ôn tuyền thủy liệu pháp. Một góc của hồ bơi nước khoáng nóng tại khu du lịch Tháp BàTắm thác nước tại Tháp Bà Spa là một cách massage cơ thể hữu hiệu.
Nếu bạn không thích đi làm phiền, muốn ngâm mình và thư giãn trong một không gian tách biệt, Tháp Bà Spa Nha Trang mang đến gói dịch vụ vẫn là ngâm bùn khoáng nóng nhưng tại bồn tắm riêng. Đây chắc chắn là trải nghiệm lý tưởng cho các cặp đôi.
Ngoài ra, khu du lịch Tháp Bà Nha Trang có 2 khu spa cao cấp và Mud Relax & Spa và Núi Spa cung cấp các dịch vụ tắm bùn, tắm nước khoáng, tắm ôn tuyền và Jacuzzi, nhưng còn thêm các gói massage, phòng riêng cho khách nghỉ ngơi và miễn phí đồ ăn nhẹ (pizza, mỳ ý, cà phê, trái cây…).
Sau khi tắm bùn và tắm nước khoáng, Massage – Xông hơi là liệu pháp giúp đẩy khoáng chất thấm sâu vào cơ thể, có tác dụng thư giãn tinh thần giúp ngủ ngon và phục hồi sức khỏe hiệu quả.
Quán ăn ngon xung quanh Tháp Bà Nha Trang
Quán ốc – Hải sản Xuân Anh Tháp Bà Nha Trang
Địa chỉ tại 9C Tháp Bà, Vĩnh Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa mở cửa từ 16h – 23h30, với giá chỉ từ 70.000 vnđ – 165.000 VNĐ/người.
Hải sản Xuân Anh Tháp Bà Nha Trang luôn nằm trong danh sách được tìm kiếm nhiều nhất. Món ăn nổi bật tại đây là gỏi ốc, thịt hải sản tươi và chắc. Nước chấm của quán lạ nhưng rất ngon miệng là điểm khiến các du khách sau khi ăn nhớ mãi không quên. Menu tại đây khá đa dạng với hàng chục món, từ nghêu hấp xả, ghẹ rang me, hàu sống, hàu mùi tạt, hàu phomai đến ốc hương cháy tỏi, cơm rang…
Quán ốc cây Dừa với giá bình dân
Địa chỉ ở 247KA Tháp Bà, Vĩnh Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa, mở cửa từ 9h – 24h giá chỉ từ 40.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/người.
Cây Dừa chắc chắn là điểm đến đáng cân nhắc nếu bạn đang tìm kiếm một quán hải sản Tháp Bà Nha Trang ngon và có giá bình dân. Các loại hải sản tươi được lựa chọn và chế biến tại chỗ, điểm nổi bật ở quán là có 2 loại nước chấm xanh và đỏ gia truyền cực ngon.
Quán bánh căn cô Trang
Địa chỉ ở 3A Tháp Bà, Vĩnh Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa, mở cửa từ 19h – 22h với giá chỉ từ 10.000 VNĐ – 22.000 VNĐ/người.
Trên đường Tháp Bà có rất nhiều quán bánh căn nhưng đông khách nhất là quán bánh căn cô Trang, lý do là bởi tôm và mực trong nhân bánh tươi ngon, ngọt thịt, mang hương vị rất riêng.
Quán bánh canh dầm
Địa chỉ ở 5C Tháp Bà, Vĩnh Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa, mở cửa: 5h – 11h, giá chỉ từ 10.000 VNĐ – 20.000 VNĐ/người.
Quán bánh canh cá dầm nằm đồi diện hải sản Xuân Anh, là nơi ăn sáng ưa thích trong khu vực đường Tháp Bà Nha Trang. Bánh canh vừa ngon, vừa rẻ mà lại đầy đặn – một suất có cả bánh mì, cá dầm, chả cá chiên chỉ khoảng 20.000 VNĐ. Không gian chỉ khoảng 40m2 nhưng sạch sẽ, vệ sinh và chủ quán thân thiện, nhiệt tình.
Tháp chính của quần thể di tích thời thần Ponagar (vợ của thần Siva), người Việt hay gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana. Đây là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây và bọt biển, là vị nữ vương tạo ra Trái Đất, sản sinh cây cối, lúa gạo.
Mỗi tầng của Tháp Bà đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, bên trong là tượng nữ thần tạc bằng đá hoa cương. Đây là kiệt tác về điêu khắc Chăm Pa với sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.
Mặc dù khu di tích hiện nay đã trở nên cũ kỹ, rêu phong bám đầy và nhiều nơi chỉ còn là phế tích, nhưng những phần chính của công trình kiến trúc vẫn sừng sững hơn 10 thế kỷ. Ở thời kỳ đồ đá xa xưa, làm cách nào mà người Chăm mang những viên gạch nung to lớn chồng khít lên nhau, làm sao để kết dính các viên gạch với nhau bền chắc đến ngày nay vẫn còn là câu hỏi lớn chưa được giải đáp.
Trong toàn bộ kiến trúc di tích Champa cổ trải dài khắp các tỉnh miền Trung, Tháp Bà Nha Trang là một trường hợp đặc biệt độc đáo bởi trải qua biết bao nhiêu biến động lớn lao của lịch sử. Ngôi Tháp vẫn tồn tại liên tục như một sinh thể văn hóa và được chuyển giao từ một tổng thể văn hóa này sang một tổng thể văn hóa khác cũng nhờ đó quần thể kiến trúc nghệ thuật này được bảo tồn.
Tuy không nguyên vẹn dường như bao gồm tất cả các loại hình kiến trúc đền Tháp của Champa, đây là một trường hợp duy nhất không xuất hiện ở các khu di tích cổ Champa khác. Mặt khác, ở chính nơi đây đã thực hiện thành công tiến trình tích hợp hai truyền thống vắn hóa, một ví dụ điển hình của mối quan hệ giao lưu văn hóa của người Việt và người Chăm.
Ðến thăm Tháp Bà Nha Trang, ngoài việc tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, tâm linh, du khách còn có dịp thưởng thức những vũ điệu Chăm-pa do đội múa dân tộc Chăm biểu diễn. Những vũ điệu Chăm-pa làm đắm say du khách, tạo cho họ ấn tượng đẹp khi đến với nơi tôn kính này.
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !