Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam

Khu Thánh Địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, khu đền tháp này được xây dựng liên tục trong suốt 1000 năm, khởi công từ thế kỷ thứ 4 và kết thúc vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 với nghệ thuật và kiến trúc của hơn 70 đến tháp và ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Trước những giá trị nổi bật của một di sản văn hóa cần được bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam

Năm 1999 cùng với phố cổ Hội An, khu Thánh Địa Mỹ Sơn được không Unesco công nhận là Di sản văn hóa Thế giới, suốt hơn 1000 năm bị thiên nhiên tàn phá nhưng những gì còn lại ở khu đền tháp này vẫn chất chứa những điều kỳ bí về văn hóa nghệ thuật cũng như quá trình xây dựng. Người xưa xây dựng đền tháp như thế nào, làm sao những viên gạch liên kết được với nhau, trải qua hàng ngàn năm nhưng những viên gạch ở đây vẫn vẹn nguyên một màu tươi đỏ.

Sau đây hãy cùng chúng tôi đến với Thánh Địa Mỹ Sơn để khám phá những điều huyền bí ân chứa bên trong khu đền tháp này. Qua đó chúng ta cùng góp phần giữ gìn công trình độc đáo bậc nhât của nước ta và là di sản văn hóa thế giới và đó cũng là di sản văn hóa của nhân loại.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Thánh Địa Mỹ Sơn nhìn từ trên cao

Quảng Nam là một vùng đất chứa đựng biết bao dấu ấn đậm sâu về một vùng văn hóa đặc trung của Xứ Quảng, dòng sông Thu Bồn đã nhận nại và tích tụ phù xa để rồi ở hạ nguồn có một Hội An cổ kính rêu phong, còn ở bờ Nam có một Mỹ Sơn trầm mặc với thời gian. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử và sự bào mòn của thiên nhiên, Mỹ Sơn được phủ lên những câu chuyện huyền thoại và những câu chuyện nhuốm màu huyền thoại là ẩn số mà đến nay chưa được giải mã.

Qủa thật người Champa xưa đã làm cách gì đề tạo ra những ngôi đền tháp cao hàng chục mét kỳ vĩ giữa đất trời. Cùng với kỹ thuật xây dựng các đền tháp ở đây còn thể hiện tinh tế bởi vô số chạm khắc tỷ mỷ trau chuốt cho nghệ nhân đục đẽo trên tường tháp. Việc đục đeo phải thực hiện chính xác tuyệt đối trên các tường gạch đã xây sẵn. Rất chính xác khi nhận xét rằng người Chăm đã khéo léo chạm gạch như chạm gỗ, đẽo đá như đẽo gỗ vậy.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam

Thánh Địa Mỹ Sơn - Mang dấu ấn lịch sử lâu đời

Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ IV – sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua cùng tổ tiên hoàng tộc. Đây là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2 km, được bao quanh bởi núi đồi.

Vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ 19, một người lính Pháp trong một lần chạy trốn đã phát hiện một khu chùa đền nằm sâu trong một thung lung xa xôi ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phát hiện này đã làm ngạc nhiên các quan cai quản và các nhà văn hóa, người ta xác định niên đại của những tòa tháp này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Thánh Địa Mỹ Sơn – Thánh địa mảnh đất thiêng thờ đấng tối cao của người Chăm

Mỹ Sơn không phải là kinh đô mà là thánh địa mảnh đất thiêng thờ đấng tối cao của người Chăm, tại đây từng chứng kiến những thời kỳ hưng thịnh rực rỡ cũng như biến động đầy dữ dội của Vương quốc Champa cổ đại. Sau thế kỷ thứ 13, Mỹ Sơn hầu như bị bỏ không không ai xây dựng đền đài cũng như tiếp tục thờ cúng ở đây.

Từ đó cho đến nay kiến trúc Champa và kỹ thuật xây dựng các tòa tháp Chăm ở Mỹ Sơn vẫn là một điểm bí ẩn thu hút nhiều nhà nghiên cứu và nhiều giả thuyết đã đưa ra nhưng tất cả vẫn là giả thuyết, gạch vật liệu để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm, cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn, người ta vẫn chưa thể tìm ra về chất liệu gắn kết cũng như phương thức nung gạch và xây dựng.

Thánh Địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69km, nơi đây là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Champa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2km bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của Vương triều Champa, cũng như là lăng mộ của các vị Vua Champa hay hoàng thân quốc thích.

TVC giới thiệu Thánh Địa Mỹ Sơn - Di sản văn hóa thế giới

Thánh Địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Trong những tòa tháp đổ nát nằm ngổn ngang gạch đá rêu phong này có điều gì mà khiến cho Mỹ Sơn trở nên bí ẩn và độc đáo đến vậy.

Trong số rất nhiều bức tượng đá còn sót lại nằm rải rác khắp Mỹ Sơn chẳng có bức nào còn đầu, người ta cho rằng khi khu tháp mới được phát hiện những người đến đây đã chặt lấy đầu của tượng mang về. Tất cả chuyện đó cũng chỉ là giả thuyết.

Nơi đây quả thật chẳng tìm thấy vữa hay chất kết nối nào giữa các viên gạch, đây cũng chính là nguyên do mà hơn 200 năm qua từ khi được phát hiện các nhà khảo cổ tùng tu và nghiên cứu di sản này vẫn loay hoay đi tìm câu trả lời.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Di tích Mỹ Sơn là một quần thể lịch sử với hơn 70 ngôi đền tháp

Đứng trước sự kỳ vĩ của những công trình kiến trúc độc đáo, một kiến trúc sư người Ba Lan phải thốt lên rằng người Champa cổ đại đã gửi tâm linh vào đất đá và biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc nghệ thuật vô giá của nhân loại và sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết.

Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, khí hậu thời tiết thêm vào đó là trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, Mỹ Sơn lại nằm trong địa bàn ném bom của địch nên đã bị phá hủy phần lớn các kiến trúc. Hiện nay trong khu đền tháp chỉ còn lưu giữ được 20 công trình lớn nhỏ, mặc dù vậy tại những công trình di tích này nghệ thuật điêu khắc vẫn được thể hiện rõ nét qua từng gia đoạn lịch sử của Vương quốc Champa.

Cho đến nay vật liệu và phương cách xây dựng tháp vẫn đang là những bí ẩn chưa có lời giải đối với các nhà khoa học, việc xây dựng tháp bằng những viên gạch đỏ trồng khít lên nhau không thấy mạch vữa đã hình thành nên những huyền thoại cho rằng người Chăm xây tháp bằng gạch mộc, đẽo gọt nó lên rồi nung cả khối tháp trong ngọn lửa khổng lồ. Có ý kiến lại cho rằng người Chăm đã dùng gạch nung sẵn gắn với nhau bằng vữa đất sét và sau đó toàn bộ tháp được nung lại.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Những kiến trúc nghệ thuật đậm nét vương quốc Champa

Những nghiên cứu gần đây lại cho thấy người Chăm đã sử dụng kết hợp một số biện pháp kỹ thuật khác nhau để xây tháp đó là dùng các viên gạch có độ lõm ở mặt tiếp xúc khi xây lên không thấy những mạch vữa ở các viên gạch, mài các viên gạch ở trong nước cho thật khít vào với nhau rồi xếp lại cho bột gạch tự kết dính với nhau trong sức nặng của trọng lực của phần trên tháp, dùng các viên gạch có mặt lồi, lõm theo kiểu âm dương khi xếp lên tự thân nó liên kết với nhau.

Kiến Trúc in dấu đậm nét tại Mỹ Sơn

Nơi đây là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Nghệ thuật điêu khắc Chăm

Kỹ thuật điêu khắc trên gạch của người Chăm rất ít xuất hiện trong các nghệ thuật khác ở khu vực khác. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía Đông để nhận ánh sáng măt trời. Tường bên ngoài tháp thường trang trí hoa văn lá cuốn hình chữ S nối liền nhau. Các vật trang trí là tượng điêu khắc bằng sa thạch hình Makara (con thú thần thoại có nanh nhọn và vòi dài), hình vũ nữ Apsara, sư tử, voi, chim thần Garuda, tượng người cầu nguyện.

Chúng được xếp khít với nhau và đến ngày nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính, hình người, hình thù lên tháp. Điểm nổi bật của nghệ thuật điêu khắc Chăm là thể hiện sức sống mãnh liệt của con người với nội tâm lúc bay bổng sảng khoái, lúc trầm tĩnh ưu tư, lúc lại trăn trở day dứt. Mỗi một giai đoạn lịch sử đều mang dấu ấn riêng với những đường nét kiến trúc khác biệt. Thánh Địa Mỹ Sơn Quảng Nam không chỉ cho thấy kiệt tác ghi dấu của một nền kiến trúc Champa mà còn của cả nền văn hóa khu vực Đông Nam Á.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Ngôi đền tại Mỹ Sơn được xây dựng bằng những vật liệu rất bền vững

Đường đi đà nẵng đến Thánh Địa Mỹ Sơn

Bắt đầu cho chuyến hành trình khám phá Thánh địa huyền bí nhất Việt Nam, bạn có thể dễ dàng di chuyện tới đây bằng mọi phương tiện xe máy hoặc ô tô. Từ Hội An, cách Mỹ Sơn khoảng 50 km, điểm xuất phát là đường Hùng Vương chạy thẳng theo Quốc lộ 1A sẽ đến Mỹ Sơn. Thông thường với du khách đam mê phượt, ưa thích sự phiêu lưu, nhất là khách Tây ba lô thì bạn chỉ mất gần 2 giờ đồng hồ là đến nơi. Giá thuê một chiếc xe gắn máy khoảng 150.000 – 200.000 đồng/ngày. Lưu ý nên đổ đầy bình xăng trước khi đi và nhớ theo dõi dự báo thời tiết nhé. 

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Thánh Địa Mỹ Sơn - Di sản văn hóa nhân loại

Bản đồ đi đến Mỹ Sơn từ Đà Nẵng

Cách 1: Từ đường quốc lộ 1 đi theo hướng Nam đến thị trấn Nam Phước (khoảng 39km), sau đó đi theo hướng Tây trên tuyến đường 537 khoảng 9km nữa là đến Trà Kiệu. Từ Trà Kiệu bạn di chuyển thêm 12km khi nào tới ngã ba rẽ trái theo bảng chỉ dẫn thì đi thêm 9km là tới Mỹ Sơn. Từ Mỹ Sơn bạn di chuyển một đoạn ngắn đường núi chỉ khoảng 5 phút rồi đi bộ men theo con đường đá dẫn vào khu di tích Mỹ Sơn.

Cách 2: Từ cầu vượt Hòa Cầm – Quốc lộ 14B – trường Nguyễn Trãi – rẽ trái đi thẳng đến bến đò Kiểm Lâm – qua đò đi theo tuyến đường 537 ngược về hướng Nam Phước khoảng 1 km sẽ có bảng chỉ dẫn vào Mỹ Sơn rồi bạn lại tiếp tục di chuyển theo cách hướng dẫn 1 là tới điểm du lịch.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Bản đồ đến Thánh Địa Mỹ Sơn

Giá vé tham quan Thánh Địa Mỹ Sơn

  • Nước ngoài: 150.000 VNĐ (bao gồm phí tham quan và dịch vụ).
  • Việt Nam: 100.000 VNĐ (bao gồm phí tham quan và dịch vụ).
  • Thời gian mở cửa: Từ 6h30 sáng đến 17h00 (khu di tích mở tất cả các ngày trong năm, kể cả các ngày lễ, Tết).

Tham quan các địa điểm tại Thánh Địa Mỹ Sơn

Lễ hội Katê

Nếu bạn đến đúng vào dịp lễ hội diễn ra tại Thánh Địa Mỹ Sơn thì chuyến đi sẽ trở nên thích thú và trọn vẹn hơn nhiều. Bạn sẽ được chứng kiến mở đầu lễ hội là những chức sắc tôn giáo người Chăm thực hiện những nghi lễ cúng cầu an ngay tại tháp theo tập tục được truyền lại từ trước tới nay. Nhiều nghi thức truyền thống khác được lần lượt diễn ra như lễ phục, kiệu rước, rước nước và Katê… chưa hết còn rất nhiều những màn giao lưu văn nghệ, trình diễn nhạc cụ dân tộc Chăm, những màn múa Chăm của các nghệ sỹ uyển chuyển và điêu luyện… Lễ hội là dịp để những người dân bản địa và những du khách đến tham quan trong và ngoài nước thêm những hiểu biết về nơi đây cũng như góp phần duy trì và bảo vệ những giá trị nghệ thuật thuần túy của nền văn hóa Chăm xưa.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Lễ hội Katê

Con đường cổ nghìn năm ở Thánh Địa Mỹ Sơn

Con đường được phát hiện bởi chuyên gia Ấn Độ trong quá trình khai quật và trung tu tháp K nằm trong vùng lõi quần thể Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Rộng đến 8m, con đường được dẫn bởi 2 bờ tường song song nhau, độ sâu mà con đường bị chôn vùi là gần 1m trong lòng đất và theo những tài liệu được ghi lại thì đây chính là cổng ngõ đầu tiên chỉ các vua chúa, thành viên trong hoàng tộc, các chức sắc cao quý nhất của Champa mới được đi vào các khu đền tháp trung tâm để cúng tế các thần và tổ chức hành lễ.

Sau khi khai quật những chuyên gia hết sức ngạc nhiên về sự hoành tráng của con đường này với hệ thống tường dẫn vô cùng khéo léo rất đẹp mắt, các vật liệu rất đặc trưng như đất nung và phụ gia kết dính đặc biệt để xây dựng cũng được phát hiện. Nhờ sự phát hiện thú vị này đã giúp làm phong phú thêm các giá trị lịch sử lâu đời, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật mà người xưa đã tạo lập ra trong cả quần thể.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Điệu múa Apsara huyền ảo

Lấy cảm hứng từ chính những tượng đá Apsara (vũ nữ Yang Naitri) ở những bức phù điêu hay tượng bằng sa thạch, hóa thân từ đá thành những vũ điệu mượt mà, uyển chuyển mềm mại hơn bao giờ hết thể hiện vẻ đẹp đường cong hoàn hảo tuyệt mĩ của tạo hóa dành tặng cho phái đẹp, các điệu múa Apsara đều được biểu diễn tại những hội diễn nghệ thuật quần chúng và đến ngay cả những sân khấu chuyên nghiệp.

Trong tất cả những sự kiện văn hóa ở Quảng Nam nói chung hay ở Thánh Địa Mỹ Sơn nói riêng, cả lễ hội Katê bạn sẽ được chứng kiến điệu múa huyền ảo – điệu múa “Linh hồn của đá” đầy mê hoặc này khiến bạn như lạc vào nền văn hóa Chăm xưa với hình ảnh các cô gái tay búp măng cong cong, bộ ngực căng tròn, đường cong quyến rũ trong trang phục rực rỡ, lấp lánh, trong tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Sarainai, điệu múa càng đẹp và uyển chuyển hơn khiến bạn phải say đắm.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Vũ điệu Apsara mê đắm du khách

Nơi đây không chỉ lưu giữ lại được những dấu tích cổ xưa của một nền văn hóa mà còn chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật vô cùng độc đáo. Nếu đến Quảng Nam mà bỏ qua Di sản văn hóa thế giới Thánh Địa Mỹ Sơn thì thực sự là một thiếu xót to lớn cho chuyến hành trình của bạn đấy.

Thánh Địa Mỹ Sơn gồm hai ngọn đồi, đối diện nhau theo hướng Đông – Tây và ngay tại ngã tư của một con suối, các nhánh suối đã trở thành ranh giới tự nhiên chia nơi đây thành bốn khu vực A, B, C, D. Cách chia này hợp với yếu tố phong thủy lại vừa tránh được tình trạng xé lẻ các tổng thể kiến trúc. Trung tâm Thánh địa là một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Tháp chính có hai cửa theo hướng đông tây, mỗi cửa có 8 bậc cấp để đi lên và các vòm cuốn.

mỗi vòm cuốn là một hình tháp thu nhỏ, theo những tài liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong các tháp thánh địa ở Mỹ Sơn với chiều cao 24m, đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 10m. Trong tháp thờ một bộ Linga – Yoni lớn (nay chỉ còn một bệ đá Yoni). Phần trên tháp có 3 tầng, các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp bằng sa thạch. Ở mỗi tầng đều có cửa giả, có hình người đứng dưới vòm cuốn. Hai cửa giả hai bên là hai vòm cuốn chồng lên nhau, trang trí hoa văn rất tinh xảo.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Nơi đây thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan

Du khách không chỉ dừng chân trải nghiệm ở di tích Mỹ Sơn mà xung quanh đây cũng có một vài địa điểm bạn nên ghé tham quan như Nhà thờ Trà Kiệu, Đức Mẹ Trà Kiệu, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh – Champa.

Hay thưởng thức những món ăn đặc sản ngon, bổ, rẻ nơi đây: Bánh bột lọc, cơm gà Tam Kỳ, cháo lươn xanh Quảng Nam, bánh tổ, mỳ Quảng... cùng gia đình, bạn bè. Tin tôi đi chắc chắn bạn sẽ muốn quay lại đây lần thứ hai.

Cũng có khoảng thời gian khá dài Mỹ Sơn bị bỏ quên giữa rừng già tuy nhiên sau khi được tái phát hiện, tái phục hồi và trở thành di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, Mỹ Sơn đã tỏ rõ sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch nhất là du khách nước ngoài.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Toàn cảnh Thánh Địa Mỹ Sơn

Những năm qua mỗi năm Mỹ Sơn đã đón hơn 314 ngàn lượt khách tham quan trong đó khách quốc tế là hơn 264 ngàn lượt vượt 26% so với chi tiêu đưa ra. Hiện nay trung bình mỗi ngày Mỹ Sơn đón tiếp gần 1000 khách du lịch ngày cao điểm có lúc lên đến gần 2000 người.

Vui mừng vì có nhiều tín hiệu lạc quan về khách du lịch nhưng quá trình phát triển cũng khiến những di sản văn hóa này thường xuyên đứng trước những thách thức và nguy cơ bị huy hoại do tác động của thiên nhiên và con người. Trong đó đô thị hóa và sự phát triển du lịch thiếu bền vững đã và đang làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường cũng như không gian tồn tại của di sản.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam
Thánh Địa Mỹ Sơn - Trường tồn theo lịch sử

Công cuộc bảo tồn ở Mỹ Sơn còn khó khăn ở chỗ, không chỉ là chuyện chống đỡ cho các di tích khỏi xuống cấp, khỏi nguy cơ sụp đổ mà đòi hỏi bảo tồn và phát huy giá trị Mỹ Sơn phải đảm bảo tính toàn vẹn và tính xác thực trong công ước bảo tồn di sản của thế giới.

Mãi mê cùng tháp Chàm chúng tôi bị níu lại bởi âm thanh rộn rã phát ra từ dàn trống Paranưng và tiếng kèn Xaranai, trong không gian tĩnh lặng của thung lũng thiêng những ngọn tháp cổ trở nên lung linh huyền ảo hòa quyện với những nàng Apsara uyển chuyển quyến rũ trong vũ điệu mê hoặc tươi tràn sức sống và nghệ thuật tạo hình. Tất cả những điều đó luôn khiến cho bất cứ ai đã từng đến đây lạc bước vào thế giới diệu huyền của nền văn hóa Chăm để nhìn thấy một Mỹ Sơn kỳ bí, mãi trường tồn với thời gian đó chính là nét độc đáo của Mỹ Sơn luôn hút hồn du khách đến chiêm ngưỡng khám phá.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Một di sản văn hóa nhân loại ở Quảng Nam

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !