Sức khỏe đời sống
Suy dinh dưỡng ở trẻ em và những điều mẹ cần biết
Suy dinh dưỡng trong những năm đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã xác định rõ mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng khi còn nhỏ đến sự phát triển thể chất, tinh thần, khả năng lao động và nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, huyết áp, ung thư sau này. Ngày hôm nay chuyên mục Sức khỏe và đời sống của chúng tôi sẽ giúp các mẹ có cái nhìn đúng đắn về tình trạng suy dinh dưỡng, giúp mẹ chủ động trang bị kiến thức chăm sóc trẻ, từ đó phòng tránh suy dinh dưỡng cho con.
Để có thể phòng tránh và xử lý đúng khi con yêu bị suy dinh dưỡng, trước tiên mẹ cần biết về các nguyên nhân có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân
Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do một trong hai nhóm nguyên nhân sau, hoặc cả hai:
Thiếu hụt dưỡng chất
- Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
- Thức ăn chế biến không đúng cách làm mất các chất dinh dưỡng hoặc trẻ có chế độ ăn ít dinh dưỡng.
Tiêu hao năng lượng
- Do bị bệnh, nhất là khi trẻ bị các bệnh kéo dài như sốt kéo dài, tiêu chảy kéo dài…
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, amip…)
Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 nguyên nhân trên, vừa “thiếu hụt dưỡng chất” vừa “tiêu hao năng lượng”.
Các mức độ suy dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng được chia ra làm 3 mức độ
- Trẻ bị suy dinh dưỡng độ I: Cân nặng của trẻ chỉ bằng 70% – 80% cân nặng của trẻ bình thường (cân nặng chuẩn theo tuổi, giới tính). Khám thấy lớp mỡ dưới da bụng mỏng, trẻ vẫn thèm ăn và không có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng độ II: Cân nặng còn 60-70% cân nặng của trẻ bình thường. Trẻ gầy gò, không có lớp mỡ dưới da: bụng, mông, tay, chân; thường bị rối loạn tiêu hoá từng đợt và có thể kèm theo biếng ăn.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ III (Bé bị suy dinh dưỡng nặng): Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có các hình thái biểu hiện khác nhau. Không phải chỉ có trẻ gầy mới đáng lo lắng về tình trạng dinh dưỡng, mà cơ thể bụ bẫm, tròn trịa cũng là một trong những biểu hiện của suy dinh dưỡng ở thể phù. Suy dinh dưỡng nặng được biểu hiện ở 3 thể: thể teo đét, thể phù và thể phối hợp.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Với trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất:
- Tăng lượng protein: Suy dinh dưỡng ở trẻ em, mẹ cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần lượng calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Mẹ nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… hoặc có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.
- Tăng dầu mỡ,: Dầu mỡ cung cấp năng lượng cho trẻ gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy, trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, mẹ nên tăng lượng dầu mỡ. Mẹ nên sử dụng các loại dầu ăn thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương,…
- Ngoài ra, cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) để trẻ nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng, ăn tốt và tăng cân.
Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ
- Mẹ nên chủ động phòng tránh để giúp con không bị suy dinh dưỡng
- Khi mang thai, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng để đạt mức tǎng cân 10-12 cân đến khi sinh nở.
- Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
- Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn dặm) từ tháng thứ 6.
- Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: phụ nữ có thai uống viên sắt hoặc acid folic hàng ngày. Trẻ em 6- 36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần/nǎm.
- Có các biện pháp phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp)
- Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, cho trẻ tẩy giun theo định kỳ, rèn luyện thói quen rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn để đây không là nguồn gây bệnh.
Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, khoẻ mạnh và lớn nhanh mỗi ngày
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cốm vi sinh Bio-acimin Gold với công thức cải tiến 3+1 tăng cường bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng acid amin và khoáng chất giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ.
Vì sao lại là bào tử lợi khuẩn?
Bởi bào tử lợi khuẩn trong Bio-acimin Gold sẽ không bị acid cũng như các men tiêu hoá ở dịch vị phá huỷ. Nhờ vậy, chúng có thể qua rào chắn tiêu hoá, vào đến ruột non. Trong ruột non, các bào tử sẽ nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động, ức chế sinh trưởng một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá.
Đây là lý do bào tử lợi khuẩn có thể giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hoá, nhất là ở những trẻ dùng kháng sinh kéo dài vì số lượng vi khuẩn có lợi bị suy giảm. Nhờ vậy, Bio-acimin Gold giúp trẻ:
- Ăn ngon tự nhiên
- Tâng cân đều
- Hấp thu tốt
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !