Sức khỏe đời sống
Những điều cần biết về: Vi khuẩn HP trong dạ dày
Vi khuẩn HP, tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, là một loại vi khuẩn sinh sống trong dạ dày con người. Chỉ xếp sau vi khuẩn gây sâu răng, nhiễm khuẩn HP là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất thế giới, nó sinh sống và phát triển trong dạ dày mà không có bất cứ biểu hiện cụ thể nào, gây ra tổn thương trong nhiều năm hàng loạt các bệnh dạ dày mạn tính, cũng như những cơn đau dạ dày dữ dội, đặc biệt là viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, chúng ta đều biết dạ dày có môi trường acid. Vậy làm sao vi khuẩn HP có thể tồn tại được trong dạ dày con người? Câu trả lời là do HP có khả năng tiết ra enzyme có tên Urease, làm trung hòa môi trường acid xung quanh nó, từ đó giúp vi khuẩn tồn tại và phát triển.
Vi khuẩn HP trong dạ dày có lây không?
Vi khuẩn HP trong dạ dày rất dễ lây lan trong cộng đồng. Có 3 con đường phổ biến nhất cho sự lây lan của HP, bao gồm:
- Đường miệng: Đây được xem là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP thường gặp nhất. Vi khuẩn lây từ người sang người do sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa. Những tiếp xúc đó rất dễ xảy ra khi dùng chung bữa cơm, ăn chung, uống chung, hôn,… do đó nếu trong gia đình có 1 người nhiễm vi khuẩn HP thì hầu hết những người khác cũng có khả năng cao bị lây nhiễm.
- Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP được đào thải trực tiếp ra phân và có thể trở thành nguồn lây lan trong 1 phạm vi rộng, khó kiểm soát do 1 số thói quen và tập quán của nhân dân như không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, ăn gỏi, ăn đồ sống, dùng phân để tưới cây, tưới rau.
- Đường dạ dày – dạ dày: Con đường lây nhiễm vi khuẩn mà ít ai có thể ngờ đó là ngay tại các nơi khám chữa bệnh khi nội soi dạ dày. Ở 1 số cơ sở khám chữa bệnh không đủ tiêu chuẩn, những thiết bị y tế không được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP ở người khám trước sẽ dễ dàng bám lại và lây lan cho người khám bệnh tiếp theo.
Ngoài ra, việc lây lan vi khuẩn HP còn có thể thông qua những con đường khác như các động vật ruồi, muỗi, gián làm trung gian. Vì vậy, bạn nên che đậy thức ăn kỹ càng, tránh ruồi muỗi bám vào khiến lây lan không chỉ HP mà còn các vi khuẩn có hại khác, đồng thời, cần chú ý lựa chọn mua các loại thực phẩm thức ăn vệ sinh, an toàn.
Những dấu hiệu cho biết bạn đã bị nhiễm khuẩn HP
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh thường khó phát hiện do triệu chứng xuất hiện 1 cách lặng lẽ và không rõ rệt. Chỉ khi xuất hiện những cơn đau dạ dày dữ dội, mạn tính như viêm loét dạ dày, bệnh nhân mới có thể nhận biết được triệu chứng của bệnh. Hãy tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế sớm nhất có thể để được hướng dẫn liệu trình điều trị và giảm thiểu những cơn đau. Tránh việc chủ quan, coi nhẹ những cơn đau để tới khi bệnh chuyển thành mạn tính, thậm chí ung thư dạ dày thì đã quá muộn.
Cần làm gì để chẩn đoán phát hiện vi khuẩn HP?
- Phương pháp xâm lấn: Trong phương pháp này, người bệnh được chỉ định nội soi dạ dày tá tràng để biết được mức độ, tình trạng của bệnh. Cùng với đó, bác sĩ sẽ thực hiện test urease nhanh và làm sinh thiết mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn.
- Phương pháp không xâm lấn: Với phương pháp này, bệnh nhân không cần thực hiện nội soi dạ dày tá tràng gây khó chịu mà vẫn có thể nhận biết liệu mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không. Phương pháp không xâm lấn chủ yếu được biết tới với 3 cách sau:
- Xét nghiệm hơi thở.
- Lấy mẫu phân người bệnh để tìm vi khuẩn.
- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong mẫu máu, hiện nay thường ít được sử dụng.
Vi khuẩn HP có thể chữa khỏi được không?
Vi khuẩn HP trong dạ dày hoàn toàn có thể được tiêu diệt bằng cách dùng kết hợp các loại thuốc trong khoảng 2 tuần, sau đó duy trì trong khoảng 1 – 2 tháng nữa, liệu trình này đem tới hiệu quả và những tín hiệu tích cực cho hầu hết bệnh nhân, và chữa khỏi hẳn viêm loét dạ dày tá tràng. Để việc điều trị đem lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý tuân thủ chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống sinh hoạt thường ngày.
Trong suốt quá trình điều trị bằng việc kết hợp các loại thuốc với nhau, bệnh nhân cần được chỉ định thêm 1 loại thuốc làm ức chế acid dạ dày. Tuy nhiên, việc điều trị tiêu diệt HP gặp nhiều khó khăn do tình trạng HP kháng thuốc ngày càng tăng cao. Để khắc phục tình trạng này, Giáo sư Tiến sĩ Christine Lang – Nhà vi sinh người Đức đã nghiên cứu và sáng chế thành công PylopassTM. PylopassTM là chủng duy nhất hiện nay có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ HP một cách tự nhiên qua đường tiêu hóa. Đặc biệt, PylopassTM không có tính kháng như kháng sinh cho nên sử dụng PylopassTM đem lại hiệu quả tiêu diệt HP là rất cao.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DeHP - Giải pháp cho người bị nhiễm vi khuẩn HP
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DeHP với thành phần chính là PylopassTM có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn.
Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
VINACEL cam kết kết phân phối sản phẩm CHÍNH HÃNG 100%, ĐÚNG GIÁ, ĐÚNG CHẤT LƯỢNG nếu khách hàng có bất kì khiếu nại hay thắc mắc gì vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn. Hotline: 0989 219 488
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !