Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Sức khỏe đời sống

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ

Hiện nay, trĩ là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống “không trừ một ai”, theo thống kê người mắc bệnh trĩ cao khoảng 60% dân số trên 90 triệu dân trong bệnh lý vùng hậu môn.

Trĩ là bệnh rất phổ biến, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng con người nên bệnh thường xem nhẹ bỏ qua, bệnh thường gặp ở những người đứng lâu hoặc ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may… Nếu để bệnh kéo dài sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến năng suất công việc và đời sống sinh hoạt. Vì thế, những người bị bệnh trĩ nên điều trị càng sớm càng tốt.

nguyên nhân bệnh trĩ
Bệnh trĩ 

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự phình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra. Vậy làm thế nào nhận biết được mình bị trĩ hãy cùng tôi tìm hiểu sau đây.

Triệu chứng của bệnh trĩ:

Đại tiện ra máu: Nhiều mức độ, có khi vài giọt, có khi thành tia ngừng chảy khi đi ngoài xong.

Đau hậu môn: Cảm giác khó chịu hoặc vướng, không đau chỉ cộm, làm cho bệnh nhân không ngồi ngay ngắn trên ghế hoặc ngồi một bên mông.

Sa lồi búi trĩ: Lúc đầu chỉ xuất hiện khi đi ngoài rồi tự co hồi, nhưng sau tái diễn nhiều lần liên tiếp búi trĩ tụt xuống không co lên được.

Ngứa xuất hiện khó chịu ở ngoài hậu môn do hậu quả của quá trình viêm.

Thiếu máu: Tùy theo mức độ và thời gian chảy máu mà thiếu máu nhiều hay ít.

Biểu hiện bên ngoài: Trĩ sa ra ngoài, nội soi trực tràng thấy vùng tổn thương, có hiện tượng tắc mạch, giảm khả năng co thắt cơ vòng hậu môn. Các tổn thương kèm theo bệnh trĩ: Ap xe, dò hoặc nứt hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng.

nguyên nhân bệnh trĩ
Triệu chứng bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:

Khi nhận biết được dấu hiệu, muốn điều trị một cách hiệu quả nhất thì các bạn phải hiểu được nguyên nhân nào dẫn đến bệnh để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất để không dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Sau đây là một số nguyên nhân:

- Rối loạn tiêu hóa.

- Do tâm sinh lý lao động trí óc căng thẳng, buồn bực khó chịu.

- Tuổi càng nhiều càng dễ mắc bệnh trĩ.

- Lao động nặng nhọc, ngồi nhiều, đứng nhiều, ít hoạt động.

- Do khí hậu nhiệt đới thay đổi thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều.

- Các bệnh trong hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn, lỵ amip mãn tính...

- Yếu tố di truyền.

Ngoài ra còn một số yếu tố như: Có thai, chế độ ăn uống không hợp lý, béo phì, lười vận động, đái tháo đường…

nguyên nhân bệnh trĩ
Nguyên nhân bệnh trĩ

Bệnh trĩ có 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp:

Trĩ ngoại: Bệnh trĩ ngoại đa phần là do phải rặn nhiều khi đại tiện, đại tiện phân khô… Gây tụ máu, nứt các tĩnh mạch viền hậu môn, máu thấm vào trong mô liên kết, phát bệnh đột ngột dẫn tới đau dữ dội.

Trĩ nội: Do tĩnh mạch trên trực tràng và nhánh của nó không có van tĩnh mạch, khi máu tĩnh mạch chảy từ dưới lên trên thông qua trực tràng chảy về tim, do tư thế đứng thẳng ở người, dưới tác dụng của lực hút trái đất làm dòng chảy này bị chảy ngược xuống, rất dễ làm cho phần hậu môn trực tràng bị tụ máu, sự tích tụ lâu ngày sẽ làm cho hậu môn trực tràng bị căng lên dẫn tới mắc bệnh trĩ.

Trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Tuỳ theo diễn tiến, bệnh trĩ sẽ được phân thành 4 cấp độ chính:

Độ một: Giai đoạn mới hình thành, triệu chứng chính là chảy máu, ngứa ngáy, ẩm ướt. Ở giai đoạn này, người bệnh thường nhầm lẫn với táo bón và dễ dàng xem nhẹ, bỏ qua.

Độ hai: Búi trĩ sa ra ngoài nhưng tự rút vào trong khi đại tiện xong. Đa số người bệnh nhận thức được giai đoạn này bằng kiến thức sẵn có, tham khảo thông tin chuyên chữa bệnh trĩ, mẹo chữa trĩ qua Internet, gia đình, bạn bè thân nhưng vẫn không có hành động thăm khám cụ thể mà cố "giữ cho riêng mình".

Độ ba: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và không tự rút lại vị trí cũ, phải đẩy mới lên được.

Độ bốn: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử. Khi đã đến mức độ này việc chữa trị bệnh trĩ phải thực hiện bằng cách cắt trĩ.

Cách phòng và điều trị bệnh trĩ:

Sau khi biết được nguyên nhân vì sao chúng ta nên điều trị và phòng bệnh hợp lý để tránh tình trạng bệnh gây nên biến chứng khác:

Khi bị đau ngứa rát, sưng viêm bệnh trĩ có thể điều trị bằng kem, mỡ hay thuốc viên đạn đặc trị. Việc tắm bằng nước ấm cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh.

Táo bón là nguyên nhân chính dẫn đến trĩ. Để tránh táo báo nên điều trị bằng các thuốc làm mềm phân hoặc chế phẩm bổ sung chất xơ.

nguyên nhân bệnh trĩ
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ

Điều chỉnh thói quen ăn uống:
+ Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà.
+ Tránh ăn nhiều thức ăn có tính nóng như ớt, tiêu.
+ Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.
+ Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ từ hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám.

+ Thường xuyên vận động thể lực như tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ đi bộ, bơi lội…

+ Nên điều trị các bệnh mãn tính hiện có như dãn phế quản, viêm phế quản, bệnh lỵ …

Điều trị nội khoa:

- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm mỗi lần 15 phút, 2 – 3 lần/ngày.

- Thuốc uống: Các loại thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch giúp làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

- Thuốc tại chỗ: Các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

nguyên nhân bệnh trĩ
Phương pháp chữa trị

Điều trị bằng thủ thuật:

Chích xơ: Là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, người thực hiện thủ thuật phải là bác sĩ  có kinh nghiệm với kỹ thuật vững vàng mới cho kết quả tốt và tránh được các biến chứng. Mục đích chính của chích xơ là giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc giúp giảm triệu chứng chảy máu. Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2,

Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2, một số tác giả áp dụng cho cả trĩ nội độ 3 nhưng kết quả giới hạn. Nguyên tắc chính của thắt vòng cao su là giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc, do đó sẽ cố định ống hậu môn đúng với nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn.

Quang đông hồng ngoại: Phương thức sử dụng nhiệt điều trị trĩ đã được thực hiện hàng trăm năm nay và phương pháp này được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2. Phương pháp này có ưu điểm là không đau, an toàn, cầm máu rất hiệu quả nhưng có nhược điểm là máy khá đắt và thường phải làm thủ thuật nhiều lần.        

TVC giới thiệu bệnh trĩ nguyên nhân và cách điều trị

Phẫu thuật: Với các phát hiện về sinh bệnh học và giải phẫu học, từ thập niên 90 có các phương pháp phẫu thuật mới như khâu treo trĩ, phẫu thuật Longo, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler. Các phương pháp phẫu thuật mới này dựa trên nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định mô trĩ vào ống hậu môn. Với các phương pháp phẫu thuật sau này, vùng phẫu thuật nằm trên cột Morgagni, là vùng không có các tiếp nhận cảm giác, do đó khi phẫu thuật vùng này có lợi điểm là không đau.

Trên đây là một số thông tin hữu ích cách điều trị bệnh trĩ, ngoài ra chúng tôi có thể tư vấn thêm cho bạn sử dụng một số loại thuốc giúp giảm đau cũng như phòng ngừa điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả an toàn các bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !