CẨM NANG DU LỊCH
Lễ Hội Quan Thế Âm tại Đà Nẵng – Thu hút hàng vạn du khách
Đà Nẵng còn được coi là trung tâm Phật giáo ở miền Trung vì nơi đây có nhiều chùa chiên to đẹp và nổi tiếng như Chùa Linh Ứng Bãi Bụt, chùa Linh Ứng Bà Nà và một quần thể chùa chiền hết sức phong phú ở Ngũ Hành Sơn.
Đà Nẵng là một thành phố biển nằm ở miền Trung Việt Nam có vị trí gần như trung tâm sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng không chỉ hấp dẫn bởi sự trong lành, yên bình mà nơi đây còn là một điểm du lịch thú vị bởi thiên nhiên trời phí có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Nằm giữa kế cận 3 di sản văn hóa lớn Cố Đô Huế, phố cổ Hội An và Thánh Địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng còn nổi danh với nhiều bãi biển đẹp, non nước hữu tình như bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, ngoài khai thác lợi thế du lịch từ thiên nhiên, Đà Nẵng còn đặc biệt ấn tượng với du khách bởi những hoạt động thể thao và văn hóa.
Tổng quan Chùa Quan Thế Âm
Nhiều lễ hội có nguồn gốc từ lâu đời được tổ chức hàng năm như lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đình Làng, trong đó lễ hội Quan Thế Âm là lễ hội mang lễ nghi Phật giáo mang tầm vóc và quy mô lớn.
Lễ hội Quan Thế Âm được tổ chức hàng năm vào 19/2 âm lịch tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, lần đầu tiên tổ chức vào năm 1960 nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ở ngọn Thủy Sơn thuộc phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau lễ hội được tổ chức nhân dịp chùa Quan Âm ở Động Quan Âm là nơi xuất hiện một số thạch nhũ có hình tượng Phật Bà Quan Thế Âm, vì một số lý do nên lễ hội bị gián đoạn trong một thời gian gian mãi đến năm 1991, 19/2 năm Tân Mùi lễ hội Quan Thế Âm mới được khôi phục trở lại.
Khi mới nhắc đến cụm từ Quan Thế Âm chúng ta biết đến ý nghĩa như là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Đây cũng là dịp mọi người tụ hội cầu yên bình cho bản thân và gia đình, cũng là thời sau Tết Nguyên Đán để chúng ta hòa mình vào những lễ hội mang bản sắc giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Lễ hội Quan Thế Âm 19/2 âm lịch, 2558 lại về trên Thánh Tích Non Tiên Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng. Mỗi mùa lễ hội đi qua trong tâm tưởng của mỗi người lễ hội Quan Thế Âm không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt tâm linh. Sự linh thiêng kính trọng đã in sâu vào tâm hồn của người dân Việt, lễ hội đã khẳng định giá trị đánh một dấu mốc son quan trọng khi được Bộ văn hóa thể thao và du lịch chọn làm là 1 trong 15 lễ hội cấp quốc gia vào năm 2000.
Sức thu hút lớn của lễ hội Quan Thế Âm chính là sự tham dự của hàng vạn người từ khắp mọi miền tụ hội. Đây không chỉ là sinh hoạt tâm linh của một tôn giáo mà còn là sự cộng hưởng của toàn thể nhân dân không riêng gì những tín đồ Phật giáo.
TVC giới thiệu Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng
Trong tinh thần triết lý từ bao đời của nhà Phật tinh thần từ bi, trí tuệ, đức Bồ Tát Quan Thế Âm với hạnh niệm lắng nghe để cứu độ mà nhân dân thường niệm danh ngài mỗi khi gặp hoạn nạn, khổ đau và tai biến trong đời. Không những thế lễ hội còn hướng con người đến tâm đức, trong sáng, tu thân làm nhiều việc thiện lành. Lễ hội mang danh Quan Thế Âm là biểu tượng cao đẹp về tinh thần từ bi, hỉ xả của Đạo Phật cầu cho cuộc sống an lành, thịnh vượng trên tất cả chúng sinh.
Dưới bóng núi Kim Sơn trầm hùng ngôi chùa Quan Thế Âm nhờ phước duyên của Đức Bồ Tát đã trở thành một địa điểm tổ chức lễ hội hàng năm. Con đường cõi Phật Niết Bàn mở ra thênh thang đón tiếp khách hàng hương, các tăng đoàn, tín đồ Phật giáo không chỉ trong nước mà là sự cộng duyên của các đoàn văn hóa, nghệ thuật, Phật giáo quốc tế. Từ những duyên lành phước báu lễ hội Quan Thế Âm còn mở ra nhiều triển lãm, các tác phẩm thư pháp, pháp hội, pháp thoại cùng với nhiều cuộc giao lưu văn hóa nghệ thuật.
Trên cơ sở nhiều hoạt động ý nghĩa như vậy lễ hội Quan Thế Âm mang màu sắc tôn giáo nhưng lại đi sâu vào tự tình dân tộc góp phần vào nền văn hóa tinh thần của dân tộc phát triển. Sự quan tâm giúp đỡ từ phía Ban lãnh đạo thành phố Đà Nẵng các cơ quan doanh nghiệp đã làm nên thành công cho lễ hội.
Xuất phát từ điều đó, một ngôi Tự Viện Thạch Ngọc vững vàng đúng với chủ trương của thành phố đề ra theo hướng xanh-sạch-đẹp cùng với sự văn minh văn hóa đô thị con đường mới mở rộng lớn dẫn về lễ hội Quan Thế Âm hôm nay là kết quả cho quá trình cố gắng nỗ lực của toàn xã hội.
Đặc biệt, cảnh nghi thức rước cổ hình Đức Bồ Tát Quan Thế Âm diễn ra rất long trọng thiêng liêng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người xem.
Lễ hội Quan Thế Âm – Thu hút du khách
Lễ hội tiếp diễn với phần thi đua thuyền truyền thống hàng năm trên dòng sông lịch sử Cổ Cò, các đội thi đấu rất nhiệt tình phấn khởi trong tinh thần đoàn kết gắn bó giao lưu giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa.
Có được những mùa lễ hội thành công tốt đẹp và tiếp nối những mùa lễ hội lại được hoan huyên rộng mở trong không gian tôn nghiêm hoành tráng. Tuy vậy trước thực trạng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây việc xây dựng ngôi Tự Viện Thạch Ngọc hãy còn còn dang dở, nhiều hạng mục chính của công trình chưa được hoàn thành, đòi hỏi phải có sự chia sẻ góp sức.
Đi trên con đường thênh thang to đẹp khi đến với lễ hội, trong không gian lễ hội trang nghiêm và tươi xanh sức sống cỏ hoa chúng ta ngộ ra cái lý nhân duyên Phật dạy “Không một hiện hữu nào tồn tại độc lập mà không nương tựa vào nhau, bởi do cái này sinh khởi nên cái kia khởi sinh”.
Lễ hội Quan Thế Âm mở ra những buổi khai hội đầu tiên cho đến bây giờ cũng trong tương quan duyên sinh duyên khởi đó, từ khoảng khắc Huyền Nhiệm phát hiện bàn tay kỳ diệu của thiên nhiên đã tạo dựng tôn tượng Bồ Tát Quan Thế Âm trong thạch động này. Hơn nửa thế kỷ đã qua thời gian ấy có là gì trước vô tận, song niềm tin của mỗi người thì vẫn vĩnh hằng đến từng cọng cỏ mỗi đóa hoa cho đến lễ hội hôm nay đều chói ngời Phật tính.
Lễ hội Quan Thế Âm cũng có thể hiểu là cộng cảm muôn tinh thần sáng ngời chân lý trên con đường Hoàng Phát Lợi Sinh, trong ánh quang nhiệm màu của Mẹ từ bi như mùa lễ hội.
Đối với nhiều triều đại phong kiến xưa kia Phật giáo là chỗ dựa để tổ chức nên một xã hội gắn kết đạo đức, giàu tính từ bi. Phật giáo được du nhập vào Đà Nẵng vào thế kỷ thứ 15 hiện nay Đà Nẵng có trên 100 ngôi chùa Tịnh Thất và trường Phật học. Nhiều chùa được tùng tu sữa chữa và xây mới khang trang cùng với đội ngũ tăng ni Phật tử đông đảo.
Hoạt động tại lễ hội
Lễ hội Quan Thế Âm được cọi như là lời cầu nguyện cho quốc thái dân an của đất nước, cho mưa hòa gió thuận; đây là một dịp để mọi người chan hòa trong không khí hội, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn và đoàn kết hơn. Hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, thì lễ hội lại được tổ chức vào với một tầm vóc,và có quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn được tổ chức vào 3 ngày bảo gồm phần lễ và hội.
Phần lễ: Mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:
- Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng được tổ chức vào tối ngày 1 bao gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu nguyền ánh sáng sẽ soi đường chỉ lối cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, đạo đức và tấm lòng của con người.
- Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19,đây là lễ cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.
- Lễ trai đàn chẩn tế: Lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu,cúng thập loại chúng sinh đây là nghi lễ cúng chúng sinh có thế ghi danh sách gửi lên chùa để các phật tử cầu siêu, trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.
- Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: Lễ cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngời ca lòng tư bị Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và cầu mong cho dân tốc được bình an và thịnh vượng.
- Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, sau các nghi lễ tổ chức trên sẽ có 4 người khiêng kiệu Phật bà đi trước và đi sau là các phật từ và đồng bảo đi từ trên đi xuống chiếc thuyền đậu trên Sông Cầu Biện (nhánh của sông Cổ Cò), sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò. Nghi lễ này cầu nguyện cho những chúng sinh đi biển được thuận buồm suôi gió. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an, lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18.
Trong ngày lễ này các bô lão của các phường Hòa Hải, Hòa Quý khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo. Sau khi hành lễ và đọc các nghi lễ, đoàn bô lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông Cầu Biện để mở hội hoa đăng, rồi từ chùa Quán Thế Âm đi quanh các khu phố qua các làng đá mỹ nghệ Non Nước, xuống khu du lịch Non Nước và trở về lại lễ đài với lộ trình dài hơn 2km.
Phần hội:
Về phần hội này được diễn ra khá sôi nổi với các văn hóa - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với lễ hội hóa trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng... các hoạt động triển lãm như tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay và còn rất nhiều tiết mục để các bạn khám phá.
Phần hội diễn ra hấp dẫn với nhiều nội dung như kéo co, võ thuật, đua thuyền... cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, lửa trại...
Lễ hội Quan Thế Âm diễn ra hàng năm thực sự là nơi người người từ khắp các phương trời đổ về hội tụ cùng cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận. Lễ hội cũng là dịp để mọi người, mọi giới hòa mình trong không khí hội hè, noi theo tinh thần từ bi, hỉ xả của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm cùng nhau chung sức chung lòng dựng xây Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp.
Nếu có dịp ghé thăm thành phố thơ mộng bên dòng sông Hàn vào tháng 2 âm lịch du khách gần xa hãy một lần hòa mình vào không khí lễ hội Quan Thế Âm để cùng nhau chan hòa trong không khí hội hè soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !