CẨM NANG DU LỊCH
Làng nghề dệt thủ công mỹ nghệ - Nghề ươm tơ dệt lụa trên cao nguyên Lâm Đồng
Lâm Đồng quê hương lâu đời của các dân tộc anh em như Mạ, K’Ho, Chu Ru, M’Mông... nơi đất lành chim đậu, là vùng đất nhiều di sản văn hóa đặc sắc, nhiều phong tục tập quán cùng những di sản truyền thống tốt đẹp của những cộng đồng người dân tộc.
Có một nét đẹp văn hóa nổi bật trong hệ thống những di sản văn hóa truyền thống của người đồng bào thiểu số ở Lâm Đồng là nghề dệt thổ cẩm. Dệt thổ cẩm ở đây rất đa dạng độc đáo gây ấn tượng từ cách phối màu đến từng đường nét hoa văn, nghề dệt nơi đây gắn liền với những câu chuyện của đời sống văn hóa gia đình, văn hóa hôn nhân, cưới hỏi hơn nữa nó còn là một kỹ năng mà tất cả các cô gái phải thành thạo trước khi lấy chồng.
Nằm trên cao nguyên Langbiang, có khí hậu và thổ nhưỡng rất thuận lợi cho cây dâu và con tằm phát triển tốt nên cho lụa đẹp không gai guốc, dài và bóng. Nếu bình thường một con kén ở các tỉnh phía Bắc nhả sợi từ 300 đến 500m thì ở đây kén Lâm Đồng nhả tơ dài đến 1000m.
Với quy trình khép kín gồm đầy đủ các công đoạn như một cách để lưu giữ nghề truyền thống kết hợp làm du lịch giới thiệu những nét đẹp văn hóa của nghề dệt với du khách quốc tế. Du lịch ở Đà Lạt là một trong những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian qua đây cũng là điều dễ hiểu, bởi Đà Lạt được xem như một miền đất hứa của du lịch. Nơi đây có quá trời thứ để khám phá, có rất nhiều điều để yêu, để thưởng thức.
Khó có thể kể hết những điều thú vị trong những chuyến du lịch đến Đà Lạt, ai đã từng đến đây cũng đều muốn thêm một lần trở lại. Và một trong những điểm dừng chân thú vị ấy đó chính là Làng nghề dệt thủ công mỹ nghệ Lâm Đồng.
Mỗi dân tộc đều có một nét văn hóa mang bản sắc riêng phản ánh lịch sử và sự phát triển của dân tộc ấy và với người phụ nữ Tây Nguyên thì nghề dệt thổ cẩm dường như ăn vào máu thịt được truyền từ đời này qua đời khác, những người mẹ truyền cho con cháu và cứ thế nối tiếp theo thời gian.
Thông qua tấm vải dệt người phụ nữ K’Ho đã gửi gắm tâm hồn tình cảm cũng như sự cảm nhận về thế giới tự nhiên con người bằng những hoa văn sinh động gần gũi trong đời sống hàng ngày như bông hoa hình người muôn thú, cây nêu, nhà sàn...
Hiện nay nghề dệt thổ cẩm của người Tây Nguyên không chỉ là một nét đẹp văn hóa riêng biệt mà đã trở thành một nét đẹp du lịch khiến cho bất cứ du khách nào khi tìm đến vùng đất này cũng mong muốn tìm hiểu và trải nghiệm. Sau đây chúng ta hãy cùng ghé thăm một làng nghề dệt thổ cẩm trên vùng đất này để tìm hiểu thêm về những nét văn hóa đặc sắc của bà con nơi đây.
Mỗi dân tộc đều mang đến một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và không chỉ thể hiện qua đời sống vật chất tinh thần mà còn được thể hiện qua các sản phẩm và nghề dệt thổ cẩm truyền thống cũng là một trong những nét đẹp của người phụ nữ dân tộc Tây Nguyên đã ăn sâu vào trong máu thịt được truyền từ đời này qua đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác.
TVC tìm hiểu nghề ươm tơ dệt lụa trên Cao Nguyên Lâm Đồng
Những cô K’Ho đã mê đắm các màu sắc rực rỡ và họa tiết của thổ cẩm, từ khi còn bé lớn lên ngồi hàng giờ miệt mài bên khung cửi, tìm lại từng chút sợi chỉ mảnh dệt vào nhau để có những tấm vải muôn màu với nhiều hoa văn kỳ bí.
Dường như sắc màu thổ cẩm ấy đã ăn sâu vào trong máu thịt nên đến ngày hôm nay để thế hệ trẻ của buôn làng vẫn mãi mê ngồi khung cửi trong tiếng kẻo kẹt của khung cửi ấy qua tiếng cười nói rộn ràng để bao thổ cẩm được dệt lên với hoa văn muôn hình dáng điệu đầy tính nghệ thuật cùng màu sắc đặc trưng và truyền thống ấy đã được lưu truyền và gìn giữ.
Các làng nghề thủ công mỹ nghệ tại Lâm Đồng
Các sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Ðồng đã có từ lâu đời. Hiện hai làng nghề dệt thổ cẩm B’Nơ C (xã Lát - Lạc Dương) và làng nghề K’Long (xã Hiệp An - huyện Ðức Trọng) vẫn được duy trì và phát triển. Đây chính là hai làng nghề nổi tiếng về dệt thủ công thổ cẩm với nhiều sản phẩm độc đáo từ khăn, áo, vải tấm thổ cẩm, túi đến những sản phẩm lưu niệm… Những sản phẩm này có hoa văn rất độc đáo, màu sắc tinh tế, đa dạng. Vì thế những sản phẩm của làng nghề dệt thủ công mỹ nghệ Lâm Đồng không chỉ có mặt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Làng nghề dệt thổ cẩm K’Long, xã Hiệp An, huyện Ðức Trọng, cách Ðà Lạt khoảng 20 km về phía Nam thuộc loại hình cơ sở dạy nghề lúc đầu với 40 công nhân theo học và sản xuất, trong đó bộ phận dệt là 14 chị, may là 20 chị và thêu là 6. Chỉ sau hơn 3 năm thành lập, làng nghề K’Long đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, góp phần cho sự phát triển mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng và cho nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Một làng nghề cũng được du khách rất quan tâm đó là làng nghề dệt thổ cẩm B’Nơ C, không thuận lợi như làng nghề K’Long là nằm ngay quốc lộ 20, nhưng B’Nơ C lại là vùng thuộc khu du lịch Langbiang, là nơi du khách thường xuyên tới tham quan và mua sắm, đặc biệt là các mặt hàng thổ cẩm với nhiều mẫu mã đa dạng.
Những sản phẩm tinh tế ở làng nghề dệt thủ công mỹ nghệ Lâm Đồng
Làng nghề dệt thủ công mỹ nghệ Lâm Đồng không phải là một điểm đến quá nổi bật trong danh sách dài những điểm đến ấn tượng của Đà Lạt đó là làng nghề dệt thủ công mỹ nghệ Lâm Đồng.
Tuy không quá nổi tiếng, hào nhoáng như những điểm đến khác, nhưng Làng nghề dệt thủ công mỹ nghệ Lâm Đồng lại là một vùng đất chứa đựng nhiều ý nghĩa, mà nếu du khách không đến thì không bao giờ có thể tìm kiếm ở bất cứ một chuyến đi nào khác.
Nếu bạn chọn Đà Lạt có đi qua vùng đất Lạc Dương Lâm Đồng để thăm Xã Lát hay thác Pongour nằm ở Đức Trọng, thì chắc chắn chuyến hành trình này sẽ có điểm dừng chân là Làng nghề dệt thủ công mỹ nghệ Lâm Đồng.
Với nhiều người từng đến Đà Lạt nhiều lần, mua nhiều sản phẩm dệt thủ công thổ cẩm nổi tiếng, nhưng họ không biết nguồn gốc những sản phẩm này ở đâu ra. Ở tỉnh Lâm Đồng, ngoài một số gia đình sống gần thành phố dệt thổ cẩm thì có hẳn những làng dệt thủ công rất nổi tiếng mà du khách cần nhớ như làng B’nơ C ở Xã Lát, Lạc Dương, nằm ngay khu vực núi Lang Biang, hay làng K’long ở Đức Trọng, cách Đà Lạt khoảng 20km.
Đây chính là hai làng nghề nổi tiếng về dệt thủ công thổ cẩm với nhiều sản phẩm độc đáo từ khăn, áo, vải tấm thổ cẩm, túi đến những sản phẩm lưu niệm… Những sản phẩm này có hoa văn rất độc đáo, màu sắc tinh tế, đa dạng. Vì thế những sản phẩm của Làng nghề dệt thủ công mỹ nghệ Lâm Đồng không chỉ buôn bán trong trung tâm thành phố, hay ở trong nước mà còn để xuất khẩu ra ngoài nước.
Bảo tồn truyền thống độc đáo
Có thể nói Đà Lạt bên cạnh những điểm tham quan phong cảnh hay kiến trúc nổi tiếng thì còn có rất nhiều làng nghề truyền thống độc đáo. Từ những làng hoa, làng rau, làng làm rượu vang dâu, làng mứt… đến những làng nghể dệt thủ công mỹ nghệ. Tất cả đang góp phần làm nên một thành phố nhiều màu sắc, với truyền thống độc đáo có một không hai.
Tỉnh Lâm Đông đã và đang có nhiều biện pháp tích cực để góp phần bảo tồn truyền thống đẹp ở các làng nghề này. Một trong số những biện pháp đó chính là phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ để bà con ở các làng nghề có thể yên tâm làm, ổn định cuộc sống, và tạo nên những sản phẩm chất lượng nhất.
Trong đó, làng nghể dệt thủ công mỹ nghệ đang thu hút đông đảo khách du lịch tìm đến. Hầu hết du khách đều rất yêu thích hình ảnh những người phụ nữ đang mải miết dệt nên những chiếc túi xách, những cái gùi, dây đeo tay mang đậm đà phong cách người dân bản địa.
Việc được tận mắt chứng kiến những người phụ nữ tảo tần, cần mẫn, chăm chỉ ngồi bên khung dệt để làm ra những sản phẩm dệt mang chất núi rừng luôn là hình ảnh đẹp, nên thơ trong lòng du khách.
Bên cạnh du lịch, tại các làng nghể dệt thủ công mỹ nghệ Lâm Đồng hiện nay đều có nhiều chương trình bổ tồn, phát triển nghề dệt khác. Như họ mở nên những xưởng dệt thổ cẩm tập trung, mở các lớp đào tạo nghề và có mô hình để chính những khách du lịch tham gia học cách dệt thổ cẩm rất thú vị. Để có được những tấm thổ cẩm đẹp bắt mắt thì người nghệ nhân đã phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết cũng như là công sức của mình.
Du khách đến đây ngắm nhìn đôi bàn tay thoắt thoắt của cô gái K’Ho dệt nên những tác phẩm nghệ thuật mang đậm âm hưởng đại ngàn. Có thể thấy nét đẹp ấy đã ăn sâu vào tâm thức của các cô gái buôn làng để mỗi du khách đến đây đều được những cô gái K’Ho truyền cho một ngọn lửa đầy nhiệt huyết để họ thấy yêu hơn một vùng đất của Cao Nguyên Lâm Đồng.
Người phụ nữ Tây Nguyên lưu giữ nghề dệt truyền thống bằng cả niềm đam mê và sự tự hào dân tộc và cho đến ngày hôm nay nghề dệt truyền thống không chỉ mang đến giá trị thiết thực cho những người dân nơi đây mà còn mang lại một giá trị một nét đẹp văn hóa rất đáng lưu giữ và đây là điểm dừng chân rất thú vị mỗi khi bước chân đến vùng đất Lâm Đồng.
Đến đây du khách có thể rất nhiều điều thú vị bất ngờ đang chờ đón du khách trong hành trình văn hóa độc đáo này! Ðà Lạt – Với phong cảnh hữu tình lại được tô điểm thêm bởi những nét truyền thống đặc trưng qua những sản phẩm làng nghề độc đáo. Ðà Lạt tuy là xứ lạnh nhưng luôn muốn làm ấm lòng du khách thập phương.
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !