Khi trẻ bị táo bón mẹ phải làm gì?
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
Sức khỏe đời sống

Khi trẻ bị táo bón mẹ phải làm gì?

Khi trẻ bị táo bón mẹ phải làm gì?

Ngày nay vấn đề trẻ bị táo bón không đi ngoài được hiện đang là mối bận tâm rất lớn từ nhiều bậc cha mẹ bởi rất phổ biến, tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài, không đi ngoài được trong nhiều ngày liền, nó có thể dẫn tới hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bình thường ở trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị táo bón mẹ phải làm gì?
Khi trẻ bị táo bón mẹ phải làm gì?

Vì vậy việc quan tâm điều trị cho trẻ ra điều rất cần thiết và vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ, việc bị táo bón là dấu hiệu của chứng rối loạn chức năng tiêu hóa. Táo bón về cơ bản sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới bé nếu chỉ diễn ra tạm thời vài ngày, do sự thất thường về chế độ ăn uống, tuy nhiên cha mẹ cũng cần nghiêm túc xem xét nguyên nhân táo bón do đâu, biện pháp nào trị táo bón đúng đắn để đảm bảo sức khỏe cho trẻ một cách đúng phương pháp mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trẻ đi tiêu như thế nào gọi là táo bón?

Trẻ bị táo bón có số lần đi cầu ít hơn bình thường, đi cầu khó khăn (phân cứng hay phân to, đau, đôi khi có máu), nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần được gọi là táo bón mạn (tính), trước thời gian này được gọi là táo bón cấp (tính) cần xem xét điều trị ngay.

Khi trẻ bị táo bón mẹ phải làm gì?
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Dấu hiệu nhận biết:

  • Ở trẻ bị táo bón, thường phân cứng, tròn nhỏ giống như các viên bi (giống phân dê), đi ít lần hơn thói quen trước đó, khóc khi rặn (uốn cong lưng, khép chặt mông).
  • Trẻ mới biết đi sẽ lắc lư tới lui trong khi gồng chân và mông, uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn, có thể ngồi chồm hổm, hoặc có tư thế bất thường.
  • Một số trẻ lớn, táo bón lại biểu hiện bằng hiện tượng són phân trong quần mà trẻ không hay biết.

Trẻ bị táo bón không đi ngoài được trong nhiều ngày có nguy hiểm không?

Táo bón ở trẻ nhỏ là tình trạng tắc nghẽn đầu ra, khi phân bị ứ đọng tại đại tràng, không được tống thải đều đặn dễ gây nên nhiều hậu quả xấu. Phân ở lâu trong đại tràng bị tái hấp thu nước, trở nên khô cứng, rất khó để đại tiện, lượng chất thải dồn nén vài ngày đã đủ khiến khối phân to bất thường. Lúc này, trẻ phải gắng sức rặn cũng khó lòng đi ngoài được gây khó chịu đau rát cho trẻ.

Khi trẻ bị táo bón mẹ phải làm gì?
Trẻ táo bón có nguy hiểm

Bên cạnh đó, nếu cha mẹ nóng vội mà dùng các thuốc nhuận tràng, tẩy xổ, phân bị cưỡng ép đẩy ra ngoài gây ra chứng nứt hậu môn, chảy máu lẫn vào phân. Tình trạng này tiếp diễn nhiều lần khiến trẻ đau đớn, lo sợ, cố nín nhịn việc đại tiện, lâu dần táo bón trở thành vòng luẩn quẩn, ngày càng nặng hơn.

Không riêng đối với người lớn mà trẻ em cũng vậy, chỉ có thể tiêu hóa bình thường nếu trên ăn, dưới thải đều đặn, tình trạng không đi ngoài được ở trẻ nhỏ khiến trẻ dễ bị đầy chướng bụng, chán ăn, kém tiêu hóa.

Còn chưa kể trẻ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa thường dễ sinh tâm lý khó chịu, không đủ năng lượng và tinh thần để học tập, vui chơi, khám phá thế giới xung quanh, cơ thể không thể phát triển toàn diện.

Nguyên nhân trẻ bị táo bón?

  • Trẻ trong độ tuổi còn bú, nhất là những trẻ không bú mẹ sẽ dễ có nguy cơ bị táo bón do thành phần đạm trong sữa bò khó tiêu hóa hơn sữa mẹ, cộng với hệ tiêu hóa chưa thật hoàn thiện.
  • Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón, những trẻ còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón.
  • Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn thức ăn có quá nhiều chất béo, chất đạm và ít chất khoáng, thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.
  • Những nguyên nhân khác như: Ruột già của trẻ quá to, bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hóa, bệnh thần kinh cơ… cần khám và điều trị bệnh tận gốc mới hết.
Khi trẻ bị táo bón mẹ phải làm gì?
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện?

Khi trẻ bị táo bón, biện pháp tốt nhất là nên đưa bé đi khám và nghe tư vấn bác sĩ về việc điều trị táo bón, ngoài ra cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nghi ngờ sau:

  • Đi ngay: khi bé đau bụng dữ dội
  • Chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường ở bé < 4 tháng tuổi
  • Chướng bụng
  • Nôn ói
  • Chậm lớn
  • Tiêu chảy có máu
  • Chậm phát triển thần kinh
  • Hậu môn bất thường
  • Có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ táo bón do bệnh lý.

Cách xử trí táo bón tại nhà

Trẻ bú mẹ thường ít bị táo bón, nếu có, cần xem xét chế độ ăn của mẹ, còn đối với trẻ bú bình bị táo bón cần được kiểm tra và điều chỉnh cách pha sữa cho đúng công thức, cho trẻ uống nước đầy đủ hàng ngày, tập trẻ đi cầu hàng ngày đúng giờ.

Khi trẻ bị táo bón mẹ phải làm gì?
Tăng cường ăn rau quả tránh táo bón

Nếu trẻ chưa đáp ứng tốt, có thể dùng một số loại nước trái cây nguyên chất có tác dụng điều trị táo bón như mận, táo, lê, những loại nước trái cây khác không có hiệu quả bằng các loại trên.

Nếu trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, phụ huynh có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo, cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (đã nghiền nát) như mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, bông cải hoặc cải bó xôi. Bạn có thể trộn nước trái cây (táo, mận, lê) với bột ngũ cốc, hoặc trái cây/ rau cải nghiền nát.

Khi áp dụng các biện pháp trên vẫn không cải thiện, có thể trẻ không dung nạp được với đạm sữa bò, phụ huynh cần cân nhắc chuyển sang công thức sữa đạm thủy phân một phần giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Sau khi đã kiểm tra và khắc phục những yếu tố trên mà tình trạng táo bón của trẻ không cải thiện, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi về tiêu hoá để phát hiện kịp thời những bệnh lý và điều trị. Bên cạnh bổ sung chất xơ hàng ngày bằng các loại thực phẩm rất quan trọng, các cha mẹ có thể bổ sung thêm Cốm chất xơ cho trẻ vừa giúp trẻ tiêu hóa tốt, phát triển toàn diện còn chống táo bón cho trẻ hiệu quả.

TVC giới thiệu Sản phẩm Ích Nhi 

Cốm chất xơ ích Nhi - Điều trị táo bón cho trẻ

Sản phẩm với các thành phần chính như Vitamin B1, B2 và B6, Chất xơ tự nhiên Ích Nhi giúp bé nhà bạn chống táo bón, thông đại tiên và khắc phục các vấ đề trướng bụng, đầy hơi hiệu quả.

Thành phần

  • Inulin: Có tác dụng bổ sung các lợi khuẩn nhằm tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và giúp bé nhà bạn tiêu hóa tốt hơn, bé sẽ đi vệ sinh đều đặn hơn.
  • Vitamin B1: Đóng góp vào sự phát triển tế bào cơ thể, giúp sáng mắt và còn giúp kích thích bé ăn uống.
  • Vitamin B2: Rất cần thiết cho quá trình xử lý tế bào, giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và protein và giúp trao đổi năng lượng.
  • Vitamin B6: Cần thiết cho quá trình trao đổi protein, hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch và tế bào máu.
  • Ngoài ra còn còn các thành phần khác như: Saccarose, kem sữa non, flavour
Khi trẻ bị táo bón mẹ phải làm gì?
Cốm chất xơ Ích Nhi - Chăm sóc sức khỏe toàn diện

Công dụng

Với đầy đủ các vitamin và dưỡng chất cần thiết, Chất xơ tự nhiên Ích Nhi chống táo bón mang đến những công dụng tuyệt vời trong việc ngừa táo bón ở trẻ nhỏ:

  • Giúp cung cấp chất xơ tự nhiên inulin cho trẻ nhỏ
  • Giúp nuôi dưỡng và phát triển hệ vi khuẩn có ích, giúp tăng nhu động ruột, tăng phân huỷ các chất cặn bã
  • Giúp thông đại tiện, khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón, chướng bụng, đầy hơi.

Chất xơ tự nhiên Ích Nhi chống táo bón, giờ đây bé cưng nhà bạn không còn bị trướng bụng, đi tiêu không được, bạn cũng không phải lo lắng về tình trạng của con nữa. Sản phẩm giúp bé phát triển toàn diện, bé ăn ngon, ngủ khỏe, đi tiêu đều đặn sẽ luôn vui vẻ, hoạt bát và phát triển tốt hơn.

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !