CẨM NANG DU LỊCH
Dinh Độc Lập – Công trình kiến trúc lịch sử
Sài Gòn hơn 300 tuổi, TP.HCM ở trong tuổi 40 đang nằm trong bước chuyển mạnh mẽ của diện mạo kiến trúc đô thị. Nếu Văn Miếu Quốc Tử giám, Cầu Long Biên, Nhà Hát Lớn là hình ảnh đại diện cho trái tim hồng Hà Nội thì những cái tên như Dinh Độc Lập, Chợ Bến Thành, Nhà Thờ Đức Bà, Chùa Vĩnh Nghiêm của TP.HCM đã đi vào lịch sử và trở thành biểu tượng của Hòn Ngọc Viễn Đông. Dù đã hàng trăm năm tuổi nhưng những công trình này vẫn giữ được vẻ cổ kính, nét thanh lịch giữa lòng Sài Gòn hiện đại và tấp nập.
Đất Sài Gòn Gia Định là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, điển hình là văn hóa châu Âu được thể hiện đậm nét trong kiến trúc đặc trưng của những công trình cổ. Sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp, Việt đã trở thành một quỹ di sản mang kiến trúc ý nghĩa lịch sử kết hợp hài hòa với các thành phần kiến trúc và cảnh quan đô thị truyền thống tạo nên nét đẹp riêng cho nơi đây.
Được sáng tạo bằng bàn tay và ý tưởng của người Việt, Dinh Độc Lập đã trở thành biểu tượng của TP.HCM và là điểm đến yêu thích của du khách khi đặt chân tới thành phố này. Nơi đây là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của TP.HCM nói riêng và của cả nước nói chung là biểu tượng của chiến thắng, sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc biệt ở TP.HCM hiện nay dinh được Thủ Tướng Chính Phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây có ý nghĩa lịch sử văn hóa nổi bật, được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến như một địa điểm không thể thiếu khi đến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Hội trường này còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kỳ thập niên 60.
Kiến trúc Hội trường Thống Nhất
Ngày 23/2/1868, Thống Đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam La Grandière đã đặt viên đá đầu tiên trên khoảng đất rộng 12 ha tại trung tâm thành phố Sài Gòn để xây dựng Dinh toàn quyền toàn quyền Đông Dương với chủ ý phô tướng uy thế chính quyền Thực Dân ở châu Á, Dinh được đặt tên là Dinh Norodom, Dinh hoàn thành vào năm 1871.
Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1945, Dinh trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam, sau khi Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ 2, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, Dinh Norodom lại trở thành nơi làm việc của Bộ máy chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.
Ngày 7/9/1954, Dinh được bàn giao cho chính quyền Ngô Đình Diệm và đổi tên thành Dinh Độc Lập, từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Đình Diệm và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị.
Ngày 27/2/1962, phe Đảo Chính ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Do không thể khôi phục lại Ngô Đình Diệm đã cho xây một Dinh thự mới ngay trên nền đất cũ nhưng vẫn giữ tên gọi Dinh Độc Lập.
Dinh được xây theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – Người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã, Pháp. Kiến trúc sư đã thiết kế theo khuynh hướng kết hợp với các yếu tố truyền thống và hiện đại, sử dụng vật liệu tiên tiến để diễn tả tâm hồn Việt Nam. Công trình được khởi công vào ngày 1/7/1962 trên nền Dinh Norodom do Thực Dân Pháp xây dựng từ năm 1868.
Đến ngày 31/10/1966, Dinh chính thức được khánh thành, khu nhà chính hình chữ T, diện tích mặt bằng là 4500m2 nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, khu này có 3 tầng lầu 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền và 1 tầng hầm, tổng diện tích sử dụng là 20.000m2 chia làm 95 phòng mỗi phòng có 1 chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng.
Sau năm 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng còn lại để phục vụ du khách tham quan. Ngoài các khu nhà trên ở góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh Khai còn có một nhà Bát Giác, đường kính 4, xây trên một gò đất cao, xung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính là nơi hóng mát thư giãn.
Với chiều cao 26m, Dinh Độc Lập tọa lạc trong khuôn viên rộng 12ha rợp bóng cây, bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất 1500 lượng vàng, hệ thống phù trợ bên trong Dinh rất hiện đại, đây là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng được đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm quan.
Khi thiết kế kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài. Tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương Đông và cá tính dân tộc, đó là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Đông.
Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ Cát có nghĩa là tốt lành, may mắn, vẻ đẹp của Dinh còn được thể hiện bằng bức rèm hoa đá mang hình dạng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh tầng 2. Đi vào bên trong Dinh tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng đều lấy câu “Chính Đại Quang Minh” làm gốc.
Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval đường kính 102m, màu xanh của thảm cỏ tạo ra một cảm giác mát dịu, sảng khoái ngay khi bước qua cổng. Phần chính mặt đứng của công trình được bao bọc bởi hệ lam, rèm hoa đá, Dinh Độc Lập có mặt đứng hướng về phía Đông Bắc là hướng khuất trực tiếp của ánh nắng mặt trời từ hướng Chính Đông, hướng của Dinh không thể thay đổi vì đó là điểm kết của trục đường Lê Duẩn.
Vì vậy để thụ được ánh sáng tối đa vào công trình cần có biện pháp kỹ thuật hợp lý, chính những ấn tượng, điều học hỏi từ thửa nhỏ đã giúp kiến trúc sư Ngô Viết Thụ nảy sinh ý tưởng từ bức cửa Vàng Khoa của các cung điện và nhà nghệ sĩ đã để tâm hồn mình rung động theo tư duy thẩm mỹ truyền thống.
Người Việt ta sống với thiên nhiên hòa quyện vào nó với tình cảm thân quen gần gũi và mộc mạc nhưng cũng rất tinh tế. Thiên nhiên đến với họ qua những khoản mở như cửa đi, cửa sổ ngang, những đoạn cổ diêm dọc mái, ánh sáng được làm cho thanh khiết hơn, dịu dàng hơn nhờ những mái hiên, cát sơn thiên tỉnh, nhờ những con sông Tiện, những bức vách bằng tre nứa. Thứ ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng ấy tạo nên sự ấm cúng trong căn nhà. Đó cũng là lý do để kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế bức rèm hoa đá cho mặt tiền Dinh Độc Lập với ý thức dùng kỹ thuật hiện đại của Phương Tây kết hợp tư duy thẩm mỹ truyền thống nó dễ dàng khiến người ta liên tưởng đến các hình tượng đa nghĩa khác nhau như con sông Tiện, chiếc Lộc Bình hay các giống trúc vốn là biểu trưng cho tính quân tử trong quan niệm của người Phương Đông.
Chúng đem lại cảm giác quen thuộc, đặc biệt với cách bố trí thành 3 hàng và chia cách khoảng không gian theo số lẻ, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã tự mình vẽ và hoàn thành việc tính toán kỹ thuật chiếu sáng để có thể tạo ra một hình thức hiệu quả, đồng thời đáp ứng cho yêu cầu thẩm mỹ công trình mà ở bất cứ vị trí nào có mặt trời không gian không bị hắt bóng, mà ánh sáng được khuếch tán và phản chiếu nhiều lần khiến cho nội thất hưng sáng nhẹ nhàng cùng với luồng không khí tỏa vào từ bên ngoài. Nhờ thế không gian hành lang trở nên thoáng hơn, rộng hơn và vẫn bừng sáng đến tận cuối buổi chiều.
Chuyền thể từ triết lý của ngôi nhà 3 gian, 2 chái kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã thết kế thành công một Dinh Độc Lập hiện đại nhưng mang phong vị dung dị rất Việt Nam, khác hẳn những ảnh hưởng sâu sắc của kiến trúc Pháp và hình ảnh của Dinh Norodom trước đó. Với Dinh Độc Lập ông đã khắc họa được tư tưởng kiến trúc và con người như một tiểu vũ trụ hài hòa trong một tổng hòa vũ trụ rộng lớn.
Khi thiết kế kiến trúc sư muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình nên mọi sự trang trí xếp tạc về mọi tổng thể từ nội thất cho đến tiền diện bên ngoài đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền văn hóa Phương Đông và cá tính của dân tộc Việt. Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được tô đẹp lên bởi những bức phù điêu, mỗi bức phù điêu là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo vừa có tác dụng trang trí vừa để nối liền các cửa sổ phía trên và phía dưới tạo thành một khối làm tăng vẻ đẹp bên ngoài.
Bước vào cổng chính chúng ta không thể tiến thẳng vào Dinh mà phải đi theo đường vòng cung quanh thảm cỏ hình oval phía trước, cách tổ chức theo đúng truyền thống Việt Nam, trong đó thảm cỏ, hồ nước đóng vai trò bình phong cho toàn bộ công trình.
Tham quan Hội trường Thống Nhất
Hàng năm, khu di tích Hội trường Thống Nhất thường đón gần một triệu khách tham quan trong và ngoài nước. Đó là một con số rất lớn đối với các bảo tàng, di tích hiện nay ở nước ta. Để đáp ứng thị hiếu của du khách, ban quản lý di tích đã cải thiện đáng kể cách thức hoạt động và hướng dẫn khách tham quan, hướng đến cung cấp thông tin để khách có thể tự đọc, tự khám phá.
Ban quản lý Hội trường Thống Nhất đã xác định từng vị trí cần thông tin như Phòng Khánh tiết, Phòng Trình quốc thư, Phòng Tổng thống hay vị trí cắm cờ tại Dinh ngày 30/4/1975. Mỗi vị trí tương ứng với một bảng giới thiệu gồm ba ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp với nội dung được biên soạn cô đọng, súc tích, chính xác. Mỗi bảng có một tấm ảnh được chọn lọc kỹ càng phản ánh lịch sử chân thực và sinh động.
Toàn bộ lộ trình tham quan Hội trường được dẫn dắt bằng 35 bảng giới thiệu thiết kế chuyên nghiệp, bố cục hài hòa, màu đỏ bắt mắt, cỡ chữ phù hợp. Cùng với các bảng này là các biển hướng dẫn lối đi để khách có thể tự di chuyển dễ dàng từ phòng này đến phòng khác, từ tầng dưới lên tầng trên và ngược lại. Chính mô hình này đã góp phần tạo thêm sự hấp dẫn cho khu di tích.
Dinh Độc Đập có gì?
Trong Dinh được chia làm 3 khu trưng bày chính là khu cố định, khu chuyên đề và khu bổ sung:
Khu cố định
Là bao gồm phòng khánh tiết, phòng đại yến, phòng các nội, phòng hội đồng an ninh quốc gia; phòng khách của tổng thống, phòng làm việc của tổng thống, phòng làm việc của phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa, phòng khách của phó tổng thống, phòng trình quốc thư, khu phòng ngủ của gia đình tổng thống, khu sinh hoạt, phòng khách của phu nhân, phòng chiếu phim, phòng giải trí, lầu tĩnh tâm, phòng tham mưu tác chiến, phòng thông tin liên lạc, phòng trực chiến của tổng thống, nhà bếp, xe Jeep, máy bay F5E, xe tăng 390, xe tăng 843. Những di tích sống động được lưu giữ đến tận bây giờ để thế hệ sau này được nhìn tận mắt, quan sát và hiểu được phần nào của một thời kì chiến tranh hào hùng và khốc liệt.
Khu chuyên đề
Là khu trưng bày các các chuyên đề như “Từ Hiệp định Paris đến chiến dịch Hồ Chí Minh qua tài liệu dự trữ”, “Đường Hồ Chí Minh qua các tài liệu của chính quyền Sài Gòn” hay các cuộc triển lãm ảnh như “Việt Nam – Bài ca chiến thắng”.
Khách tham quan không chỉ nhìn lại được những tấm ảnh sống động thời kì trước mà còn được biết thêm, tìm hiểu thêm về chi tiết lịch sử ẩn sâu trong nó mà không được sách báo nào viết lại. Đó là những sưu tầm, công lao tìm tòi, đào sâu của các chuyên gia lịch sử.
Khu bổ sung
Chính là khu trưng bày ảnh được tìm thấy và sưu tập sau này, những tấm ảnh được người dân lưu giữ từ các thời kháng chiến đến khi độc lập gửi vào Di tích để bảo quản và truyền lại cho con cháu đời sau.
Các thế hệ trước nhìn lại thời kì hào hùng của mình và các thế hệ sau có thể cảm nhận được kháng chiến oanh liệt và niềm vui chiến thắng mà ông cha ta đã giành được để nỗ lực góp một phần công sức của mình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hòa bình, phát triển thịnh vượng hơn nữa.
Ngoài tham quan khu chính ra, du khách có thể đi dạo bên ngoài khuôn viên của Dinh với những bãi cỏ xanh mướt và ngắm nhìn Dinh từ nhiều góc độ.
Phương tiện đi lại khi du lịch Sài Gòn
Sài Gòn có dân số rất đông nên phương tiện lý tưởng để bạn du lịch trong thành phó chính là xe máy. Thứ tự ưu tiên sẽ giảm dần đến ô tô, xe đạp, xe buýt, xe xích lô.
Rẻ nhất phải kể đến xe buýt với rất nhiều tuyến trong ngày đi mọi quận, mọi khu du lịch với chỉ 5.000VND/tuyến. Xe ôm và taxi cũng là một gợi ý hay nhưng mức giá sẽ cao hơn đôi chút. Một lưu ý bạn nên nhớ là Sài Gòn rất hay kẹt xe vào độ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều do đây là thời gian đi làm và tan ca của công nhân, nhân viên…
Phương tiện mà bạn di chuyển để đến được Dinh Độc Lập rất đa dạng: Xe bus, ô tô, xe máy hoặc taxi đều được nhé! Nhưng nếu đi xe bus, bạn có thể đi theo các tuyến 001, 002, 03, 04 hoặc 05 là những tuyến đường đi qua Dinh Thống Nhất. Còn những bạn muốn đi xe máy chạy vòng vòng vào những ngày mát mẻ sẽ rất thích thú đấy. Cũng chính vì điểm này mà Dinh Độc Lập có thêm một điểm cộng tuyệt vời trong mắt khách du lịch đấy.
Giờ mở cửa, giá vé vào Dinh Độc Lập
Giờ mở cửa Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập luôn là điểm dừng chân của hầu hết các khách du lịch khi đến Sài Thành. Để phục vụ thực khách, Dinh Độc Lập mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Vào buổi sáng, Dinh Độc Lập giờ mở cửa lúc 7h30 đến 11h, buổi chiều từ 13h đến 16h.Chính vì vậy, bạn có thể đến đây tham quan bất cứ lúc nào mà bạn muốn.
Giá vé Dinh Độc Lập
Giá vé vào cửa Dinh Độc Lập rất hợp lý, phù hợp với cả khách trong nước lẫn khách nước ngoài. Đối với người lớn, giá vé vào cửa là 40.000 đồng, sinh viên là 20.000 đồng. Ở đây ưu tiên cho các học sinh từ 6 đến 17 tuổi với giá vé là 10.000 đồng. Đặc biệt, đối với khách du lịch đi theo đoàn từ 20 người trở lên sẽ được giảm một phần ba giá vé.
Lưu ý tham quan Dinh Độc Lập: Vì đây là nơi mang dấu ấn lịch sử hào hùng của một dân tộc, quốc gia, nên bạn lịch cần lưu ý về ăn mặc trước khi đến đây. Bên cạnh đó, nên tuân thủ đúng nội quy tham quan của ban quản trị khu di tích.
Dinh Độc Lập không chỉ là biểu tượng anh hùng của Sài Gòn mà còn là niềm tự hào của cả người dân Việt Nam. Chắc chắn khám phá khu di tích lịch sử này sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ. Đặc biệt, đây sẽ là một kho tàng cho các “Tín đồ” Lịch sử tha hồ khám phá.
Nếu có cơ hội đi du lịch Sài Gòn thì bạn đừng bỏ lỡ điểm di tích lịch sử Dinh Độc Lập. Đây là nơi mang dấu ấn hào hùng của dân tộc ta và cũng là nơi tự hào của nhân dân ta. Nơi đây thu hút du khách bởi những nét đẹp và ý nghĩa lớn lao của nó.
Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)
Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register
Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !