Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Vinacel - Sàn Giao Dịch TMĐT Kết Nối Trực Tiếp Nhà Cung Cấp Đến Người Tiêu Dùng | Cam kết bán hàng chính hãng, đúng giá, đúng chất lượng, giao hàng nhanh, đổi trả tại chỗ
CẨM NANG DU LỊCH

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian

Ngoài thắng cảnh vịnh Hạ Long vang danh thế giới, Quảng Ninh còn nổi tiếng trong mắt du khách là một vùng đất với những ngôi chùa linh thiêng và bề thế. Trong số đó không thể không kể đến ngôi chùa Ba Vàng – Cõi Phật nơi hạ giới. Với một chuyến du lịch chùa Ba Vàng bạn sẽ có cơ hội khám phá vùng đất Phật đầy huyền bí nơi mà đất trời thiên nhiên và con người được giao hòa làm một.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh

Uông Bí vùng đất cổ với hệ thống di tích lịch sử và lễ hội đặc sắc, nơi phất tích của thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái Phật giáo của người Việt với hệ thống tòa tháp Yên Tử linh thiêng. Và cũng tại vùng đất này trên núi Thàng Đẳng Sơn, núi dài của dãy núi Linh Sơn Yên Tử luôn vọng tiếng chuông ngân của Chùa Ba Vàng, thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Ngôi chùa có tên cổ là Bảo Quang Tự, hàm ý là vầng ánh sáng của chùa tỏa ra bốn phía từ trên núi, chùa ngự trên lưng chừng núi Thành Đẳng còn gọi là núi Ba Vàng cách khu du lịch sinh thái Lựng Xanh khoảng 1km. Chính nguồn nước từ núi Ba Vàng chảy ra đã tạo nên Lựng Xanh một điểm du lịch hấp dẫn của Uông Bí.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian

Thành phố Uông Bí được biết đến là trung tâm Phật giáo của cả nước, nơi có khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm do Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành và sáng lập. Trong hành trình tìm về đất Phật du khách có thể ghé thăm một ngôi chùa khác có niên đại cùng thời với Yên Tử đó là Chùa Ba Vàng. Với vai trò là một trong những truyền thừa kế tục sự nghiệp Phật pháp của thiền phái Trúc Lâm, Chùa Ba Vàng là điểm đến hấp dẫn cho hành trình du lịch tâm linh về đất Phật, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điểm đến này!

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian

Giới thiệu Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng có tên là Bảo Quang Tự, chiết tự, Bảo là vật quý, Quang là ánh sáng, Bảo Quang Tự nghĩa là chùa có ánh sáng quý. Chùa nằm ở lưng chừng ngọn núi Thành Đằng, dân gian thường gọi là núi Ba Vàng trên độ cao khoảng 340m so với mặt nước biển, có lên đến chùa phóng tầm mắt ra xa mới thấy hết được cái tài, cái thâm thúy của người xưa khi chọn nơi đây để làm nơi dựng chùa.

Núi Thành Đằng bắt nguồn từ dãy núi Yên Tử, Đại Hùng Bảo Điện được ví như một cái ngai khổng lồ, lưng tọa hướng Bắc nơi có ngọn núi vững chãi nhất, trước mặt là hướng Nam nơi có dòng sông Bạch Đằng uốn khúc như một dải lụa mềm.

TVC giới thiệu Chùa Ba Vàng

Hai bên sườn núi Thành Đằng là những ngọn núi nhấp nhô thấy núi trải dài thấp dần về phía Nam, nơi đang ngày đêm diễn ra cuộc sống náo nhiệt chốn thị thành. Bảo Quang Tự tọa lạc ở thế Tọa Sơn Quang Thủy nơi hội tụ của linh căn trời đất, bởi địa thế cân bằng âm dương có Rồng chầu, Hổ phục.

Chùa được tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, phúc địa này có tọa sơn đạt thủy lưng tựa vào núi. Trông ra phía trước xa xa là sông Đá Bạc hai bên phải trái là các dãy núi nhỏ xanh mướt rừng thông chạy lúp xúp ra biển theo thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ. Địa thế ấy tạo cho Ba Vàng khung cảnh hữu tình nên thơ mà vẫn toát lên sự linh thiêng tụ khí của chốn thiền nhà Phật.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Chùa Ba Vàng, Uông Bí, Quảng Ninh

Vào những ngày trời có nắng đứng tại đây ta có thể nhìn bao quát toàn cảnh thành phố Uông Bí, xa xa là dòng Bạch Đằng Giang lịch sử nơi diễn ra trận thủy chiến của Vua tôi nhà Trần chống giặc Nguyên Mông xâm lược.

Tương truyền tại vị trí này cách đây hơn 700 năm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã chọn là nơi tập trận của quân dân nhà Trần chuẩn bị cho các cuộc chiến đấu trên sông Bạch Đằng. Như một sự tình cờ mà hữu duyên Chùa Ba Vàng được phát hiện năm 1987 nhờ một lão nông sinh sống tại phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí. Chuyện kể rằng nhiều ngày đi tìm đàn bò bị thất lạc một đêm người nông dân này được báo mộng lên núi Ba Vàng sẽ tìm thấy.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Chùa Ba Vàng lung linh huyền ảo

Hôm sau ông băng rừng vạch lá cây để tìm đàn bò chẳng may bị vấp ngã, chợt ông nhìn thấy những viên gạch ngói và tấm bia đá có khắc chữ nho nghĩ đây có thể là nơi của đền chùa xưa ông bèn hái mấy quả sim rừng đặt lên phiến đá mà khấn, khấn xong đi vài bước chân thật ngạc nhiên cả đàn bò hiện ra trước mắt không thiếu một con.

Thấy có sự linh thiên ông về báo cho gia đình làm lễ tạ ơn thần núi và cùng với nhiều người dân khác họ đã phát hiện ra nhiều dấu tích của một ngôi chùa cổ, tuy không rõ lịch sử của chùa cũng như vị sư tổ đầu tiên song có thể khẳng định vào thời Trần khoảng thế kỷ thứ 13 ngôi chùa này đã được tồn tại nhờ những họa tiết hoa văn trên những viên gạch ngói được tìm thấy.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Bảo Tháp dự kiến thi công trên đỉnh núi Ba Vàng

Chính tại nơi đây không chỉ chứng kiến sự phát triển rực rỡ của văn hóa Đại Việt thế kỷ 17 mà đây còn là một trong những nơi tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử lan tỏa, nơi mà những thế hệ kế tục đã truyền dạy để thế hệ hậu sinh muôn đời sau vẫn được đón nhận. Trong những gì còn lại của phế tích này ta thấy âm hưởng của những lời thuyết pháp của các bậc tu hành.

Lời nói không chỉ in dấu trong một đời mà dường như nó mang sức mạnh để vượt qua sự hà khắc của không gian và thời gian đưa đến cho con cháu đời sau: “Phật hiệu trời Nam muôn thửa, ân quang phổ chiếu, pháp truyền đông thổ ngàn năm, đạo đức sáng ngời”.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Chùa Ba Vàng rộn ràng ngày khai hội

Đây là khu di tích có mối liên hệ với khu di tích Yên Tử, Bạch Đằng, Vân Đồn không gian di sản lớn của thời nhà Trần với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là kinh đô Phật giáo, là trung tâm văn hóa rất tiêu biểu của nước Đại Việt thời Trần.

Dấu tích thời điểm phát triển rực rỡ ấy chỉ còn lại đây theo hướng chỉ dẫn tìm về nguồn cội, nơi đó gọi là Chùa Cũ, những dấu tích kiến trúc gạch ngói vùi lấp bên dưới nền Chùa Cũ lộ ra cho thấy Chùa đã được xây dựng ít nhất vào thế kỷ 17, 18, quy mô khá rộng.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Chính điện lớn nhất Việt Nam của chùa Ba Vàng

Hiện vật đáng chú ý nhất của Chùa Ba Vàng còn sót lại cho đến ngày hôm nay là một số di vật bằng đá bao gồm một bia đá cao 0,52m, rộng 0,38m, dày 0,12m; Hai con Rùa đá và một cây hương bằng đá cao 1,2m, bốn mặt mỗi mặt rộng 0,22m do thời gian các chữ Hán trên bia đá và cây hương đá đã mòn, tuy nhiên qua cách trình bày có thể thấy đây là bia ghi tên tuổi của nhà sư Trúc Lâm Mahasa, Môn Tuệ Bích Phổ Giác Thiền Sư từng chủ trì nơi đây.

Cách đây khoảng 300 năm và xá lị của ông được đặt trong một tháp mộ nào đó của chùa, riêng cây hương bằng đá, phần lớn chữ ở mặt bia đã bị phai mờ, chỉ còn lại một số chữ lớn giáp đầu bia ghi các chữ Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang Tự, Thiên Đài Trụ nghĩa là trụ đài đá Cùa Bảo Quang, núi Thành Đẳng Sơn.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Đá, suối và cây cỏ ở chùa Ba Vàng 

Theo các nhà khoa học cây hương đá này là vật chứng ghi lại sự công đức của một cá nhân hay một tập thể làng xã nào đó trước đây. Ngoài ra trong số các di vật còn sót lại có thể kể thêm 32 tảng kê trên cột bằng đá xanh hình vuông, tuy nhiên nếu có cuộc khai quật khảo cổ biết đâu dưới chân chùa Thành Đẳng có thêm những hiện vật có giá trị nữa đang bị vùi lấp.

Chùa Ba Vàng và Chùa Yên Tử là một hệ thống trong một tông môn Trúc Lâm Yên Tử, có lẽ do thời gian biến động của lịch sử mà chùa dần dần đã bị đổ nát và dẫn tới hoang phế. Cảm hoài về ngôi chùa một số Phật tử trong vùng và khách thập phương đã cùng nhau công đức dựng nên ngôi chùa và trùng tu năm 1988. Năm 1993, ngay trước gọi là Chùa Cũ, có ba gian Bái Đường, 1 gian Hậu Cung gồm có các ban thờ mẫu, thờ Phật và Đức Ông mang đặc trưng cơ bản của các ngôi chùa của Bắc Bộ.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Tượng Quan Âm uy nghi giữa khuôn viên chùa

Tượng Phật mới tô nhà sư tìm lại trong thời gian những gì còn lại chi chút cho mỗi ngày trong lời tụng niệm. Gió ngàn lại vang lên tiếng chuông, tiếng mõ, linh âm này cho núi rừng bừng tỉnh, quá vãng xa xôi như được tìm thấy, như được nối lại trong làn âm thanh mỏng manh ấy.

Còn lại với thời gian giếng nước cổ trên núi quanh năm đầy nước mát lành, nhân dân quanh vùng lên núi lấy nước mong những điều bình an mát mẻ như nguồn nước ngọt lành đầy mãi không vơi.

Với mênh mang đất nước muôn đời soi cùng những trang lịch sử tiếp nối hàng nghìn năm ta thấy người xưa đã đặt nhiều công và trí tuệ khi chọn điểm xây chùa. Và chính những bậc tu hành chính đạo đã cho Phật tử tìm lại chốn này, tìm về với đạo pháp của tổ thiền Trúc Lâm.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Chùa Ba Vàng nhìn từ trên cao

Chùa Ba Vàng chốn này thiên định để người có đạo tìm về, vậy nên đến ngày nay từ những dấu tích tìm lại, Đại Đức Thích Trúc Thái Minh chủ trì chùa bằng đức độ và tấm lòng hết mình vì Phật pháp, Đại Đức đã bền bỉ gần 10 năm xây dựng đề xuất với các cấp chính quyền quy hoạch chùa thiết kế trùng tu tôn tạo, vận động xã hội hóa vật chất, kinh phí tôn tạo lại chùa.

Để giờ đây vẫn con đường ấy trở lại Chùa Ba Vàng nhưng thay vì con đường đất đỏ con đường bê tông uốn lượn từ khu đô thị phường Thanh Sơn, Uông Bí luôn dập dìu lữ khách hành sơn. Ba Vàng đã và đang xây dựng bề thế khang trang với hàng chục hạng mục công trình lớn nhỏ, quy mô nhất lớn nhất là tòa Đại Hùng Bảo Điện hay còn gọi là chùa chính có kiến trúc hai tầng quy mô hơn 4000m2. Nét nổi bật là toàn bộ kiến trúc cột kèo, vì mái, xà đều bằng bê tông cốt thép nhưng được sơn giả gỗ nên chùa vẫn mang dáng dấp thuần Việt. Trên các bức tường giáp mái là các bức tranh tường khổ lớn từ khoảng 6-30m2 diễn tả cuộc đời Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni từ khi sinh ra đến khi đi tu đắc đạo và truyền giáo.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Cổng tam quan nội – Nơi du khách chính thức bước vào không gian chùa

Tác giả của các bức tranh này là các họa sĩ đến từ 3 miền Bắc – Trung – Nam, chùa to nên hệ thống tượng pháp trong chùa đều được làm bằng gỗ có kích thước to lớn, các tượng Tam Thế, Quan Âm, Ông Thiện, Ông Ác đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà sẽ là một trong những pho tượng lớn nhât miền Bắc.

Nằm kế bên khu Đại Hùng Bảo Điện các công trình như khu giảng đạo, chai phòng, thư viện, lầu Chuông được thiết kế hài hòa, liên hoàn mang dáng dấp truyền thống của các ngôi chùa miền Bắc tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo, cũng như Phật tử lễ Phật. Đáng chú ý tất cả các viên ngói lợp chùa đều có chữ nổi Chùa Ba Vàng do được đặt hàng sản xuất từ Bát Tràng cho thấy khi xây dựng chùa từng chi tiết đã được quan tâm.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Khuôn viên trong chùa

Chùa Ba Vàng ở đâu?

Chùa Ba Vàng tọa lạc ở núi Ba Vàng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Nằm ở độ cao 340m, với địa thế đẹp hai bên là Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, phía trước là sông, phía sau là núi hai bên là rừng thông, chùa Ba Vàng đã trở thành một mỹ cảnh làm say lòng biết bao du khách.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Bản đồ đến Chùa Ba Vàng

Giá vé thắng cảnh

Khi tới tham quan Chùa Ba Vàng du khách không phải mua vé vào mà được vào cửa tự do, nhưng nếu bạn đi du lịch kết hợp Chùa Ba Vàng và Yên Tử thì khi lên Yên Tử bạn sẽ phải đi cáp treo:

  • Giá vé người lớn khứ hồi 2 tuyến là 280.000 đồng, khứ hồi 180.000 đồng và một chiều là 100.000 đồng.
  • Đối với trẻ em, giá vé khứ hồi hai tuyến là 200.000 đồng, khứ hồi 120.000 đồng và một chiều là 80.000 đồng.
  • Đối tượng được miễn vé bao gồm: Tăng ni, Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND/thẻ người cao tuổi), Thương binh (có thẻ thương binh) và Trẻ em cao dưới 1,2 m.
Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Mùa lễ hội hoa cúc ở chùa Ba Vàng

Phương tiện di chuyển 

Để du lịch chùa Ba Vàng bạn có 2 cách để di chuyển là đi bằng xe máy hoặc ô tô riêng và cách thứ hai là đi bằng ô tô khách:

  • Đi chùa Ba Vàng bằng xe máy hoặc ô tô riêng: Cung đường di chuyển đến Uông Bí Quảng Ninh cũng khá đơn giản và dễ đi. Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội, bạn đi theo hướng cầu Chương Dương  để đi tới Bắc Ninh sau đó đi đường Quốc Lộ 18 là đến nơi.
  • Đi chùa Ba Vàng bằng xe khách: Bạn có thể đến bất kỳ bến xe nào ở Hà Nội có tuyến Hà Nội đi thành phố Uông Bí. Một số bến xe bạn có thể lựa chọn như Mỹ Đình, Giáp Bát, Lương Yên, Gia Lâm… Sau khi đến thành phố bạn đi taxi hoặc xe ôm thẳng đến khu du lịch chùa Ba Vàng. Giá vé sẽ dao động khoảng 90.000đ đến 100.000đ/vé/chiều.
Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Phương tiện đến Quảng Ninh

Thời điểm lý tưởng để đi chùa Ba Vàng

Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch chùa Ba Vàng là vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là ngày diễn ra khai hội vô cùng đông vui và nhiều hoạt động hấp dẫn. Thời điểm lý tưởng khác để bạn khám phá chùa Ba Vàng Quảng Ninh là vào ngày 9 tháng 9 âm lịch. Đây là thời điểm diễn ra Lễ hội hoa cúc hay còn được gọi là tết Trùng Dương của người Việt xưa kia.

Ngoài ra nếu bạn muốn vãn cảnh và thích không gian yên bình thì bạn có thể ghé chùa Ba Vàng vào những ngày thường trong năm. Không quá xô bồ tấp nập, bạn có thể tự do khám phá quang cảnh quanh chùa mà không phải chen lấn xô đẩy như những ngày lễ Tết. Đi vào lúc khai hội chùa Ba Vàng diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch là thời điểm thích hợp nhất. Tuy nhiên, dù là mùa nào thì chùa Ba Vàng cũng là điểm đến tâm linh phù hợp cho du khách.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Chùa Yên Tử cách Chùa Ba Vàng 10km

Ở đâu khi tới lễ chùa Ba Vàng?

Nếu như bạn chỉ đi chùa Ba Vàng một ngày thì không cần quan tâm đến nghỉ lại ở đâu. Còn nếu bạn ở xa cần ở qua đêm hoặc có kế hoạch kết hợp với du lịch chùa Yên Tử và chùa Ba Vàng 2 ngày 1 đêm thì bạn cần sắp xếp trước cho mình một chỗ ở.

Nếu bạn chỉ chọn đi chùa Ba Vàng thì có thể lựa chọn một số khách sạn ở phường Quang Trung. Chùa Yên Tử chỉ cách chùa Ba Vàng 10km, với những ai muốn kết hợp du lịch cả hai nơi thì nên đi chùa Ba Vàng trước rồi đi chùa Yên Tử sau, khi đó bạn nên chọn khách sạn nào thuận tiện di chuyển cả hai chùa.

Bạn có thể đặt ở khách sạn Sentosa nằm ngay ở phường Quang Trung thành phố Uông Bí với mức giá chỉ khoảng từ 300.000đ/phòng/đêm tùy thuộc vời thời điểm cũng như hạng phòng bạn chọn.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Khung cảnh ngôi Đại Hùng Bảo Điện

Những điểm tham quan ở chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng được xây dựng cách đây hơn 300 năm, từ triều vua Lê Dụ Tông 1706. Trải qua hàng trăm năm ngôi chùa đã được tu sửa tôn tạo lại nhiều lần. Ngày nay, ngôi chùa đã được khoác lên mình một vẻ đẹp tráng lệ nguy nga, ẩn chứa nhiều điều chờ con người khám phá.

Mang vẻ đẹp đặc trưng của những ngôi chùa Bắc Bộ, chùa Ba Vàng được chia thành 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung với các ban thờ Phật, thờ Mẫu và thờ Đức Ông. Không những thế chùa Ba Vàng nổi tiếng với chính điện lớn nhất Việt Nam.

Trước khi bước chân vào trong chùa bạn sẽ bị bất ngờ với hệ thống tượng pháp được thiết kế vô cùng độc đáo và lạ mắt với chiều cao đều trên 2m. Trong số những bức tượng đó bạn sẽ bị ấn tượng nhất với Phật A Di Đà được làm bằng gỗ lớn nhất miền Bắc.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Toàn cảnh chùa Ba Vàng từ trên cao

Một điểm tham quan nữa mà bạn không thể bỏ qua đó là giếng nước khổng lồ không bao giờ cạn, giếng nước gắn với một câu chuyện mà người xưa kể lại rằng, nếu ai uống được nước ở giếng này thì mọi bệnh tật sẽ tiêu tan con người sẽ luôn khỏe mạnh. Vì thế rất nhiều du khách đến đây chỉ mong có cơ hội được uống một ngụm nước thiêng.

Khu du lịch chùa Ba Vàng còn nổi tiếng với hòn non bộ nhân tạo được xây dựng một cách rất tự nhiên, tới đây bạn sẽ được hưởng không khí bình yên thanh tịnh, nơi làm cho tâm hồn bạn được rũ sạch bụi trần. Ngoài những địa điểm trên, một vài điểm đến khác của quần thể di tích chùa Ba Vàng bạn không thể bỏ qua là: Đại Hùng Bảo Điện, lầu Chuông, lầu Trống, hành lang La Hán…

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Vẻ đẹp lộng lẫy của chùa vào ban đêm

Những đặc sản Quảng Ninh bạn nên thử khi du lịch chùa Ba Vàng

Đến với chùa Ba Vàng bạn không thể bỏ qua những đặc sản của vùng đất Quảng Ninh như:

Chả mực: Đến Quảng Ninh mà không được ăn chả mực thì sẽ rất tiếc nuối đó, chả mực ở đây vô cùng tươi ngon, miếng chả được làm từ những con mực tươi nguyên rán vàng lên sẽ khiến bạn khó kiềm lòng.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Chả mực Quảng Ninh

Rượu mơ Yên Tử: Rượu mơ ở đây hấp dẫn du khách từ mùi thơm cho đến hương vị được nhâm nhi một chén rượu mơ với vài miếng chả mực thì đúng là ngon hết xảy. Ngoài ra rượu mơ ở đây còn có tác dụng tốt cho sức khỏe như: Điều trị bệnh đường ruột, mất ngủ…

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Rượu mơ Yên Tử

Con ngán: Nghe tên có vẻ rất lạ đúng không? Đây là một loài hải sản phổ biến ở vùng biển Quảng Ninh, Ngán có thể chế biến được thành nhiều món khác nhau mang đến hương vị rất mới lạ.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Con Ngán Biển

Sá sùng: Là một đặc sản đắt đỏ dùng để chế biến thành thức ăn hoặc làm thành một vị thuốc, Sá sùng khô rất được du khách ưu chuộng mang về làm quà biếu.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Sá sùng

Bánh gật gù: Là đặc sản vùng đất Tiên Yên, được tráng trên nồi hấp và cuộn lại như bánh cuốn. Bánh có hương vị giống bánh phở nhưng lại mềm, dai hơn là do người ta thêm cơm nguội vào trong khi xay bột. Ngon nhất là khi được ăn nóng.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Bánh gật gù

Gà đồi Tiên Yên: Món nổi tiếng từ lâu nhờ phương pháp nuôi tự nhiên, gà được thả trong vườn, tự chạy đi kiếm ăn, do vận động nhiều nên thịt rất săn chắc, thớ thịt ngọt.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Gà đồi Tiên Yên

Nem chua, nem chạo: Nem ở đây được làm từ bì lợn thái nhỏ, thính làm bằng giá đỗ hay gạo rang, thêm chút đậu phộng rang giã nhỏ trộn nhuyễn rồi gói lại.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Nem chua, nem chạo

Bên sau cổng tam quan của khu du lịch chùa Ba Vàng là hòn non bộ nhân tạo được kỳ công xây dựng nên nhìn có vẻ rất tự nhiên. Nơi đây cũng là địa điểm tham quan đẹp, thú vị ở chùa Ba Vàng được rất nhiều du khách yêu thích. Bởi tại đây bạn sẽ được tận hưởng không gian trong lành, nghe tiếng nước chảy róc rác, có cảm giác rất bình yên, mang lại cảm giác thư giãn tuyệt đối.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Toàn cảnh chùa về đêm nhìn từ trên cao

Mọi người trở về đây hòa nhịp cùng thiên nhiên, cây cỏ, lắng nghe tâm mình thanh tịnh như xơ như thể sớm mai. Bước đường gian khó ấy có thấm gì so với sự thanh lọc tâm hồn của chính mình và cũng bởi lẽ đây là vùng đất thiêng nên cảm nhận được sự đẹp đẽ an hòa và thấy một cái gì đó sâu lắng trong tâm hồn sự thanh thản tinh khôi.

Lời Đức Phật từ bi vang vọng trong từng cuốn sách kinh, từng bài kể và dòng nước mát trên núi không chỉ làm đầy giếng nước thiên và còn là nguồn nước mát cho cả vùng trên núi dưới nguồn. Bảo Quang Tự vầng ánh sáng của chùa từ trên núi tỏa ra bốn phương, đây là chốn trần gian hay là cõi non bồng, đất trời thanh khiết quá cho mùi hoa lan tỏa trong sự thanh lọc của lá cây ngọn cỏ, cuộc sống phàm trần xa mãi dưới kia để rồi người ta cảm thấy tâm hồn thanh thoát.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian
Toàn cảnh chùa tráng lệ vào ban đêm

Lên chùa không chỉ để thắp hương khấn ván mà hơn thế nữa còn là tìm hiểu giáo lý của Phật, mỗi mùa mỗi tuần tiết nhân dân lại hội tụ về đây thực hiện những nghi lễ cúng tế trang trọng cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, người đời sau trùng tu tôn tạo di tích cũ thắp nén hương thơm tri ân Đức Phật cũng là thuận lẽ đất trời. Trên núi vang tiếng chuông linh khánh vọng, dẫu thời gian không hề phai nhạt mà bừng sáng những giá trị nhân văn “Núi sông không giới hạn, thân đến chốn bồng lai, thần linh đến nơi an lạc, tiêu giao lên đến tiên thoái bỏ xái bạ thành chân như”.

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng, hi vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn có chuyến đi đến chùa trọn vẹn nhất. Vì vậy, chùa Ba Vàng không những có ý nghĩa về tâm linh mà còn là điểm tham quan, vãn cảnh rất đẹp của tỉnh Quảng Ninh bạn không nên bỏ lỡ nhé!

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh cõi Phật nơi trần gian

Anh/Chị muốn làm đại lý online, cộng tác viên online (Kinh doanh online không cần vốn)

Đăng ký qua link: https://aff.thuonghieuvietnoitieng.com/admin/register

Hoặc liên hệ hotline : 0983837488,0912888586 để được hỗ trợ trực tiếp !