Có nhiều loại trà để bạn lựa chọn, một số trong đó mang lại lợi ích sức khỏe tốt. Một số loại trà đặc biệt có lợi dành cho những người tiểu đường và giúp thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm và tăng cường độ nhạy của insulin, tất cả đều cần thiết cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường thường phải kiêng rất nhiều thứ trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên, có những loại trà chuyên dành cho người mắc bệnh tiểu đường sẽ làm giảm lượng đường trong máu, ngừa biến chứng của bệnh hiệu quả.
Trong nhiều năm trở lại đây sức khỏe của cộng đồng ngày càng được quan tâm. Dây thìa canh đã được ghi nhận là có những cơ chế đẩy lùi các căn bệnh nguy hiểm… Trong nhiều năm trở lại đây sức khỏe của cộng đồng ngày càng được quan tâm. Nhất là sức khỏe bệnh tiểu đường. Dây thìa canh đã được ghi nhận là có những cơ chế đẩy lùi các căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đái đường.
Thông tin chi tiết
- Thành phần: Lá đắng (mật gấu), Dây thìa canh, cà gai leo, Cỏ ngọt
- Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất
- Đối tượng sử dụng: Dùng cho người bệnh tiểu đường.
Lá đắng (mật gấu):
- Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
- Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.
- Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.
- Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.
- Dây thìa canh: Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, đây là một hoạt chất có tác dụng làm tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột. Chính nhờ hoạt chất này mà Dây thìa canh được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, dùng làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường
- Hỗ trợ hạ đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
Cách dùng:
- Cho 1 gói trà tiểu đương sadu vào cốc.
- Rút 200ml nước nóng (80-100oC), ngâm từ 3-5 phút rồi nhấc dây túi lọc 1-2 lần là uống được.
- Ngày dùng từ 4-6 túi trà.
Công dụng của dây thìa canh với sức khỏe
- Cây có tác dụng tính kích thích dạ dày, đồng thời làm se da, lợi tiểu, lại rất bổ dưỡng và nhất là làm giảm thiều được lượng đường trong máu, vậy nên nó làm mất đi vị giác là đắng và ngọt nhưng lại không hề ảnh hưởng đến vị giác chua, chát hoặc cay khác.
- Công dụng này của cây có lẽ là do những ức chế thần kinh gây ra.
- Tác dụng này khiến cho các vị ngọt khác nhau của đường, các acid amin và các chất ngọt từ hoá học đều biến mất.
Tác dụng chống béo phì
Theo một nghiên cứu từ Ấn Độ về kết quả thử nghiệm tác dụng của thìa canh kết hợp cùng các loại thuốc khác của ĐH Panjab trên những con chuột thí nghiệm đã cho thấy kết quả bất ngờ, nó loại bỏ được cảm giác thèm ăn ở chuột và đưa cân nặng về mức chuẩn.
Tác dụng giảm mỡ máu
- Từ những thí nghiệm ở những con chuột đã được uống dịch chiết cao từ lá thìa canh, chất kết tủa của dịch chiết ở môi trường acide và đồng thời phân tách cột của Gymnemagenin, nhưng họ không cho chuột uống thuốc tự do rồi lấy nó phân tích mà họ phân tích lượng steroide tiết ra theo phân.
- Mặc dù thể trọng và số lượng thức ăn nạp vào không thay đổi đáng kể, nhưng lượng GSF tách rời theo cột làm cho tăng lượng steroide tiết ra theo phân, nhất là những acide mật phụ thuộc vào steroide trung tính hay acide cholic.
- Kết quả trên cho thấy lá thìa canh làm tăng sự bài tiết các cholesterol xấu và acide cholic theo phân.
Cây cỏ ngọt và tác dụng với sức khỏe người dùng?
Cây cỏ ngọt có tác dụng gì và cỏ ngọt trị bệnh gì? Không hề ngẫu nhiên khi cỏ ngọt trở thành dược liệu quen thuộc trong những bài thuốc y học cổ truyền. Công dụng của cây cỏ ngọt đã được ghi chép trong nhiều tài liệu Đông y cũng như được nghiên cứu, chứng minh trong y học hiện đại.
Theo Đông y, dược liệu có vị ngọt và có công dụng chính như hạ huyết áp, tiêu khát, lợi tiểu, điều trị chứng chảy máu chân răng, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường và có hiệu quả thông tiểu.
Theo y học hiện đại, cỏ ngọt có chứa những thành phần rất tốt cho người dùng: Protein, Steviol, Glycoside, chất béo, Rebauside, Carbohydrate, Stevioside. Đây là những thành phần tự nhiên, lành tính và ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
Các thành phần trong cỏ ngọt hoàn toàn lành tính và ít gây tác dụng phụ
Trong đó, stevioside và rebauside có thành phần chính, có độ ngọt gấp 250 đến 300 lần so với mía đường. Tuy nhiên, điều đặc biệt của chất ngọt này là không bị nhiệt phân, không lên men và không bị vi khuẩn, nấm men tấn công. Ngoài ra, độ pH ổn định khiến người dùng khi sử dụng sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Với những thành phần đó, cây cỏ ngọt có tác dụng:
- Được sử dụng làm phụ gia thực phẩm, xuất hiện trong thực đơn của những người ăn kiêng, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Tham gia vào quá trình điều trị bệnh lý đái tháo đường.
- Có hiệu quả cải thiện hệ tiêu hóa và giúp ăn ngon miệng hơn.
- Được sử dụng như một chất tạo ngọt cho các loại nước ngọt và bánh kẹo.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu và giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan tới tim mạch.
Cách sử dụng cây cỏ ngọt và những bài thuốc chữa bệnh
Với những công dụng cây cỏ ngọt như trên, người bệnh thường sử dụng chúng trong những bài thuốc Đông y như sau:
Bài thuốc cây cỏ ngọt chữa tiểu đường
Chất ngọt có trong dược liệu này không ảnh hưởng và tác động lên nồng độ Glucose có trong máu. Bởi vậy, tác dụng chữa bệnh của cây cỏ ngọt với bệnh nhân mắc tiểu đường là rất tốt. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc đông y từ dược liệu này như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 2.5gr lá dược liệu đã phơi hoặc sấy khô.
Các bước thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ cây thuốc và đem sắc cùng khoảng 200ml nước.
- Đun sôi thuốc rồi cho nhỏ lửa, tiếp tục đun cho tới khi chỉ còn 50ml nước, các dưỡng chất từ dược liệu cũng đã ngấm ra thuốc thì tắt bếp và sử dụng.
- Thuốc khá dễ uống nên người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc khi còn nóng hoặc đã nguội.
- Mỗi ngày dùng 2 lần và kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài để thấy được hiệu quả mà dược liệu mang lại. Dược liệu giúp ngăn chặn tình trạng gia tăng lượng đường trong máu và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Cây cỏ ngọt trị bệnh gì – Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Các hoạt chất có trong dược liệu hỗ trợ tích cực điều trị bệnh lý tăng huyết áp. Có thể kết hợp cỏ ngọt với các loại thảo dược khác để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh hơn.
- Nguyên liệu chuẩn bị: 6gr cỏ ngọt, 10gr hoa hòe, 4gr hoa cúc, 12gr quyết minh tử.
Các bước thực hiện:
- Sao vàng hoặc phơi khô dược liệu hoa hòe, cỏ ngọt và quyết minh tử.
- Sơ chế sạch sẽ tất cả các dược liệu trước khi sắc thuốc.
- Đun các dược liệu với khoảng 600ml nước, đun sôi và để lửa nhỏ, cho tới khi chỉ còn 200ml nước, các dưỡng chất cũng đã ngấm ra thuốc thì tắt bếp.
- Sử dụng thuốc hàng ngày và kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy được tác dụng của thuốc với sức khỏe.
Hỗ trợ giảm béo và kiểm soát cân nặng
- Sử dụng cây thuốc giúp giảm nhu cầu đường và tinh bột trong cơ thể, từ đó kiểm soát cân nặng rất tốt. Bởi vậy, đây là dược liệu được nhiều bạn sử dụng với mục đích giảm béo.
- Nguyên liệu chuẩn bị: 7.6gr lá cỏ ngọt đã phơi khô hoặc sao vàng.
- Cách thực hiện: Đem sắc với nước, đun sôi và để nhỏ lửa để các hoạt chất từ từ ngấm ra thuốc. Sau đó tắt bếp và sử dụng. Với cách kiểm soát cân nặng này, người dùng phải kiên trì áp dụng một thời gian dài mới có thể thấy được hiệu quả.
Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý liên quan tới tim mạch
- Độ ngọt cùng các hoạt chất có trong dược liệu có hiệu quả ổn định lượng Glucose trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh lý máu nhiễm mỡ và phòng tránh được nhiều triệu chứng khác liên quan tới tim mạch.
- Người bệnh có thể sử dụng lá dược liệu và hãm trà uống hàng ngày. Dùng một lượng lá vừa đủ, tráng qua một lượt nước nóng, bỏ phần nước đó rồi hãm bằng nước ấm khác. Hãm trong khoảng 5 tới 10 phút rồi sử dụng.
- Có thể dùng hàng ngày và không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
TVC giới thiệu Cà Gai Leo Sadu
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu cỏ ngọt
Dù là dược liệu rất tốt cho sức khỏe người bệnh, tuy nhiên, để gia tăng tính hiệu quả chữa bệnh cũng như đảm bảo được dược tính của cỏ ngọt. Dưới đây là những lưu ý mà trung tâm Vietfarm muốn gửi đến người dùng khi sử dụng dược liệu:
- Không được phép tự ý kết hợp cỏ ngọt với thuốc Tây hay các loại dược liệu khác khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia hoặc những người có chuyên môn. Nếu kết hợp không đúng đắn, có thể gây ngộ độc và nhiều tác dụng phụ khác, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
- Dù là dược liệu lành tính, tuy nhiên người bệnh không nên dùng quá nhiều hoặc dùng quá ít, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
- Với phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trẻ nhỏ, cần phải nghe theo lời khuyên của người có chuyên môn, không được tự ý sử dụng dược liệu.
- Không nên đun, sắc thuốc bằng những dụng cụ bằng kim loại. Để đảm bảo hiệu quả của cỏ ngọt, nên dùng đồ bằng sứ để đun thuốc.
- Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học để quá trình chữa bệnh có được kết quả tốt nhất.
Thêm đánh giá