Từ xưa cây thuốc tốt trong dân gian có rất nhiều lợi ích. Hà thủ ô được cho là một vị thuốc bổ của đông y với công dụng người già hóa người trẻ, làm tóc bạc hóa đen. Hiện nay Việt Nam có hai loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng.
Hà thủ ô đỏ còn gọi là cây địa tính, thủ ô, dạ hợp, mần năng ón (Thổ). Tên khoa học của cây Polygonum multiflorum Thunb Fallopia multiflora hoặc Pteuropterus cordatus Turcz). Thuộc giống họ rau răm Polygonaceae. Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) là rễ củ đã được phơi khô, mọc hoang ở rừng các tỉnh miền núi.
Sau này hà thủ ô được gọi là Giao đằng loại nhiều hoa, polygonum là loại có nhiều mắt, nhiều đốt vì thân dây leo quấn xoắn vào với nhau, hoặc được gọi là dạ hợp vì đến đêm chúng quấn vào với nhau.
Hà thủ ô trắng là cây dây leo còn gọi là dây mốc vì thân và cành màu nâu đỏ, hoa màu nâu nhạt hoặc vàng tía mọc thành xim, có nhiều lông, khi già thì nhẵn dần, lông dần biến mất. Toàn cây bấm thân, lá, quả non ra nhựa trắng như sữa non, nên cây còn có tên là sữa bò.
Thành phần
Cao đặc rễ Hà thủ ô đỏ: 0,6g (tương đương 3g rễ hà thủ ô đỏ)
Thành phần hóa học của hà thủ ô gồm có các chất:
Tinh bột 45.2%, chất đạm 1.1%, chất béo 3.1% và lexitin, chất vô cơ 4.5%, Anthraglucozit với tỉ lệ 1.7%, các chất tan trong nước 26.4%.
Tác dụng
Hỗ trợ điều trị bệnh xơ cứng thành mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới yếu tinh.
Hà thủ ô điều trị cholesterol trong máu cao, ho gà, sốt rét, bổ huyết, bổ can thận, làm đen râu tóc.
Lexitin là một photphatit được dùng chữa bệnh thiếu dinh dưỡng, thần kinh suy nhược giúp sinh huyết, bổ tim. Lexitin có chứa photpho hỗ trợ cải thiện sự chuyển hóa chung và dễ hấp thụ.
Các chất Anthragllucozit giúp tăng bài tiết của dịch tràng, xúc tiến tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng, co bóp của ruột.
Hà thủ ô là vị thuốc quý trong dân gian làm thuốc bổ chuyên trị các bệnh suy nhược cơ thể, bền tinh ký, ích huyết, thần kinh, khỏe gân cốt, làm đen râu tóc và sống thọ hơn.
Đối với phụ nữ hỗ trợ điều trị các bệnh sau khi sinh, các bệnh xích bạch đới.
Khi sử dụng trà hà thủ ô cần kiêng và tránh:
Theo Đông y cổ truyền, khi dùng hà thủ ô cần kiêng dùng 3 loại thực phẩm màu trắng là hành, tỏi và củ cải trắng, gừng, hành tây, ớt... để phòng ngừa tán khí huyết. Vì các gia vị này có chứa tinh dầu vị cay tính nóng ảnh hưởng đến chức năng bổ huyết của hà thủ ô.
Theo Y học cổ truyền hà thủ ô có vị (chát, đắng, ngọt), tính ấm bổ dưỡng hai tạng Can và Thận vị thuốc đi vào phần dinh huyết bồi bổ ngũ tạng có công dụng chữa đau lưng, nhức mỏi, cảm sốt, khí hư bạch đới... Hà thủ ô chữa trị tóc bạc sớm, giúp đen tóc, đen râu vì vậy khi ta ăn những thực phẩm cay nóng thì sẽ bị chuyển ngược lại công dụng của nó.
Nếu coi nhẹ việc kiêng kị, việc sử dụng hà thủ ô có thể giảm đi công dụng rất nhiều.
TVC giới thiệu hà thủ ô
Liều dùng
Hòa tan mỗi túi vào cốc nước nóng (40ml), nước đun sôi để nguội khoảng 80 độ C.
Mỗi lần 1 túi, ngày 2-3 túi.
Dùng trong các trường hợp: Thiếu máu, chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, râu tóc bạc sớm
Lưu ý
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho các trường hợp táo bón.
Thêm đánh giá