Hiện nay, việc nuôi chim cút được nhiều người nông dân quan tâm bởi chim cút đang được được người tiêu dùng ưa chuộng bởi sự thơm ngon còn rất bổ dưỡng giúp bồi bổ cơ thể không chỉ cho trẻ nhỏ mà cả gia đình, cho nên dần được người nông dân nuôi khá phổ biến. Để đạt năng suất cao, trong giai đoạn chim cút đẻ trứng, cần cung cấp cho chim đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ngoài protein, năng lượng trao đổi, lisine, methionin… còn cần chú ý đến canxi, phospho, vì 2 nguyên tố này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vỏ trứng và bộ xương của cơ thể. Nồng độ canxi cho chim đẻ trứng phải đạt 2,5 - 3,5%, phospho dễ tiêu là 0,5 - 0,6%.
Thức ăn chăn nuôi Vina mang đến nguồn dinh dưỡng cho chim cút tăng năng suất đạt hiệu quả kinh tế cao, có 2 loại thức ăn giúp bà con nuôi chim cút lựa cho phù hợp:
- VINA 440: Dùng cho cút hậu bị từ 01 đến 35 ngày tuổi
- VINA 450: Dùng cho cút đẻ
- Nguyên liệu: Bắp, tấm, cám gạo, cám mì, bột cá, khô dầu đậu nành, DCP, các acid amin, men tiêu hóa, các chất bổ sung khoáng, vitamin...
- Thức ăn trộn rồi chỉ nên sử dụng trong vòng 3-5 ngày. Không nên dùng thức ăn ẩm mốc.
Số lượng thức ăn cung cấp cho chim mái đẻ hằng ngày phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ. Nếu tỷ lệ đẻ hằng ngày tăng trên 3%, nên cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35%. Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 2 - 3%, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất vào lúc tỷ lệ đẻ đạt 45%. Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 1 - 2%, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 55%. Nếu tỷ lệ đẻ tăng dưới 1%, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65 - 75%. Cần hạn chế bắt chim cút, vì chúng rất nhút nhát và hoảng loạn, stress nặng khi bị bắt.
Khi tỷ lệ đẻ của đàn chim tăng đến một độ cao nhất định, dừng ở đó một số ngày (khoảng 7 – 10 ngày) mà không tăng thêm hoặc giảm đi nữa, như vậy tỷ lệ đẻ của đàn chim đã đạt đỉnh cao. Lúc này nếu không giảm lượng thức ăn hằng ngày thì đàn chim sẽ thừa năng lượng, tích lũy mỡ và quá béo, tỷ lệ đẻ sẽ giảm nhanh, trứng bé.
Tuỳ điều kiện thực tế như thời tiết, khí hậu, khối lượng trứng, mức giảm tỷ lệ đẻ, sức khoẻ của đàn chim và những yếu tố stress… mà giảm lượng thức ăn hàng ngày của mỗi chim mái đẻ từ 0,5 - 1g, nhưng chỉ được giảm 10% mà thôi và phải giảm từ từ. Ví dụ, khi chim ăn nhiều nhất (lúc đẻ 98 - 99%) là 28g/con/ngày, thì chỉ được giảm nhiều nhất là 10% x 28g = 2,8g, tức là sẽ cho ăn tối thiểu là 28 - 2,8 = 25,2g/con/ngày.
Cần bổ sung thêm sỏi cho chim đẻ, đường kính sỏi 1 - 2mm. Mỗi lồng chim nên đặt 1 máng sỏi ở phía ngoài cho chim ăn tự do. Trong quá trình cho ăn, cần lưu ý điều kiện khí hậu để điều chỉnh mức năng lượng của khẩu phần cho thích hợp, quan trọng nhất là nhiệt độ chuồng nuôi. Khi nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn 200C, nếu tăng 10C thì giảm khoảng 0,4kcal năng lượng cho một chim, giảm 10C phải tăng thêm 0,6kcal. Dùng máng ăn dài gần bằng chiều ngang lồng chim, mỗi máng ăn dùng cho 25- 30 chim. Đối với chim mái đẻ, ngoài các yếu tố ảnh hưởng chung, nhu cầu về nước phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ trứng. Khi tỷ lệ đẻ càng cao thì lượng nước uống cũng càng cao, có thể đến 40 - 70g nước/con/ngày. Biết được nhu cầu này để cung cấp đủ nước sạch cho chim là một việc làm quan trọng.
Mỗi ngày một con cút mái ăn trên dưới 23g thức ăn hỗn hợp; uống từ 50ml đến 100ml nước tùy thành phần thức ăn và thời tiết. Như vậy cút ăn vào 23g và đẻ ra một trứng 10 – 11g, rõ ràng vận tốc biến dưỡng của cút là rất lớn. Nhiều người bảo rằng cút là cái “máy đẻ”.
Trong thành phần thức ăn của cút, nhu cầu đạm tổng số trên dưới 24%, năng lượng 2.800-3.000 Kcal/kg thức ăn, calcium 4%, các loại sinh tố gấp 4 lần của gà và các nguyên tố vi lượng khác.
Yêu cầu của thức ăn nuôi cút là các loại nguyên liệu để tổ hợp thành thức ăn phải tốt, chất lượng cao, không nhiễm bẩn, ẩm mốc. Độ mịn của các thành phần nguyên liệu phải đồng đều, kích thước trên dưới 1mm. Cút có đặc điểm là bươi lựa các hạt to để ăn, dễ làm vương vãi, do đó nên cho cút ăn 3-4 lần trong ngày, mỗi lần chỉ đổ khoảng 1/3 chiều cao máng ăn, đợi cho cút ăn gần hết mới đổ thêm. Nếu không, cút chỉ ăn phần hạt to (bắp) và ít ăn phần mịn (bột cá, sinh tố) thì sẽ không đủ nhu cầu dinh dưỡng, nhất là sinh tố.
Về nước uống, mỗi ngày nên thay nước cho cút 2 lần. Để cung cấp thêm sinh tố cho cút, đồng thời để phòng ngừa bệnh, nên pha vào nước uống Terramycine 100 – 200mg/1 lít nước và Polvvitamine (hiện nay nhiêu người thích dùng loại vitaperos của Pháp). Không nên tiếc tiền mua thuốc vì tiền bán trứng tăng do cút đẻ nhiều và ít dịch bệnh hiệu quá hơn nhiều su với tiền mua thuốc.
Phân tích công thức:
- Bắp vàng
Bắp cung cấp năng lượng, ngoài ra có một ít caroton để chuyển hóa vitamine A trong cơ thể cút. Tùy theo mùa vụ, bắp thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10 có độ ẩm hơi cao, nếu bảo quản không kỳ dễ bị mốc, bắp thu hoạch tháng 12 đến tháng giống nấm sau dễ phơi nên độ ẩm thấp hơn. Ngoài 2 vụ trên, thời gian còn lại trong năm sử dụng bắp để dành tồn kho, nhưng phải lưu ý có sâu, mọt trong bắp.
Nên lựa chọn hạt bắp khô, chắc, màu vàng tươi và phơi nắng lại cho khô trước khi xay nhỏ. Với tỷ lệ 28% bắp trong khẩu phần, về năng lượng có thấp chút ít so với nhu cầu, nhưng nếu tăng bắp lên thì hụt protein do bánh dầu, đậu nành và bột cá mang lại, vì chất lượng các loại này chỉ đạt được tỉ lệ protein khoảng từ 70-80% so với tiêu chuẩn quốc tế.
- Cám gạo mịn
Nên chọn cám nhuyễn do chà lúa, còn mới, cám thơm ngon. Dùng cám gạo để cho thức ăn hỗn hợp có một độ xốp tương đối, cung cấp một ít vitamine nhóm B và một ít năng lượng do cám nhuyễn có tỉ lệ béo cao. Không nên dùng cám cũ vì dễ bị oxid hóa có mùi hôi dầu và bị sâu mọt.
Thức ăn cho chim cút mới nở
Chim cút sau khi nở phải được kiểm tra để loại bỏ những cá thể bị dị tật sau đó chuyển vào lồng úm để sưởi trong khoảng thời gian từ 1 – 25 ngày tuổi. Trong thời gian này, máng thức ăn và máng nước được đặt trong lồng để chim con dễ ăn. Khối lượng thức ăn cho chim cút mới nở được tính như sau:
- Thức ăn hỗn hợp: 5-10g/ngày/con
- Nước: 30ml/ngày/con
Thức ăn chính cho chim cút mới nở được phối trộn với tỉ lệ đạm cao và cho ăn 5 lần/ngày. Mỗi lần chỉ đổ một ít thức ăn vào máng để tránh hao hụt và có thể phân bố đều lượng thức ăn cho đàn. Có rất nhiều cách phối trộn thức ăn cho chim cút mới nở, sau đây là một số công thức tham khảo:
- Ngô – tấm – cám – bột đậu các loại theo tỉ lệ 2 – 2 – 1 – 1
- Ngô – lúa – cám – bột cá – bột đậu xanh theo tỉ lệ 2 – 2 – 1 – 0.5 – 0.5
Bên cạnh đó cần bổ sung khoáng Premix và vitamin ADE bằng cách pha vào nước hoặc trộn với thức ăn chính hàng ngày.
Thức ăn cho chim cút đẻ trứng
Khi chim cút đạt đến 45 ngày tuổi sẽ bắt đầu đẻ trứng và nếu chăm sóc tốt thì sản lượng trứng có thể đạt 300 trứng/năm. Mỗi ngày cút mái sẽ đẻ một trứng. Trong giai đoạn sinh sản, hỗn hợp thức ăn cho chim cút có thể được phối trộn theo công thức sau:
- Ngô- tấm- cám- bột cá- bột đậu theo tỉ lệ 2.5 – 1 -1 – 1
- Ngô – lúa – cám – bột cá theo tỉ lệ 2 – 1 – 1 – 1
Khoáng Premix và vitamin ADE hoặc bột xương luôn phải bổ sung đều đặn để chim mái duy trì năng suất đẻ. Lượng thức ăn trung bình khoảng 20 – 25g/con/ngày và 50ml nước/ngày. Đến khoảng 3 tháng tuổi thì có thể chọn ra những cá thể ưu nhất để ghép cặp làm giống.
TVC giới thiệu thức ăn chăn nuôi Vina
Bà con có thể áp dụng cùng 1 công thức cho các đối tượng chim cút. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của chim cút được tốt nhất thì thức ăn và nước uống nên được chia làm nhiều công thức, áp dụng cho từng giai đoạn và từng mục đích nuôi khác nhau. Trên đây là một số công thức kết hợp thức ăn tham khảo để bà con có thể dễ dàng áp dụng và tăng năng suất cho đàn chim cút.
Thêm đánh giá